Hiện nay trên toàn tỉnh Lai Châu có hơn 260,000 người thuộc độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên. Hầu hết lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số. Rất nhiều lao động không có việc làm. Nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) là mục tiêu Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 của Thủ tướng Chính phủ.
I. Tình hình thực tế xuất khẩu lao động tại tỉnh Lai Châu
2 vợ chồng Trương Văn Kim, Lò Thị Tưởng là con trai và con dâu của ông đã đi XKLĐ ở Malaysia từ năm 2012, do gia hạn thêm hợp đồng lao động nên đến nay tiếp tục ở lại để làm việc. Với mức thu nhập bình quân là 8-10 triệu đồng/tháng, đến nay 2 vợ chồng gửi về cho ông Sơn trên 300 triệu. Nhờ vậy gia đình anh có tiền nuôi 2 con ăn học, có khoản lớn gửi tiết kiệm ngân hàng, đặc biệt sau này sẽ là nguồn vốn để vợ chồng làm ăn phát triển kinh tế.
Cơ hội đổi đời cũng đến với anh Lò Văn Chài ở bản Hỳ (xã Ta Gia) khi cách đây 3 năm cô em gái Lò Thị Pâng xin bố mẹ đi XKLĐ ở nước Malaysia nhưng cả nhà không chấp nhận. Riêng anh Chài thì đồng ý và gặp cán bộ Phòng Lao động huyện để làm thủ tục. Đến nay, Pâng không chỉ gửi tiền về cho gia đình mua đất, dựng nhà, mua sắm đồ dùng sinh hoạt đắt tiền mà gửi tiết kiệm hơn 150 triệu đồng.
Năm 2006 huyện Than Uyên đã có có 55 lao động ở các xã Mường Than, Mường Cang, Mường Kim đăng ký làm việc ở Malaysia trong đó có 18 lao động đủ điều kiện xuất cảnh. Từ năm 2012-2014, huyện chỉ có 29 lao động đi xuất khẩu tại Malayxia với công việc như: cơ khí, mộc, điện tử, lái máy súc với mức lương bình quân từ 8-10 triệu đồng/tháng. Riêng năm 2015 mới có 10 người đăng ký XKLĐ (4 người chuẩn bị đi làm, 6 người đang làm thủ tục). Nhiều lao động đã gửi về cho gia đình trên 100 triệu đồng góp phần xóa đói giảm nghèo cho gia đình và địa phương.
II. Thực trạng công tác đào tạo và tuyển dụng xuất khẩu lao động tại Lai Châu
Mặc dù xuất khẩu lao động đã đạt được một số thành tích đáng chú ý trên địa bàn tình. Nhưng người lao động Lai Châu vẫn chưa ý thức được việc xuất khẩu lao động sẽ góp một phần to lớn giúp gia đình của mình thoát nghèo và là cơ hội tạo công ăn việc làm cho mình. Từ năm 2009 đến nay toàn tỉnh Lai Châu có 470 người đi làm việc tại thị trường nước ngoài. Đây là con số đáng thất vọng chưa đạt được chỉ tiêu đề ra của tỉnh. Trong đó thì huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Tân Uyên là 3 huyện có số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài cao nhất tỉnh. Những huyện khác là: Mường Tè, Tam Đường, Than Uyên, Nậm Nhùn cũng có người đi xuất khẩu lao động nhưng vẫn còn ít.
Nguyên nhân một phần là do người dân chưa có nhận thức được việc xklđ, nhiều phong tục tập quán cổ hủ nên người dân không muốn xa gia đình. Xuất khẩu lao động giúp người dân tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm chưa kể còn có tay nghề chuyên nghiệp khi hết hạn hợp đồng… Cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ lao động tại Lai Châu.
Lãng phí vì học xong không xuất cảnh
Theo ông Dương Văn Năm ở xã Pắc Ta (Tân Uyên), con trai ông là Dương Văn Phái đã học xong tiếng nhưng do sự cố tại Libya nên chưa đi XKLĐ được. “Hiện nó vẫn ở nhà làm ruộng, chưa có việc gì khác để làm thêm. Nhưng học để đi nữa thì ngại rủi ro”- ông Năm nói. Cán bộ LĐTBXH vận động bà con ở xã Pắc Ta đi xuất khẩu lao động. Ông Nguyễn Thanh Văn – Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên (Lai Châu) cho biết, từ khi triển khai Quyết định 71 (phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ) mới có 67 người đăng ký tham gia và đến nay mới có 5 người đi XKLĐ, 16 người đạt tiêu chuẩn đi Libya nhưng vì tình hình chính trị phải tạm dừng, đến nay vẫn chưa có thị trường mới nên nhiều người đã xây dựng gia đình và có thể không tiếp tục đi nữa. Số kinh phí ngân sách bỏ ra cho lao động ăn học là không nhỏ nên việc họ không xuất cảnh đã gây lãng phí thời gian của lao động, tiền bạc của Nhà nước.
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng – Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Lai Châu, mặc dù tỉnh có 5 huyện nghèo nằm trong số 62 huyện nghèo của cả nước được hỗ trợ theo Quyết định 71 về XKLĐ nhưng thực tế kết quả đạt được còn rất “khiêm tốn”. Mục tiêu đặt ra của tỉnh là mỗi năm đưa 200 – 300 người đi XKLĐ, nhưng sau 2 năm thực hiện Quyết định 71, trên địa bàn 5 huyện mới chỉ có 82 người đi XKLĐ với duy nhất một công ty thực hiện đạt kết quả là Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế Thương mại (SONA). Con số vận động được thì nhiều (315 người), con số đi được thì khiêm tốn (82 người), nhưng ngay cả số đi được cũng gặp rủi ro với sự cố Libya khiến bà con ngán ngại, không muốn đi XKLĐ. Ông Nguyễn Lương Đoàn – Phó Trưởng phòng XKLĐ – Công ty SONA bày tỏ: “Năm 2010, công ty đã đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho 150 lao động và thực hiện tất cả các chế độ chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Nhưng sau đó có tới 69 người bỏ cuộc (không xuất cảnh), số xuất cảnh được thì có nhiều người phải về nước trước hạn nên năm nay, dù có đơn hàng tốt cũng rất khó tuyển lao động”.
III. Lai châu cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, tự vấn và đào tạo XKLD
Cần đẩy mạnh tuyên truyền Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, để thực hiện Quyết định 71, hiện Cục đã chỉ đạo các doanh nghiệp XKLĐ thay thế thị trường lao động Libya bằng các thị trường lao động khác như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo XKLĐ của Chính phủ đối với hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số có nhiều cơ chế ưu đãi như Hỗ trợ: Người lao động nâng cao trình độ văn hóa; học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức; hỗ trợ rủi ro; ưu đãi vay vốn đi xuất khẩu; được tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi người lao động về nước…
Phòng LĐTB&XH huyện phối hợp các Công ty thuộc Bộ LĐTB&XH đưa ra các đơn hàng xuất khẩu tại nước Malayxia với ngành nghề xây dựng, mộc, điện tử; Arập Xêút với các ngành xây dựng, giúp việc nhà; Cộng hòa Côngo với nghề xây dựng. Theo đó những lao động đi XKLĐ sẽ được hỗ trợ tiền học ngoại ngữ, tiền ăn trong thời gian học, tiền đi lại và các chi phí làm hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, làm lý lịch. Với những đối tượng không biết đọc, viết sẽ được hỗ trợ học văn hóa trước rồi sau đó mới đi học các lớp ngoại ngữ…
Tuy nhiên, để công tác XKLĐ đạt hiệu quả, điều quan trọng là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn cho người dân tại thôn bản, nhất là các chính sách hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu. Có như vậy, người dân mới hiểu, nắm rõ lợi ích từ việc đi xuất khẩu, qua đó góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững.
[table “16” not found /]