Những năm gần đây, công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Trf Vinh được quan tâm, nhất là khâu tuyển chọn, đào tạo trước khi đi làm việc ở nước ngoài, nên chất lượng nguồn lao động xuất khẩu từng bước được nâng lên. Hệ thống thông tin thị trường lao động ngày càng hoàn thiện, đã góp phần hình thành cơ sở dữ liệu gốc về cung – cầu lao động từ Trung ương đến huyện, thị, thành phố. Trung tâm giới thiệu làm của tỉnh được đầu tư mới và xây dựng cơ bản các hệ thống, thiết bị phục vụ cho sàn giao dịch việc làm. Người lao động thông qua các chính sách hỗ trợ của nhà nước, kết hợp sự đóng góp của cộng đồng đã có bước chuyển biến rõ rệt, tích cực về nhận thức, phát huy tinh thần tự lực vươn lên, tự tìm kiếm việc làm cho mình, cho gia đình. Theo đó người lao động được tạo việc làm mới ngày càng tăng, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động trong địa bàn tỉnh
Đề án và phạm vi hỗ trợ các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động
Người được hưởng lợi từ đề án hỗ trợ các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động là thân nhân của của thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng; người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên; con của Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang; con của người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân huy chương; lao động thiểu số; hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.
Các đối tượng này được hỗ trợ 3 triệu đồng/người với khóa học nghề ngắn hạn dưới 12 tháng. Mức hỗ trợ tương tự được áp dụng với các khóa học ngoại ngữ. Trong trường hợp nâng cao kiến thức, tay nghề để đi xuất khẩu lao động thì mức hỗ trợ là 530.000/người.
Trong quá trình học nghề để đi xuất khẩu lao động. Các đối tượng này cũng được hỗ trợ tiền ăn. Hỗ trợ chi phí đi lại áp dụng với quãng đường từ 10 km trở lên với vùng sâu vùng xa, 15km trở lên với các vùng còn lại. Mức hỗ trợ tương đương 3000/km và không quá 400.000 đồng.
Hội thảo, tư vấn việc làm và xuất khẩu lao động
Thông báo về nhu cầu tuyển Thực tập sinh tại Nhật Bản trong năm 2017 theo giấy phép của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tiêu chuẩn chung của Thực tập sinh là phải có trình độ học vấn từ THPT trở lên, sức khỏe tốt, không tiền án, tiền sự. Nam có tuổi đời từ 19 – 28; nữ từ 19 – 26 tuổi. Ngành nghề làm việc thuộc các lĩnh vực: cơ khí, hàn điện, chế biến thực phẩm, điện tử, nhựa, kiểm tra – bảo trì máy móc sản xuất, công trình, đóng gói hàng hóa, với mức lương cơ bản từ 133.000 – 150.000 yên/tháng (tương đương 27 – 32 triệu đồng). Thời gian hợp đồng của Thực tập sinh là 03 năm; nếu có điều kiện và nhu cầu tiếp tục làm việc thì được gia hạn thêm 02 năm tại Nhật Bản.
Tại hội thảo, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh còn giải đáp những thắc mắc của đại biểu xoay quanh các vấn đề về tiêu chuẩn, chi phí, thủ tục, học nghề, địa điểm đăng ký – nộp hồ sơ tìm việc, chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với người lao động làm việc trong và ngoài nước, để các gia đình và đối tượng lao động có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện và khả năng làm việc, góp phần tạo thêm thu nhập, nâng cao mức sống của bản thân và gia đình trong thời gian tới.
[table “16” not found /]