Có một hình mẫu gia đình điển hình tại Nhật đó là, vợ suốt đời chỉ quần quật chăm lo việc nhà, còn chồng thì ra ngoài cực khổ gánh vác kinh tế cả gia đình đến nỗi kiệt sức mà chết. Thời nay, tuy hiện thực đó vẫn còn tồn tại nhưng đã giảm đi phần nào. Tuy nhiên các bạn có biết vì sao từ lâu đó lại là hình mẫu gia đình của người Nhật không? Hãy cùng công ty xuat khau lao dong nhat ban tìm hiểu những bí ẩn về hình mẫu gia đình này nhé.
Thuở xưa, quần đảo lớn bây giờ là tập trung của những quốc gia nhỏ bé mà bây giờ gọi là tỉnh, dần dà tập trung lại với nhau tạo ra đất nước Nhật Bản. Ở một trong những quốc gia nhỏ đó có một vị Vua tên gọi là Tono.
Vương quốc của ông có một đội quân bảo vệ đất nước. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung cho quân đội thì kinh tế đất nước sẽ giảm đi, nhất là nông nghiệp. Cho nên điểm đặc biệt ở Vương quốc này là thời bình, các binh lính ở nhà làm nông. Lúc chiến tranh thì gác cuốc lại ra mặt trận.
Ngày xưa, nông nghiệp không được kỹ thuật hoá như bây giờ, hẳn là người lính phải rất vất vả. Nhưng cũng chính vì vậy mà sức khoẻ của họ rất cường tráng và dẻo dai. Khi những trai tráng ra trận thì việc đồng áng không lẽ lại bỏ bê? Lúc đó phụ nữ ra tay bảo vệ mái nhà, nơi các chàng trai đánh trận trở về.
Từ câu chuyện lịch sử này mà đến tận bây giờ, gia đình Nhật Bản vẫn được cơ cấu theo một chuẩn mực như vậy. Nghĩa là đàn ông ra ngoài vì gia đình đấu tranh sinh tồn (đi làm kiếm tiền), người vợ bảo vệ nhà cửa (chăm lo con cái, dọn dẹp, bếp núc).
Nếu là thời phong kiến thì hình mẫu này thật lý tưởng tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nó dường như đã không còn phù hợp, gây nên rất nhiều vấn đề nhức nhối.
Trong tâm tưởng của rất nhiều người Nhật, chăm sóc con cái, giặt giũ, nấu ăn tất cả phải do bàn tay người vợ đảm đương. Việc phụ nữ đi làm, tuy đã không còn là chuyện xa lạ nhưng sau khi kết hôn, hoặc gia đình chồng không cho phép hoặc bị làm khó dễ nơi công sở mà hầu như họ đều phải nghỉ việc.
Ở Việt Nam thì khác, hầu như hiếm có chuyện chồng phải một mình lao lực đến chết như thế. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi những định kiến cũng phải bị đào thải đi, nhường chỗ cho những cái mới.
Thế nhưng, ở một đất nước cởi mở như Nhật Bản vẫn còn tồn tại rất nhiều góc khuất và sự bất bình đẳng này là một trong những vấn đề lớn còn sót lại.