Không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên, Đài Loan còn được mệnh danh là “con rồng châu Á” với nền kinh tế Đài Loan phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vực châu Á thu hút rất nhiều nguồn lao động của các quốc gia trong khu vực đi xuat khau lao dong dai loan tới đây làm việc. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh chóng về cả các ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại, Đài Loan có một nền kinh tế tự do năng động và giảm dần dần hướng dẫn của chính phủ nước về ngoài đầu tư và thương mại.
Xuất khẩu và nhập khẩu nguồn lao động là động lực cung cấp chính cho công nghiệp hóa. Đài Loan thặng dư thương mại, và tiền dự trữ nước ngoài được xếp vào lọai lớn so với những nước phát triển. Có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40 năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân theo đầu người là 14.000USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới.Tiền Đài Loan có tên là đồng Đài tệ(NT$) gồm tiền giấy và tiền kim loại, dễ chuyển sang Đô la Mỹ (USD) và các ngoại tệ khác tại ngân hàng.
=>> Xem thêm : Tỉ giá Đài Tệ hàng ngày
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người của một nước được xem là cao khi đạt 12.735 USD trở lên (số liệu tính đến năm 2014). Và chiếu theo định nghĩa đó thì đến tháng 7/2015, trên thế giới có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp vào nhóm này. Tại Đài Loan (Trung Quốc), thu nhập bình quân đầu người năm 2015 vào khoảng 46,8 nghìn USD/năm (theo thống kê của CIA – The World Factbook), ngang ngửa so với Nhật, Úc.
Những thập kỷ gần đây, lĩnh vực điện tử luôn là động lực tăng trưởng kinh tế Đài Loan. Lĩnh vực bắt đầu được phát triển vào đầu thập niên 70 khi Đài Loan muốn phát triển công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Khi lãnh đạo Đài Loan lựa chọn con đường phát triển ngành điện tử công nghệ cao, môi trường kinh doanh khi đó cực kỳ bất lợi.
Lĩnh vực công nghệ của Đài Loan phát triển nhanh chóng, khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Năm 2013, UMA là công ty lớn thứ 3 trong ngành bán dẫn với 10% thị phần. Công ty đứng đầu ngành bán dẫn thế giới năm 2013 đồng thời là công ty TSMC của Đài Loan, một công ty khác được thành lập bởi các cơ quan đầu tư và nghiên cứu do chính quyền Đài Loan lập ra.
Mạng lưới thông tin liên lạc của Đài Loan cũng rất phát triển, số lượng máy điện thoại vào loại cao nhất trên thế giới cho nên việc liên lạc bằng điện thoại, fax, emailcar nội địa và ra ngoài Đài Loan khá dễ dàng, thuận tiện. Bạn có thể gọi điện thoại ở các “bốt” điện thoại công cộng trên đường phố bằng cách mua thẻ gọi điện thoại bằng cách mua thẻ điện thoại trong những cửa hàng ELEVEN có trên toàn Đài Loan, tại đây còn có cả dịch vụ fax và một số dịch vụ khác.
Tình hình kinh tế Đài Loan năm 2017
Theo Tổng cục về Ngân sách, Kế toán và Thống kê, kinh tế của Đài Loan đã trở lại đúng hướng trong năm 2016 với mức tăng trưởng sản phẩm quốc nội 1,4% so với tốc độ tăng trưởng chỉ 0,75% trong năm 2015 – con số thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu năm 2007.
Chính phủ dự báo tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2017 sẽ là 1,87%. Tuy nhiên, cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Đài Loan Academia Sinica dự báo một tỷ lệ thấp hơn, 1,68%.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao có thể làm suy yếu nhu cầu nội địa. Academia Sinica ước tính tiêu dùng cá nhân tăng trưởng 2,03% trong năm 2016, nhưng dự báo tỷ lệ này chỉ đạt 1,3% trong năm 2017.
Năm 2016, tổng lượng khách du lịch đến Đài Loan giảm 4%, trong đó gần 30% đến từ Trung Quốc. Sự suy giảm này không thể bù đắp được sự gia tăng mạnh (17,47%) về số lượng khách du lịch đến từ các quốc gia khác.
Với những bất ổn trong thời gian gần đây, chính quyền của Tổng thống Thái Anh Văn đã bắt tay vào các chính sách mới để đảm bảo cho đà phát triển nền kinh tế Đài Loan, bao gồm “Chính sách Hướng Nam Mới” tập trung vào việc tăng cường hợp tác kinh doanh và trao đổi thương mại giữa Đài Loan và 18 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.
Một sáng kiến đầy tham vọng để kích thích phát triển nền kinh tế của Đài Loan khác là kế hoạch phát triển Thung lũng Silicon ở châu Á, nhằm mục đích thúc đẩy sự đổi mới, nghiên cứu và phát triển các thiết bị và ứng dụng Internet. Bên cạnh đó là để nâng cấp hệ sinh thái khởi nghiệp và kinh doanh của Đài Loan.
[table “11” not found /]