Theo số liệu thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm, có khoảng 2.500 lượt người đi XKLĐ. Lao động của Phú Thọ đang làm việc tại các nước thường xuyên duy trì con số 7.500 người, tập trung chủ yếu: (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản và khu vực Trung Đông. Nguồn ngoại hối chuyển về nước trung bình khoảng 700 tỷ đồng/năm. Đối với một số xã, qua tính toán, số tiền người đi XKLĐ gửi về hàng năm còn cao hơn nhiều lần tổng thu ngân sách địa phương.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Phú Thọ
Với nguồn ngoại hối gửi về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã giúp hàng nghìn hộ dân ổn định sinh kế và góp phần đổi mới diện mạo nhiều vùng quê. Thế nhưng, vì cái lợi trước mắt mà nhiều lao động đã mạo hiểm đánh cược cuộc đời đi xuất cảnh trái phép, XKLĐ cũng kéo theo nhiều hệ lụy trong đời sống xã hội.
XKLĐ đã góp phần không nhỏ làm cho diện mạo nhiều làng xã thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo giảm, nhiều nhà có “của ăn, của để” đã dùng tiền vốn tích lũy được để phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại quê hương.
Một trong những “xã xuất ngoại” phải kể đến ở đây là xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, nơi có trên 60% gia đình có người đi XKLĐ. Ông Đào Bình Soi – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao cho biết: Phong trào XKLĐ phát triển mạnh, có định hướng chỉ đạo từ năm 2004. Xã có trên 8.000 dân nhưng đã có khoảng 3.000 lượt người đi XKLĐ, hàng năm duy trì trên 800 lao động làm việc tại các thị trường Hàn Quốc,Nhật Bản, Đài Loan , Cộng hòa Séc. Nhiều gia đình có từ 7-9 người xuất ngoại. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm người lao động trong xã gửi về khoảng 30 tỷ đồng. Có vốn, người dân đầu tư xây nhà, mở rộng kinh doanh, buôn bán dịch vụ. Điều đó lý giải vì sao Vĩnh Lại giờ đây sầm uất như thế.
Liên Hoa – một xã thuần nông thuộc vùng đất giữa của huyện Phù Ninh không thuận lợi về đường giao thông nên củ sắn, củ khoai người dân nơi đây làm ra rất khó tiêu thụ. Năm 2004, xã đã xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó XKLĐ là định hướng mũi nhọn. Một số người đã mạnh dạn đi XKLĐ theo hướng dẫn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Chỉ sau vài tháng, các lao động này đã gửi tiền về cho gia đình. Nhìn thấy con đường thoát nghèo ngay trước mắt, phong trào “xuất ngoại” đã hình thành ở địa phương. Toàn xã có khoảng 1.000 hộ thì trên 600 hộ có người đi XKLĐ với trên 1.000 lượt người xuất ngoại làm việc tại các nước Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… 99% số nhà cao tầng trong xã được xây từ tiền đi XKLĐ. Trước năm 2008, bình quân chung đầu người toàn xã chỉ đạt 6-7 triệu đồng/năm, đến nay đã đạt 20 triệu đồng/người/năm. Trung bình nguồn ngoại hối do người lao động chuyển về đạt gần 30 tỷ đồng/năm.
Phú thọ cần dẩy mạnh hơn công tác đào tạo và tuyển dụng xuất khẩu lao động
XKLĐ đã góp phần không nhỏ làm cho diện mạo nhiều làng xã thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo giảm, nhiều nhà có “của ăn, của để” đã dùng tiền vốn tích lũy được để phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại quê hương.
Tìm con đường thoát nghèo bằng XKLĐ là giải pháp đúng đắn của nhiều hộ gia đình. Song, do kinh tế eo hẹp, không có việc làm và nhận thức chưa đầy đủ nên nhiều lao động đã xuất cảnh trái phép hoặc cố tình cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài khi hết thời hạn hợp đồng lao động. Qua tìm hiểu, tình trạng xuất cảnh trái phép diễn ra khá phức tạp ở các huyện vùng sâu, vùng xa như: Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Thủy. Lao động chủ yếu xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc hoặc qua Thái Lan theo diện miễn thị thực cho khách du lịch.
Đáng nói hơn cả là tình trạng thất nghiệp sau XKLĐ. Không ít người đi XKLĐ trở về chưa xác định được sẽ làm gì, sử dụng đồng vốn thế nào để sinh lời và ổn định cuộc sống lâu dài. Vì thế, một bộ phận không nhỏ lao động sau khi về nước lại làm thủ tục, hồ sơ đi XKLĐ lần 2, lần 3 hoặc tiếp tục tái thất nghiệp! Những hệ lụy trên đòi hỏi ngành chức năng, các địa phương cần có những giải pháp để XKLĐ đi đúng hướng, thực sự trở thành con đường thoát nghèo, ổn định sinh kế cho người lao động.
Để tránh tình trạng lừa đảo trong XKLĐ, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, UBND các huyện, thành, thị tuyên truyền đến mọi người dân công tác XKLĐ, đồng thời phát cuốn tài liệu tuyên truyền “Thông tin và cẩm nang giao tiếp tại một số thị trường XKLĐ” tới 277 xã, phường, thị trấn để nhân dân hiểu được một số quy định pháp luật, phong tục tập quán các thị trường XKLĐ chính hiện nay như: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Quatar, UAE… trước khi đăng ký tham gia XKLĐ
Nhận thức của người lao động, đặc biệt là lao động nghèo, miền núi về chính sách XKLĐ và thị trường ngoài nước chưa đầy đủ, dẫn đến việc đã đăng ký với doanh nghiệp nhưng lại thay đổi không đi. Mức ngân hàng quy định cho vay đi XKLĐ vẫn còn thấp hơn so với nhu cầu chi phí của một số thị trường, ảnh hưởng và hạn chế số lượng người đi XKLĐ (hiện nay mức vay bình quân đi XKLĐ tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh là 30 triệu đồng/người)… Khắc phục những khó khăn, bằng các biện pháp đổi mới, năm nay, tỉnh ta phấn đấu XKLĐ 2.500 lao động. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền về công tác XKLĐ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến mọi người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về XKLĐ; tuyên truyền sâu rộng các thông tin thị trường về XKLĐ đến người lao động; đổi mới hình thức tuyên truyền để các thông tin về XKLĐ đến được với mọi người lao động; lựa chọn các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín, khai thác các thị trường XKLĐ ổn định và thu nhập cao để giới thiệu về tuyển chọn lao động tại các huyện, thành, thị; gắn kết các doanh nghiệp với các trường, trung tâm dạy nghề trong tỉnh tuyển sinh các nghề mà thị trường lao động yêu cầu để nâng cao chất lượng lao động, tăng tỷ trọng lao động có nghề, ngoại ngữ, giảm tỷ lệ lao động phổ thông đi XKLĐ…
[table “16” not found /]