Không giống như Việt Nam “rừng vàng biển bạc”, Nhật Bản là một quốc gia thiếu thốn tài nguyên và thường xuyên bị đe dọa bởi thiên tai. Để có được một xã hội hiện đại như ngày nay, người dân Nhật đã phải trải qua một thời kỳ đen tối, bị hành hạ bởi nạn đói hoành hành suốt thời gian dài và nếu nói về độ tham khốc thì có lẽ nó còn thảm khốc hơn cả nạn đói năm 1945 của Việt Nam nữa đó.
Chính trong thời kỳ khủng hoảng, người ta truyền miệng về một phong tục khiến người khác phải “sởn gai ốc” vì sự tàn nhẫn của nó tại vùng chân núi Asama, nơi xảy ra nạn đói Tenmei lịch sử khiến hơn 20.000 người thiệt mạng . Tục lệ này có tên là Ubasute (dịch theo nghĩa đen là vứt bỏ người già). Vậy các bạn có biết phong tục này như thế nào không? Hãy cùng công ty xuat khau lao dong nhat ban khám phá nhé.
Theo lịch sử, vào năm 1783, núi lửa Asama phun trào đã gây nên trận hạn hán lớn ở nhiều vùng trên khắp nước Nhật. Ngay sau đó, người dân còn phải đối diện với mưa lớn, lũ quét, sâu bọ phá hoại mùa màng, mọi hoạt động nông nghiệp gần như đình trệ, lương thực khan hiếm trong khi số miệng ăn lại quá nhiều. Nạn đói phủ một màu sắc ảm đạm lên toàn bộ khu làng ở vùng chân núi.
Để chiến đấu với nạn đói hoành hành, người dân vùng này phải tìm đủ mọi cách để duy trì cuộc sống. Thiên nhiên không cho phép họ trồng trọt chăn nuôi nhưng cơn đói có bao giờ ngừng lại. Cách duy nhất chính là giảm số nhân khẩu trong làng. Ngay lúc đó, một cuộc chọn lọc đã được thực hiện. Mỗi gia đình sẽ phải quyết định ai là người có ích, và ai là gánh nặng. Những người bị coi là “thừa thãi” buộc phải rời khỏi làng.
Đối tượng bị đào thải chính là người già – những người không thể đóng góp sức lao động cũng như không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, những đứa trẻ được sinh ra nếu là con gái cũng sẽ bị giết chết. Trước nạn đói, số lượng Nam – Nữ ở ngôi làng gần như cân bằng, nhưng sau đó, chỉ còn tầm dưới 30% dân trong làng là nữ giới.
Trong các câu chuyện truyền miệng Nhật Bản, Ubasute được miêu tả như sau. Người con trai sẽ cõng mẹ mình lên đỉnh núi. Trong quá trình di chuyển, người mẹ sẽ bẻ cây ven đường ném xuống đất làm dấu cho cậu con trai trở về ngôi làng. Một khi bị bỏ rơi như vậy, người mẹ sẽ chết vì đói, ảo giác và cóng do nhiệt độ xuống thấp vào buổi tối.
Tuy xuất hiện khá nhiều trong truyền thuyết và nghệ thuật dân gian của Nhật, thực hư của phong tục này vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Vì không có nhiều bằng chứng về tục lệ này, người dân Nhật Bản vẫn luôn xem đó là lời đồn thất thiệt.
Dù phong tục ấy có thật hay không, nước Nhật đã trải qua một thời gian đen tối khủng hoàng đắm chìm trong nạn đói trước khi trở thành cường quốc có nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới. Nói thêm về những người già ở Nhật, có một sự thật tồn tại trong xã hội Nhật Bản đó là, người già thường được đưa vào sống tại các Nhà dưỡng lão thay vì ở với con cháu.
Xã hội Nhật Bản ngày nay đã có những bước tiến vượt bậc, người già tại Nhà dưỡng lão nhận được sự quan tâm chăm sóc của các điều dưỡng viên, tận tâm cùng với thiết bị y tế hiện đại. Sẽ không tồn tại cảnh con cái phải lựa chọn từ bỏ cha mẹ vì sự sống của chính mình. Thế nhưng, một số người già vẫn chọn lựa tách ra khỏi gia đình khi cảm thấy bản thân không còn sức để lao động. Có người vào Nhà dưỡng lão, có người chọn sống và chết một mình (trong tiếng Nhật gọi là Kodokushi) để không làm phiền đến con cái.