Theo thống kê của ngành Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng: Mỗi năm trên địa bàn tỉnh Lâm đồng có 20 đến 30 doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động từ các tỉnh, thành phố về phối hợp với địa phương để tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Lâm Đồng
Qua các năm triển khai chương trình xuất khẩu lao động tại địa phương đã mang lại những kết quả thiết thực. Theo phân tích của ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh Lâm đồng trong 5 năm gần đây, số tiền người lao động gửu về nước hơn 167 triệu USD tương đương với 3.340 tỷ Việt Nam đồng. Từ nguồn vốn này, nhiều gia đình đã đầu tư vào sản xuấ, kinh doanh, dịch vụ tại thêm nhiều việc làm mới..Từ chương trình xuất khẩu lao động đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm cho 5.000 lao động, đặc biệt giúp người dân vùng sâu vùng xa , vùng đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo góp phần quan trong vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh.
Công tác XKLĐ năm 2016 không chỉ số lượng vượt kế hoạch giao mà vui hơn là có đến hơn 70% đến được với thị trường Nhật Bản. Trong năm 2016, tỉnh Lâm Đồng có 413 NLĐ tại thị trường Nhật Bản cùng 204 lao động ở các thị trường khác. Theo ông Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Phòng Việc làm – An toàn lao động (Sở LĐTB&XH), số lao động này đã gửi về cho gia đình khoảng 120 tỷ đồng, trung bình 10 tỷ đồng/tháng. Năm 2014, chắc chắn con số đó còn tăng lên nhiều hơn nữa. Quả là XKLĐ không còn chỉ giúp nhiều hộ thoát được nghèo mà thực sự đưa họ thụ hưởng một cuộc sống tươi mới hơn hẳn về chất. Nhiều hộ gia đình đã trả hết tiền vay ngân hàng, mua đất sản xuất, làm nhà mới, sắm nhiều trang thiết bị hiện đại.
Theo thống kê của Sở LĐTBXH Lâm Đồng, tại phiên GDVL lần thứ bảy (Đà Lạt) mới đây, đã có 1.150 NLĐ tìm đến. Trong số này, 226 người được giới thiệu việc làm và thông tin về XKLĐ được các nhà tuyển dụng “chào mời” nồng nhiệt, nhưng rất ít LĐ quan tâm. Phiên GDVL này được tổ chức ngay tại TTGTVL Lâm Đồng (địa bàn Đà Lạt), có đến 51 DN trong và ngoài tỉnh tham gia tuyển dụng LĐ với con số được đưa ra lên đến trên 1.000 người, đó là chưa kể số lượng LĐ “dự kiến” thu hút vào dự án bauxite nhôm Lâm Đồng (khoảng 1.200 LĐ). Tương tự, ở hai phiên GDVL tại Lâm Hà và Đức Trọng, số DN tham gia cũng không ít và số LĐ dự kiến được tuyển dụng cũng không nhỏ. Các chỉ tiêu XKLĐ được “chào mời” tại hai phiên giao dịch này cũng khá nổi bật, nhưng sự lựa chọn của NLĐ xem ra lại “lệch kênh” so với các nhà tuyển dụng. Thị trường XKLĐ được chào mời tại ba phiên GDVL nói trên vẫn là thị trường XKLĐ truyền thống của Lâm Đồng như: Malaysia, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc… với các ngành nghề quen thuộc: LĐPT, giúp việc gia đình… “NLĐ đến phiên giao dịch chủ yếu là để… tìm hiểu thông tin XKLĐ, chứ chưa thực sự sẵn sàng đi làm việc ở nước ngoài”
Do một số LĐ nước ngoài về nước trước thời hạn nên nhiều NLĐ có tâm lý ngại khi nghĩ đến XKLĐ. Hơn nữa, một số thị trường “dễ tính” thì chưa thực sự hấp dẫn LĐ Lâm Đồng, bởi thu nhập không cao, còn các thị trường LĐ “cao cấp” có thu nhập cao thì tay nghề và trình độ của NLĐ Lâm Đồng không đáp ứng được!”. Từ thực tế, mặc dù thông tin XKLĐ được đặc biệt lưu ý tại ba phiên GDVL Lâm Đồng gần đây nhất, nhưng sự “chuyển động” trong nhận thức của NLĐ tìm việc tại các phiên GDVL vẫn chưa có dấu hiệu tích cực. Trong thời gian gần đây, mỗi năm Lâm Đồng chỉ đặt ra chỉ tiêu không quá cao về XKLĐ – khoảng trên dưới 500 người – nhưng xem ra vẫn chưa có sự “gặp nhau”
II. Lâm Đồng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo và tuyển dụng xuất khẩu lao động
Để chủ động cung và cầu về XKLĐ, ngay từ cuối năm 2016, ngành LĐTB&XH Lâm Đồng đã gửi văn bản đến các doanh nghiệp (DN) XKLĐ ở các thành phố và tỉnh đề nghị thông báo về nhu cầu ngành nghề, đối tượng… Theo đó, kế hoạch thực hiện được cụ thể hóa gửi các huyện, thành phố trong tỉnh để triển khai ngay. Nét mới nhất trong công tác XKLĐ của tỉnh Lâm Đồng mang tính đột phá là triển khai kênh thông tin đến từng hộ dân. Ngành LĐTB&XH phối hợp với Bưu điện tỉnh in hàng chục ngàn phiếu thông tin phát miễn phí. Trong phiếu ghi rõ những nội dung cụ thể như điều kiện về tuổi, cân nặng; các ngành nghề; mức chi phí; mức lương hàng tháng,… của từng thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Malaisia, Trung Đông và Hàn Quốc. Phiếu cũng cung cấp những nội dung thiết thực khác về chính sách hỗ trợ chung của tỉnh như: học phí học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; chi phí làm hộ chiếu, khám sức khỏe… và hỗ trợ thêm đối với lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, bộ đội, công an xuất ngũ, con gia đình chính sách. Người dân tiếp nhận phiếu thông tin này còn nắm được cả những chính sách vay vốn và lãi suất; địa chỉ, điện thoại, Email để được giải đáp. Với cách làm “cuốn chiếu” từng địa bàn huyện, trong năm 2017, nhà tuyển dụng đã có nguồn ứng viên đầu vào dồi dào và ý thức tốt trước khi tham gia tuyển trạch.
Năm 2017, Bộ cần tập trung vào các lĩnh vực giải quyết việc làm; dạy nghề; xuất khẩu lao động (XKLĐ); cần hướng công tác XKLĐ như một mũi nhọn trong giải quyết việc làm”, đó là ý kiến chỉ đạo ngành LĐTB&XH của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Là tỉnh Tây Nguyên, vài năm gần đây, công tác đưa người đi lao động ở nước ngoài (gọi là XKLĐ) của Lâm Đồng từng bước ổn định, đặc biệt là năm 2017, có gần 650 người, vượt hơn 3% so với kế hoạch được giao.
Nhưng, điều lớn hơn và mang ý nghĩa lâu dài hơn mà XKLĐ đưa lại chính là đất nước và tỉnh có một nguồn nhân lực tay nghề tinh thông, tác phong lao động chuyên nghiệp, chứ không dừng lại giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Ở tỉnh Lâm Đồng, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đã được tỉnh xác định là 1 trong 9 mũi nhọn phát triển kinh tế.
Vấn đề đặt ra là cần quan tâm đặc biệt đến đội ngũ lao động làm việc ở nước ngoài khi họ hết hạn hợp đồng trở về. Địa phương cần có chính sách và kế hoạch tiếp nhận, tuyển dụng lao động đối với những hợp đồng XKLĐ về nước. Ở phương diện khác, để công tác XKLĐ phát triển có hiệu quả, thực sự “ích nhà lợi nước”, các ngành liên quan như giáo dục, nông nghiệp,…, các địa phương phải có kế hoạch giáo dục dạy nghề gắn với định hướng XKLĐ, nhất là những học sinh không có khả năng đỗ đại học.
[table “16” not found /]