Thông tin thị trường xuất khẩu lao động Na uy ( Bắc Âu)
Đất nước Nauy vốn nổi tiếng là một trong những nơi có mức sống và chất lượng cuộc sống cao trên thế giới. Nơi đây trở thành thiên đường đáng mơ ước của những lao động nước ngoài. Hiện thị trường lao động Na uy đang có nhu cầu tuyển số lượng lớn các lao động làm việc trong các ngành: Xây dựng, nông trại, dịch vụ nhà hàng khách sạn.
Tuy nhiên, để được chấp nhận xuất khẩu lao động sang Nauy không phải là chuyện dễ dàng. Na uy luôn thận trọng và chỉ tiếp nhận người có năng lực và có khả năng tạo ra lợi ích cho đất nước của mình.
Nauy quan niệm rõ ràng rằng phúc lợi xã hội sẽ là nhân tố tạo ra một xã hội gắn kết vững mạnh. Do đó mà Nauy có những yêu cầu rất khắt khe đối lao động nước ngoài. Mặc dù vậy, nơi đây luôn có sự công bằng giữa người lao động bản địa và lao động nước ngoài.
Khác với các thị trường lao động khác, thời gian hợp đồng lao động đi xuất khẩu sang Nauy thường có thời hạn dài hơn, trung bình khoảng 6 năm. Cứ sau 2 năm lại gia hạn một lần. Khi hết hạn hợp đồng 6 năm, người lao động có thể trực tiếp được chủ sử dụng kí gia hạn mà không phải mất thêm bất kì khoản chi phí nào.
Theo bản công bố mới nhất của Tố chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Nauy đứng vị trí thứ 3 trong TOP 10 quốc gia có mức lương cao nhất thế giới năm 2015. Do đó khi tham gia vào thị trường này bạn sẽ nhận được mức lương rất cao.
Đối với những công việc làm theo ca, theo giờ, như nhân viên phục vụ nhà hàng khách sạn, mỗi giờ bạn có thể kiếm được 10USD (khoảng 220.000 đ). Một con số khổng lồ bằng 1 ngày bạn làm tại Việt Nam. Ngoài ra nếu chăm chỉ làm thêm ngoài giờ thì mức thu nhập là con số vô cùng lớn, lương rất ca, bình quân thu nhập mỗi tháng từ: 2.500 – 3000 USD/ tháng (tương đương 50 – 65 triệu đồng/tháng). Bên cạnh đó người lao động còn được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm theo luật định như những người lao động Na uy.
Tâm sự của 1 bạn người việt nam đang sống và làm việc tại Na Uy
Ở Nauy rất khó xin việc, nhất là với người nước ngoài. Lý do đầu tiên và duy nhất chính là… ngôn ngữ, cái logic này thì hiển nhiên rồi, ở đâu cũng vậy. Nhưng ở Nauy thì… khó hơn. Hay như theo các câu chuyện em buôn bán được thì trong mấy nước Scandinavi, Nauy là khó khăn nhất, Thuỵ Điển là cởi mở nhất (Thế mà sao bọn choai choai Thuỵ Điển sang đây làm việc lắm thế không biết).
Không hiểu có phải do người Nauy nói tiếng Anh gần như tiếng mẹ đẻ hay không mà khi người nước ngoài đi kiếm việc, đâu đâu cũng đòi… nói tiếng Nauy như tiếng mẹ đẻ
Thế nên bạn Romania mới buôn rằng: Tao học đại học và master ở đây, tính là là trên 5 năm, khó khăn lắm mới nói tiếng Nauy ổn, gắng lắm mới xin được việc. Ngày đầu vào công ty đã choáng, hầu hết đồng nghiệp của tao không chỉ nói tiếng Nauy (thì chúng nó là người Nauy mà) mà còn nói được TẤT CẢ các tiếng Scandinavi, cộng thêm tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Pháp Tiếng Anh thì không tính làm gì nữa nhé.
Hm, không biết tiếng Nauy hả? Thế thì xin làm dọn dẹp xúc tuyết cũng không xong nhé, chỉ nước đi làm… giảng viên đại học, em không đùa đâu. Theo một thống kê của NAV (cơ quan về lao động và việc làm của Nauy) thì nhóm giảng viên đại học người nước ngoài ở đây thấy… tương lai bấp bênh nhất đó (lương thấp + hết hợp đồng không biết đi đâu về đâu)
Các bạn Nauy cũng không dễ dàng gì tìm được việc. Lý do thì là: Tuyển người là đầu tư mạo hiểm nhất của một doanh nghiệp Nauy. Luật lao động ở Nauy khiến cho việc sa thải nhân viên trở thành “mission impossible”. Các doanh nghiệp thường mất… người giỏi trong khi không thể nào tống cổ được đứa dở tệ
Vấn đề lao tâm khổ tứ nhất của giới doanh nghiệp Nauy là làm sao để một đứa nhân viên không-chịu-làm-việc làm việc. Đem “cục tức” to đùng này đi tâm sự với bạn bè thế giới ở hội nghị “Business Ethics” thì các bạn (đặc biệt là bạn Mỹ) đều mắt tròn mắt dẹt chả hiểu vì sao đó lại là “vấn đề”. Các bạn đều nói: “Sao không sa thải nó quách cho rồi?” Hehe, cái này chắc chỉ có mấy bạn Scandinavi hiểu cho nhau
Thế nên, các công ty sẵn sàng để một vị trí trống cả năm trời chứ nhất định không chịu tuyển một đứa khi mới chắc đến… 90% là làm được việc Hệ quả của việc này là “săn đầu người” ở Nauy là câu chuyện khá thú vị (vì tính bi hài của nó). Hôm nào có thời gian em sẽ buôn sau.
Tuy nhiên, khi đã được tuyển rồi thì các bạn Nauy làm việc khá thảnh thơi và sung sướng (tất nhiên luôn có những ngành ngoại lệ). Các chế độ đãi ngộ thì em chả nói làm gì nhé, vì Nauy là một trong những nước có phúc lợi xã hội tốt nhất thế giới nên luật lao động + quyền của người lao động cũng rất rất tốt.
Cái sự tốt thể hiện thế này (ví dụ thực tế từ chồng một người bạn): Ở Việt Nam mình, mỗi khi gần đến deadline mà chưa xong việc thì chạy cuống cuồng, sẵn sàng ở lại công ty đến 9, 10h đêm, sẵn sàng làm việc xuyên cuối tuần bỏ bê chồng/vợ, con cái. Còn anh chồng của bạn em ấy à, sắp đến deadline vẫn nhơn nhơn, vẫn về sớm… dắt chó đi dạo. Hỏi: Thế không kịp deadline thì sao? Trả lời: Thì kệ chứ, đó là do sếp tính toán deadline không chính xác chứ có phải do tao đâu? Tao đi làm đầy đủ, trong giờ làm cũng cố làm hết sức rồi còn gì?
Câu chuyện do ông thầy dạy môn “Business Ethics” kể (dựa trên một câu chuyện có thật): Ông sếp nọ có một anh nhân viên lười không thể chảy thây, chả chịu làm việc gì hết. Tất nhiên ông sếp này không thể đuổi được rồi nên cũng rất đau đầu. Một ngày kia, anh chàng nhân viên này xin được việc nơi khác nên xin nghỉ, ông sếp vui mừng lắm.
Tuy nhiên, anh này lại nhờ ông sếp… viết thư giới thiệu. Ông sếp tức ghê, biết viết gì bây giờ, viết tốt thì hoá ra là lừa bên kia, viết xấu thì nó không xin được việc nữa, nó ở lại bám mình. Cuối cùng, ông sếp đành chọn giải pháp viết một cái thư rất thâm: “You’ll be very lucky if this man works for you”
Câu chuyện này chắc… cực kì phổ biến ở mấy nước được gọi là bán đảo Scandinavi này rồi, đặc biệt là Nauy.
Ở trường em có phần giáo dục hướng nghiệp (gần như bắt buộc), mục đích là cung cấp các kĩ năng tìm việc và xin việc cho sinh viên, cũng để cung cấp cái nhìn lạc quan hơn cho bọn em khi ra trường. Nhưng lạc quan đâu chả thấy, chỉ thấy reo rắc nỗi kinh hoàng thì đúng hơn. Em thì chả kinh hoàng gì, vì em biết khả năng em xin được việc là số 0 rồi
Đến các bạn châu Âu còn kinh hoàng cơ mà (dù với người Đức, khả năng nói tiếng Nauy trôi chảy trong vòng 6 tháng là hoàn toàn có thể nhé). Các bạn Đức thì về quê có tương lai hơn nhiều, dù sao Đức cũng là thị trường lớn, lại nói tiếng mẹ đẻ nữa thì dễ bao nhiêu. Thêm nữa, khu vực nói tiếng Đức không chỉ bao gồm riêng nước Đức Hà Lan cũng là một nguồn ánh sáng, hầu hết các trụ sở chính của các công ty đa quốc gia (khu vực châu Âu) đều đặt tại Hà Lan. Thuỵ Sỹ cũng là một quốc gia cởi mở, lương gần bằng Nauy trong khi mức thuế chỉ bằng… một nửa.
Lại các bạn Mỹ mới nhận ra rằng “American Dream” chưa “broke” hẳn, ở Mỹ vẫn có cơ hội hơn nhiều (ít ra là cho người nói tiếng Anh). Rồi các bạn Úc nuối tiếc những bãi biển đẹp như mơ, những bữa tiệc sôi động, ánh nắng, nước dừa. Các bạn Pháp, Ý thì phát khóc khi ra đường chỉ cần 1 giây bất cẩn không để ý là ngã nhào, người ngợm đau ê ẩm và thâm tím cả tháng (đường xá đâu đâu cũng đóng băng mà) và nhớ về… hàng hiệu.
Thị trường lao động Nauy hiện chưa có đơn hàng do vậy mời các bạn tham khảo 1 số thị trường lao động lương cao khác :
- Chương trình điều dưỡng tại Cộng Hòa Liên Bang Đức của Bộ Lao Động Miễn Phí
- Chương trình đầu bếp Đức ( nhà hàng Việt ) ko yêu cầu ngoại ngữ thu nhập tới 78tr vnđ
- Chương trình du học nghề Đức ( đủ ngành nghề ) lấy từ 18 – 30 tuổi ( miễn phí học cấp tiền sinh hoạt có việc làm luôn)
- Chương trình xuất khẩu lao động Balan ( thuộc khối Schegen) thu nhập 1000-1200 usd
- Chương trình xuất khẩu lao động Hungari ( thuộc khối Schegen) thu nhập 1000-1200 usd
- Chương trình làm việc ngành nông nghiệp tại Ai-Len thu nhập 57tr/tháng
- Chương trình làm việc tại Phần Lan ( Bắc Âu) thu nhập
GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI NA UY
Na Uy, tên chính thức Vương quốc Na Uy, là một quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến tại Bắc Âu chiếm phần phía tây Bán đảo Scandinave.
Nước này giáp biên giới với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga. Khoảng cách từ các phần phía bắc và phía nam Na Uy lớn hơn rất nhiều so với khoảng cách từ đông sang tây. Đường bờ biển dài dọc theo Bắc Đại Tây Dương của quốc gia này là nơi có những fjord (vịnh hẹp) nổi tiếng của họ.
Từ sau Thế chiến II, kinh tế Na Uy phát triển nhanh chóng, hai thập kỉ đầu chủ yếu nhờ vào hàng hải, từ đầu những năm 1070 chủ yếu dựa vào khai thác và chế biến lượng lớn dầu mỏ tại Biển Bắc và Biển Na Uy. Ngày nay, Na Uy được xếp hạng là nước thịnh vượng nhất thế giới với khối lượng dự trữ vốn trên đầu người cao nhất thế giới.Na Uy được xếp hạng cao nhất về phát triển con người từ năm 2001 tới năm 2006.Nước này cũng được xếp hạng là quốc gia an toàn nhất thế giới năm 2007 theo một cuộc khảo sát của Global Peace Index.
Địa lý, Khí hậu và Môi trường
Na Uy gồm phần phía tây của Scandinavia ở Bắc Âu. Bờ biển lởm chởm, bị chia cắt bởi nhiều vịnh hẹp (fjord) và khoảng 50.000 hòn đảo, trải dài hơn 2.500 km. Na Uy có 2.542 km đường biên giới trên bộ chung với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga ở phía đông. Từ phía tây tới phía nam, Na Uy giáp với Biển Na Uy, Biển Bắc, và Skagerak. Biển Barents nằm ở các bờ biển phía bắc Na Uy..
Với diện tích 385.155 km² (gồm cả Jan Mayen, Svalbard), Na Uy hơi lớn hơn Đức, nhưng đa phần lãnh thổ là núi non hay vùng đất cao, với sự đa dạng lớn về địa hình tự nhiên do các dòng sông băng thời tiền sử gây nên.
Đặc điểm đáng chú ý nhất là các vịnh hẹp: Những rãnh sâu cắt vào đất liền của biển sau sự chấm dứt của Thời kỳ băng hà, vịnh dài nhất là Sognefjorden. Na Uy cũng có nhiều sông băng và thác nước.
Đất đai chủ yếu gồm đá granite cứng và đá gneiss nhưng, đá acđoa, sa thạc và đá vôi cũng thường thấy, và ở những khu vực có độ cao thấp nhất thường có trầm tích biển. Vì Gulf Stream những cơn gió tây, Na Uy có nhiệt độ ấm và lượng mưa lớn hơn ở các vùng có vĩ độ bắc như vậy, đặc biệt dọc theo bờ biển.
Lục địa có bốn mùa riêng biệt, với mùa đông lạnh và ít mưa hơn trong đất liền. Vùgn cực bắc chủ yếu có khí hậu cận Bắc Cực biển, trong khi Svalbard có khí hậu tundra Bắc Cực.
Các thành phố chính
Oslo là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Na Uy hiện nay. Nằm ở phía Đông Nam Na Uy, Oslo trải dài trên nhiều triền núi và quanh các hồ. Đây cũng là một trong những thành phố có giá cả sinh hoạt đắt nhất thế giới.
Thành phố lớn thứ hai của Na Uy là Bergen. Đây là cảng biển lớn nhất vương quốc Na Uy và cũng là trung tâm công nghiệp dầu khí quan trọng hàng đầu quốc gia này.
Trondheim là thành phố lớn thứ ba và là cố đô của Na Uy. Thành phố này từng là kinh đô cả về mặt chính trị, kinh tế lẫn tôn giáo của xứ sở nghìn vịnh này. Hiện nay, Trondheim còn được biết đến là trung tâm giáo dục, khoa học kỹ thuật của Na Uy với rất nhiều trường đại học nổi tiếng đóng tại đây. Thành phố Trondheim còn là nơi tổ chức Festival Sinh viên Quốc tế lớn nhất thế giới, cứ hai năm lại được tổ chức một lần. Lần gần nhất là tháng 2 năm 2007.
Chính trị
Vương quốc Na Uy là một quốc gia quân chủ lập hiến với một chính phủ theo hệ thống nghị viện. Gia đình Hoàng gia là một nhánh của gia đình hoàng gia Glücksburg, có nguồn gốc từ Schleswig-Holstein ở Đức. Vai trò của nhà Vua, Harald V, chỉ mang tính nghi lễ, nhưng ông có ảnh hưởng như một biểu tượng của sự thống nhất quốc gia. Dù hiến pháp năm 1814 trao cho nhà vua nhiều quyền hành pháp quan trọng, chúng luôn được Hội đồng nhà nước thực hiện dưới danh nghĩa của nhà vua (Hội đồng hay nội các của nhà vua).
Kinh tế
Na Uy sở hữu mức GDP trên đầu người đứng thứ hai và GDP (sức mua tương đương) trên đầu người đứng thứ ba thế giới, và luôn duy trì được vị trí số một thế giới trong bảng Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của UNDP trong năm năm liên tục (2006). Tuy nhiên, Iceland đã hơi vượt hơn Na Uy ở vị trí số một về chất lượng cuộc sống theo Chỉ số Phát triển Con người.
Chi phí cuộc sống tại Na Uy cao hơn ở Hoa Kỳ khoảng 30% và 25% so với Anh Quốc.
Kinh tế Na Uy
là một ví dụ về nền kinh tế hỗn hợp, với đặc trưng là một sự phối hợp giữa hoạt động thị trường tự do và sự sở hữu lớn của nhà nước. Chính phủ kiểm soát các ngành chủ chốt, như lĩnh vực dầu mỏ (StatoilHydro) chiến lược, sản xuất năng lượng thuỷ điện Statkraft), chế tạo nhôm (Norsk Hydro), ngân hàng lớn nhất Na Uy (DnB NOR) và công ty cung cấp dịch vụ viễn thông (Telenor).
Quốc gia này sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú gồm dầu mỏ, thuỷ năng, đánh cá, lâm nghiệp, và khoáng chất. Na Uy là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn cao nhất thế giới phần lớn bởi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên so với quy mô dân số. Thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm cả một phần quan trọng từ dầu khí và các ngành công nghiệp liên quan cũng như việc quản lý tốt các nguồn thu từ lĩnh vực này. Na Uy luôn có tỷ lệ thất nghiệp thất, hiện ở mức dưới 2% (tháng 6 năm 2007).
Mức năng suất, cũng như mức lương trung bình trên giờ tại Na Uy thuộc hàng cao nhất thế giới. Các giá trị quân bình của xã hội Na Uy[cần dẫn nguồn] đảm bảo rằng sự cách biệt về lương giữa người công nhân có mức thu nhập thấp nhất và người quản lý cao cấp nhất ở công ty thấp hơn nhiều so với tại các nền kinh tế phương tây khác.
Nhân khẩu
Tới năm 2007, dân số Na Uy gồm 4.7 triệu người. Đa số người Na Uy thuộc sắc tộc Na Uy, một nhóm người Germanic Bắc. Người bản xứ người Sami theo truyền thống sống ở các vùng trung tâm và phía bắc Na Uy và Thuỵ Điển cũng như vùng bắc Phần Lan và tại Nga trên Bán đảo Kola.
Tôn giáo
Tương tự như các quốc gia vùng Scandinavia khác, người Na Uy theo một hình thức ngoại giáo Germanic được gọi là ngoại giáo Na Uy. Tới cuối thế kỷ mười một, khi Na Uy đã Ki-tô hoá, việc theo và thực hiện các nghi thức tôn giáo Na Uy bị cấm. Tuy nhiên, các đạo luật chống ngoại giáo đã bị dỡ bỏ hồi đầu thế kỷ hai mươi.
Các ngôn ngữ
Ngôn ngữ Na Uy Bắc Germanic có hai hình thức viết chính thức, Bokmål và Nynorsk. Chúng được sử dụng chính thức như nhau, ví dụ chúng đều được dùng trong hành chính công cộng, trong các trường học, nhà thờ, đài và vô tuyến, nhưng Bokmål được đại đa số người sử dụng, khoảng 85-90%. Khoảng 95% dân số sử dụng tiếng Na Uy như tiếng mẹ đẻ, dù nhiều người nói các thổ ngữ có thể khác biệt rất nhiều so với ngôn ngữ viết.
- Chương trình điều dưỡng tại Cộng Hòa Liên Bang Đức của Bộ Lao Động Miễn Phí
- Chương trình đầu bếp Đức ( nhà hàng Việt ) ko yêu cầu ngoại ngữ thu nhập tới 78tr vnđ
- Chương trình du học nghề Đức ( đủ ngành nghề ) lấy từ 18 – 30 tuổi ( miễn phí học cấp tiền sinh hoạt có việc làm luôn)
- Chương trình xuất khẩu lao động Balan ( thuộc khối Schegen) thu nhập 1000-1200 usd
- Chương trình xuất khẩu lao động Hungari ( thuộc khối Schegen) thu nhập 1000-1200 usd
- Chương trình làm việc ngành nông nghiệp tại Ai-Len thu nhập 57tr/tháng
- Chương trình làm việc tại Phần Lan ( Bắc Âu) thu nhập