Cách đây khoảng 10 năm, Ba Lan quả là một miền đất hứa cho người Việt nhập cư.
Sau nhiều biến đổi ở Đông Âu, đặc biệt sau cuộc thay đổi thể chế chính trị thành công ở Ba Lan, rồi khi quốc gia này được gia nhập NATO và Liên Âu, ở đây quả thực có rất nhiều phát triển vượt bậc trong mọi khía cạnh, không chỉ về chính trị mà cả kinh tế và xã hội.
Cuộc sống của người dân Ba Lan ngày càng được cải thiện, thu nhập trung bình và mức sống ngày càng cao, mặc dù vẫn chưa thể so sánh được với các quốc gia Tây Âu.
Ngay từ những năm 90, có thể nói là cộng đồng người Việt ở Ba Lan đã phát triển một cách cực kỳ nhanh chóng.
Trước đó, ở quốc gia này mỗi năm chỉ có vài chục sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam sang học tập. Ba Lan không nhận công nhân Việt Nam vào các nhà máy làm việc hay đi học nghề.
Chỉ có một đoàn nhân viên (toàn nữ) duy nhất, khoảng vài chục người sang với danh nghĩa là học nghề, nhưng thực ra là để làm việc trong nhà máy dệt may ở Lodz, miền Trung Ba Lan.
Khi được tự do ở lại quốc gia này, những người này cùng nhiều người Việt Nam khác đã bắt đầu chọn nước Ba Lan của một thời đại mới là nơi sinh sống của mình từ những năm đó.
Rồi khi ở Ba Lan có một khu buôn bán lớn nhất Đông Âu, gọi là chợ trời Sân Vận động Mười Năm (Stadion Dziesieciolecia), thì con số người Việt sang Ba Lan sinh sống lên tới vài chục ngàn người.
Không có số thống kê cụ thể, vì ở những thời trước, chuyện quản lý hộ khẩu và giấy tờ cư trú của chính quyền Ba Lan đối với người nước ngoài nói chung và người Việt nói riêng vẫn chưa bị kiểm soát chặt chẽ như hiện nay.
Người ta thường nhắc đến con số 50 ngàn, 70 ngàn và thậm chí có nguồn báo chí còn đưa tin là có khoảng 100 ngàn người Việt sinh sống ở Ba Lan.
Rất cần lao động
Nước Ba Lan đang cần người nhập cư vì ít nhất hai lý do.
Đầu tiên, Ba Lan thực sự đang thiếu hàng triệu lao động.
Quốc gia này buộc phải mở toang cánh cửa biên giới phía Đông để thu hút nguồn nhân lực rẻ từ các nước láng giềng.
Trong vài năm gần đây, lực lượng này đã giúp thị trường lao động Ba Lan bổ sung cả triệu người, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp và các công việc giản đơn khác.
Chính sách mở cửa chủ yếu nhắm vào Ukraine, Lithuania, Nga, Belarus nhưng người Việt Nam, Trung Quốc và cả Sri Lanka, Bangladesh cũng được “ăn theo”.
Với bản tính nhanh nhậy và có đội ngũ làm dịch vụ ”xuất sắc”, người Việt đứng đầu bảng trong số các quốc gia ”ăn theo” quy định này.
Thứ hai, đây là quyết sách mang tính chiến lược của Ba Lan nhằm đối phó với sức ép từ EU.
Nếu theo dõi thời sự bạn sẽ thấy Ba Lan trong những năm qua luôn từ chối nhận người nhập cư do Liên hiệp châu Âu phân bổ.
Là một quốc gia thuần chủng và hơn 90% dân số theo Công Giáo, các đảng phái cánh hữu Ba Lan không muốn nhận người nhập cư từ các nước Hồi Giáo.
Chuyện này gây ra nhiều tranh cãi, chia rẽ thậm chí xung đột trong khối EU và có thể khiến Ba Lan bị phạt tiền tỉ, nhưng chính phủ vẫn kiên quyết khước từ.
Mở biên giới phía Đông, Ba Lan có cớ nói với EU rằng “đất nước chúng tôi đã nhận, đã cưu mang cả triệu người nhập cư rồi, các vị còn muốn gì nữa?”
Nhưng cùng lúc, Ba Lan không cấm bất kỳ ai lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chui, luồn, lách làm lợi cho bản thân.
Kẽ hở của luật nhập cư này đã giúp hàng ngàn người Việt có cơ hội vào Ba Lan rồi qua đó sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia khác ở EU.
Bạn cứ việc thực hiện ước mơ của mình, nếu muốn; nhưng chớ nên nghĩ rằng, đất nước Ba Lan nghèo túng tới mức cần 200 euro đóng góp hàng tháng của bạn.
Ngoài ra, cần phải nói thêm rằng, đóng bảo hiểm xã hội mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người lao động cũng như cho con cái tới 26 tuổi và bố mẹ.
Đây là trách nhiệm chung cho y tế công, cho trường học mà bạn nếu nên nghĩ đến việc đóng góp.
Nhiều người Việt, sau khi có thẻ ba năm đã mời bố mẹ qua Ba Lan, rồi tranh thủ khám chữa bệnh từ A tới Z.
Và rất quan trọng nữa, bạn sẽ được hưởng lương hưu của Ba Lan từ khoản ZUS hàng tháng..
Gần đây có một số lượng khá đông người Việt lại sang Ba Lan xin giấy tờ cư trú. Những người có visa Schengen được vào Ba Lan tự do, nếu xin được việc làm ở một công ty nào đó thì những người này được quốc gia này cấp cho giấy phép lao động và thẻ cư trú từ 1 đến 3 năm.
Sau 5 năm làm việc đàng hoàng, có đóng thuế và bảo hiểm đầy đủ và liên tục, người nước ngoài được cấp thẻ cư trú lâu dài, gọi là thẻ định cư.
Nhân dịp này có một số người Việt có lẽ chỉ sang Ba Lan để xin cấp thẻ cư trú, rồi lại trở về các nước khác sinh sống. Bởi vì là nguồn thu nhập ở Ba Lan vẫn chưa thể so sánh được với các quốc gia Tây Âu.
Một số khác có lẽ chỉ muốn kiếm cho mình tấm thẻ cư trú ở Châu Âu, kiếm được visa du lịch Schengen, rồi sang Ba Lan để xin cấp thẻ cư trú „để dành”, chứ thực ra hiện nay vẫn đang còn có công việc, tức là đang sinh sống ở Việt Nam.
Nhưng thời gian chờ đợi ra được tấm thể cư trú ngày càng dài, lên đến vài tháng, vì người ta xem xét hồ sơ ngày càng kỹ hơn, xem người nộp đơn có nhu cầu sinh sống thực sự ở Ba Lan hay không.
Ngoài ra Cục Biên phòng Ba Lan vẫn thường xuyên đi kiểm tra những nơi làm việc của người nước ngoài. Trong giấy phép lao động của người nước ngoài có thể ghi là người này có vị trí công việc là „chuyên viên bán hàng”, vậy mà khi kiểm tra thì phát hiện ra là người nước ngoài đó đang làm việc trong tiệm sơn cắt móng tay.
Do vậy, quyết định cho pháp lao động và cư trú sẽ có thể bị thu hồi, vì làm việc không đúng mục đích ghi trong giấy phép.
Có điều đáng nhấn mạnh là cộng đồng người Việt ở Ba Lan khá thuần, chăm chỉ làm ăn, không gây nhiều phiền hà cho chính quyền nước sở tại, trẻ em chăm chỉ học hành, đạt nhiều thành tích.
Chính quyền Ba Lan chưa bao giờ kêu ca là tỷ lệ tội phạm của cộng đồng này là một con số đáng quan ngại.
Do vậy vấn đề người ta có gây khó khăn cho người Việt khi xin giấy phép cư trú hay không, cũng phụ thuộc vào chính người Việt.
Người Ba Lan sẽ xem xét kỹ là người Việt có nhu cầu thực sự sang lao động và sinh sống ở Ba Lan hay không, tức là cộng đồng này có mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và xã hội Ba Lan trong tương lai hay không.
Bài thể hiện quan điểm của tác giả Ngô Hoàng Minh, một phiên dịch viên tuyên thê làm việc cho Bộ Tư pháp Ba Lan. Ông sang Ba Lan du học từ 1980, tốt nghiệp ngành lập trình, khoa Tin học Đại học Bách khoa Wroclaw và hiện định cư ở Warsaw.
Tìm hiểu các đơn hàng tuyển lao động đi Balan thường xuyên và dễ ra visa tại đây :
Đơn hàng cơ khí ( hàn tàu biển ) thu nhập từ 35-50tr vnđ /tháng bao ăn ở ( chưa tay nghề dc đào tạo)
Đơn hàng ngành mộc , may ghế sofa thu nhập 30tr/tháng. bao ăn ở ( chưa tay nghề dc đào tạo)
Tuyển 50 nam nữ ldpt đơn hàng chế biến cá, chế biến thịt tại Balan thu nhập 30tr/tháng