Mục lục
Phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2 và những thông tin bạn nhất định phải biết
Hiện nay, có khá nhiều bạn lao động đang có ý định đi xuất khẩu lao động còn cảm thấy khá mơ hồ, xa lạ về ” lý lịch tư pháp”. Vậy, loại giấy tờ này là gì? Nó dùng vào việc gì? Xin phiếu lý lịch tư pháp như thế nào? Hãy để chúng tôi giải thích cụ thể cho các bạn hiểu rõ hơn nhé.
Khái niệm và lý lịch tư pháp
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. (khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009).
Phiếu lý lịch tư pháp là gì?
Là một loại tài liệu (phiếu) do Sở Tư pháp (hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia) cấp, trên đó cung cấp các thông tin chứng minh:
+ Một người có hay không có án tích, bản án, các quyết định xử phạt của Tòa án.
+ Có đang bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm các chức vụ hoặc thành lập, quản lý công ty, doanh nghiệp trong trường hợp công ty, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp có 2 loại đó là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2:
– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: là phiếu cấp cho cá nhân (hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan). Tức Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp:
+ Theo yêu cầu của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam
+ Hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: là loại phiếu cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng (gồm Công an, Viện kiểm sát và Tòa án) hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó nắm được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân mình.
Phiếu lý lịch tư pháp dùng để làm gì?
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là phiếu cấp cho cá nhân (hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan).
+ Theo yêu cầu của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam
+ Hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Đối tượng được cấp phiếu lý tịch tư pháp số 1:
- Người có quốc tịch Việt Nam thường trú hoặc tạm trú trong nước;
- Người có quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài;
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được sử dụng trong trường hợp tố tụng, các trường hợp liên quan đến tòa án. Hoặc theo yêu cầu của cá nhân muốn cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Đối tượng được cấp phiếu lý lich tư pháp số 2:
- Các cơ quan công an, tòa án và các tổ chức liên quan tới luật pháp, tòa án
- Cá nhân đang có nhu cầu làm hồ sơ đi nước ngoài, đi xuất khẩu lao động.
=>> Vậy nếu các bạn lao động đang có nhu cầu đi xuất khẩu lao động thì bắt buộc phải có phiếu lý lịch tư pháp số 2. Cách xin phiếu lý lịch tư pháp như thế nào? Hồ sơ gồm có những gì? Xin tại đâu chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn trong phần phía dưới.
Cách xin phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2
Cách xin phiếu lý lịch tư pháp số 1
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ được cấp trong các trường hợp xin việc làm tại Việt Nam, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, bổ sung hồ sơ xin việc ở các công ty… nhằm biết được nội dung lý lịch tư pháp của mình và cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hồ sơ cần chuẩn bị dành cho cá nhân khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bao gồm:
1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
a) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp phiếu;
b) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu,
2. Cá nhân nộp tờ khai yêu cầu cấp phiếu và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp phiếu là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần văn bản ủy quyền.
Các thông tin thể hiện trong mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1 bao gồm:
– Họ tên
– Giới tính
– Ngày tháng năm sinh
– Nơi sinh
– Quốc tịch
– Nơi thường trú
– Nơi tạm trú
– Số chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ ngày cấp/ nơi cấp
– Tình trạng án tích (bảng ghi rõ bản án, thời gian, tội danh, hình phạt, hình phạt bổ sung…)
– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (số quyết định, thời gian, chức vụ bị cấp đảm nhiệm, thời hạn…)
– Tổng số trang phiếu lý lịch tư pháp số 1
– Phần cuối là chữ ký, họ tên người lập phiếu và chữ ký, họ tên của thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp cùng con dấu.
Cách xin phiếu lý lịch tư pháp số 2
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp theo yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng (gồm Công an, Viện kiểm sát và Tòa án) hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó nắm được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân mình.
Theo quy định của pháp luật, ở trường hợp xin phiếu lý lịch tư pháp số 2, người có nhu cầu xin phiếu phải có mặt tại sở tư pháp để nộp hồ sơ. Trong trường hợp người có nhu cầu xin phiếu lý lịch tư pháp số 2 đang định cư ở nước ngoài, không thể về Việt Nam để trực tiếp thực hiện thủ tục có thể nhờ con cái, cha mẹ, vợ chồng hoặc người ủy quyền để nộp thay. Tuy nhiên, người có nhu cầu xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp phải chuẩn bị đầy đủ các bước và hồ sơ sau:
Bước 1: Người có nhu cầu xin cấp phiếu phải đến trực tiếp Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại, khai tờ khai cấp phiếu lý lịch tư pháp mẫu số 03/2013/TT-LLTP. Sau đó yêu cầu Đại sứ quán, Lãnh sự quán chứng thực chữ ký trên tờ khai, đồng thời chứng thực chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu gửi về cho người thân ở Việt Nam.
Bước 2: Sau khi người thân, người ủy quyền tại Việt Nam nhận được hồ sơ gửi về, trực tiếp mang hồ sơ đến nộp tại Trung tâm hành chính công tỉnh, thành phố.
Hồ sơ cần chuẩn bị dành cho cá nhân khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm:
Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (đã được chứng thực tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán).
1. Bản sau chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (đã được chứng thực tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán).
2. Bản sao sổ hộ khẩu của người được cấp phiếu Lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú trước khi xuất cảnh (trường hợp không còn tên trong sổ hộ khẩu gia đình).
3. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ và giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền. Có 2 trường hợp sau:
a. Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp nộp bản chụp chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
b. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì phải nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.
Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Lưu ý: Bắt đầu từ ngày 1/12/2019 đất nước Đài Loan áp dụng đóng visa cho lao động đi XKLĐ Đài Loan bằng phiếu lý lịch tư pháp số 2 này thay vì giấy xác nhận không có tiền án tiền sự như trước. Xin chia buồn với các bạn lao động đã từng có tiền án tiền sự thì không thể đi xuất khẩu lao động Đài Loan được nữa. Chính vì vậy nếu có ý định đi Đài Loan làm việc thì việc đầu tiên các bạn không phải tham khảo các đơn hàng Đài Loan mà làm làm ngay phiếu lý lịch tư pháp số 2 này ( vì Đài Loan thường bay trong vòng trên dưới 1 tháng ) thay vì tìm hiểu các đơn hàng. Tránh trường hợp trúng tuyển nhưng lại không làm được giấy tư pháp số 2 hoặc giấy tư pháp số 2 không hợp lệ, không đóng được visa
Nếu không may các ace đã có án tích đã xóa án nhưng đa phần các thị trường lao động hợp pháp đều yêu cầu hồ sơ phải có tư pháp số 2 thì có 2 thị trường lao động có thể chấp nhận các ace đã từng có án tích là đi xuất khẩu lao động lao đông Singapore và xuất khẩu lao động Nga
Một vài vấn đề khác bạn cần nắm được về thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp
Lưu ý kiểm tra thông tin trên phiếu lý lịch tư pháp
Bạn cần kiểm tra các thông tin tại phần xác nhận để xem thông tin trên mẫu đã chính xác hay chưa, bao gồm:
– Thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, nơi tạm trú/ thường trú…)
– Tình trạng án tích
– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ…
– Dấu hiệu pháp lý của người lập phiếu và cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Việc kiểm tra thông tin này rất quan trọng, bởi nếu bạn phát hiện có sự sai sót nào đó thì có thể yêu cầu điều chỉnh ngay lập tức.
Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp mất bao lâu?
Thông thường không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, thì thời hạn không quá 20 ngày. Đối với người nước ngoài sẽ trễ hơn thời gian quy định nhưng không quá 15 ngày.
Lệ phí xin cấp phiếu lý lịch tư pháp là bao nhiêu?
– Chi phí 1 phiếu lý lịch tư pháp hiện nay là: 200.000 đồng/ phiếu
– Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000đ/1 lần/người.
– Trường hợp người được cấp phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp hơn 2 phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 3.000 đồng/Phiếu.
– Miễn lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với người thuộc hộ nghèo, người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. (Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.)
Hiệu lực của phiếu lý lịch tư pháp là bao lâu?
Việc lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu, hiện nay chưa được quy định rõ ràng, thống nhất mà phải phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan và phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.
Hiện nay phiếu lý lịch tư pháp đóng vai trò quan trọng trong đời sống, nhất là các đối tượng làm các thủ tục hành chính liên quan đến yếu tố nước ngoài, chẳng hạn như: đi du học, xuất khẩu lao động, xin việc làm, định cư ở nước ngoài… Vì vậy các bạn hãy nắm rõ những thông tin trên đây để có thể xin được phiếu lý lịch tư pháp một cách đơn giản và chính xác nhất nhé.