Trong vòng 5 năm trở lại đây tỉnh Hải Dương có hơn 10 ngàn người xuất khẩu lao động mỗi năm. Đây là con số nói lên tỉnh Hải Dương cùng Nghệ An và Hà Tĩnh là tỉnh có số lượng người xuất khẩu lao động nhiều nhất nước ta.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản,cái tên không còn xa lạ với người lao động Việt Nam. Đặc biệt, nó còn quen thuộc hơn với người lao động tỉnh Hải Dương. Nhật Bản và Đài Loan đã và đang trở thành một trong những vùng có số lượng người xuất khẩu lao động nhiều nhất cả nước.
Hải Dương thay da đổi thịt nhờ đi xuất khẩu lao động
Những huyện đi nhiều tại Hải Dương phải kể đến là : Thanh Miện, Thanh Hà, Kim Thành, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Nam Sách, Gia Lộc … Do lượng lao động đi làm việc tại nước ngoài rất nhiều nên tình trạng thoát nghèo đang dần được đẩy lùi tai tỉnh Hải Dương. Mỗi năm người lao động đi xuất khẩu lao động gửi về một khoản tiền không nhỏ giúp cho việc phát triển kinh tế tại địa phương.
Những năm gần đây tỉnh Hải Dương đã chuyển mình khoác lên mình tấm áo hoàn toàn mới so với trước kia, những gia đình có con em đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ở Hải Dương gửi tiền về giúp đời sống tinh thần và vật chất được cải thiện rõ rệt. Xuất khẩu lao động Nhật Bản như một luồng gió mang lại diện mạo mới cho nơi đây.
Với 222 hộ tại thôn Kim Đôi, 800 nhân khẩu. Nghề chủ yếu của người dân là làm nông nghiệp. Thôn với hơn 44 đất làm nông nghiệ, sản xuát 2 vụ lúa trong năm. Do không có việc làm nên người lao động thôn Kim Đôi có nguồn thu nhập rất thấp, cuộc sống khổ cực, khó khăn. Sau đó, trong thôn có những người đi xuất khẩu lao động vào năm 1980. Cuộc sống của họ được âm no hơn. Do đó, nhiều gia đình cũng cho người thân đi xuất khẩu lao động với mong muốn được đổi đời. Từ năm 2000 tới nay, xuất khẩu lao động đã giúp họ thay đổi cuộc sống của họ một cách tích cực.
Đến với xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ hôm nay, điều ta thấy được đó là khang trang, trù phú. Đường xá bê tông đã được thay thế cho con đường đất lầy lội ngày nào. Dọc 2 bên đường làng, hàng chục ngôi biệt thự mọc lên san sát, với nhiều kiểu dáng kiến trúc đẹp mắt. Những ngôi nhà đều là của những gia đình có con em đi lao động ở Nhật. “Cuộc sống của nhân dân, bộ mặt quê hương đổi thay là nhờ XKLĐ cả, chứ trông vào sản xuất nông nghiệp thì bao giờ mới có biệt thự, xe hơi”, ông Nghĩa một, người dân của thôn cho biết.
Hải Dương cần đẩy mạnh công tác đào tạo và tuyển dụng XKLD hơn nữa
Các đơn vị quản lý chưa tìm hiểu rõ năng lực của các doanh nghiệp XKLĐ đặc biệt là chương trình tuyển thực tập sinh Nhật Bản, nhiều công ty còn lợi dụng danh nghĩa để làm cò mồi, lừa đảo, cư trú bất hợp pháp dẫn đến mất niềm tin của người lao động từ đó gây không ít khó khăn cho hoạt động XKLĐ.
Các cấp, các ngành của Hải Dương đang có những hành động quyết liệt trong việc đổi mới cơ chế chính sách, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ các cấp…từng bước lập kế hoạch và tăng số lượng lao động sang nước ngoài làm việc.
Trước mắt, Hải Dương cũng cần nâng cao sự phối hợp và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động XKLĐ và thúc đẩy công tác đào tạo, tạo ra nguồn lao động có chất lượng cao cho hoạt động XKLĐ.
Mặt khác, tỉnh cũng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến giúp người dân tiếp cận thông tin. Đặc biệt, Hải Dương cần chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đồng thời xây dựng được một hệ thống những biện pháp xử lý đối với người lao động vi phạm hợp đồng và nâng cao trách nhiệm hơn trong việc hoàn tất nhanh thủ tục cho người lao động.
[table “16” not found /]