Từ giữa năm 2012 đến nay, để tạo điều kiện thuận lợi và mở ra nhiều cơ hội hơn cho NLĐ, tỉnh đã cho phép một số công ty mở văn phòng đại diện tại TP.Vũng Tàu để tuyển trực tiếp lao động đi XKLĐ, đến nay có thêm nhiều các công ty khác được quyền tham gia lĩnh vực này tại tỉnh BR-VT. Việc mở rộng DN tham gia XKLĐ trên địa bàn tỉnh tưởng chừng sẽ tháo gỡ được phần nào khó khăn và thúc đẩy công tác XKLĐ của tỉnh nhưng tình hình vẫn không mấy cải thiện. Trong nhiều năm liền, chỉ tiêu về XKLĐ của tỉnh luôn nằm ở ngưỡng thấp. Thống kê của ngành LĐTBXH tỉnh cho thấy, từ năm 2011 đến hết 5 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh chỉ có 109 người đi XKLĐ, thậm chí, năm 2011 chỉ thu hút được 11 người.
I. Người lao động tại Vũng Tàu không hề mặn mà với xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là lao động tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay, người lao động tại BR-VT không mặn mà “xuất ngoại”, bởi chi phí XKLĐ cao, mức lương chưa thực sự hấp dẫn, tay nghề yếu, thiếu các kỹ năng mềm…
Khảo sát tại các phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức gần đây nhận thấy, người lao động khá thờ ơ với thị trường XKLĐ. Tại mỗi phiên giao dịch việc làm, đều có 2-3 đơn vị tham gia tuyển dụng lao động đi làm việc tại Ả Rập Xê Út, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Rumani… Tuy nhiên, bàn phỏng vấn của những đơn vị này luôn vắng bóng lao động đến tìm hiểu, đăng ký.
Không chỉ thị trường Nhật Bản, một số công ty hiện có rất nhiều đơn hàng XKLĐ ở các thị trường như: Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan… ở mọi vị trí, với mức lương hấp dẫn. Cụ thể, lao động phổ thông có mức thu nhập từ 9-20 triệu đồng/tháng; kỹ sư công nghệ thông tin, quản lý có tay nghề, trình độ cao mức lương dao động từ 40-70 triệu đồng/tháng… nhưng vẫn ít NLĐ tham gia. Bà Hàn Thị Hạnh, nhân viên tuyển dụng Công ty Việt Thắng cho biết, công ty đã tham gia nhiều phiên giao dịch việc làm nhưng vẫn khó thu hút được lao động ở BR-VT.
Tại phiên giao dịch việc làm có 2.000 lượt người tham dự nhưng chỉ có 38 người tham gia tư vấn XKLĐ và trong số này chỉ có 6 người đăng ký XKLĐ. Nguyên nhân là do NLĐ còn lạ lẫm với việc XKLĐ nên có tâm lý e ngại.
II. Tỉnh Vũng Tàu cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo người lao động đi XKLD
Nhận định chung về thị trường XKLĐ năm 2017, theo đánh giá của Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Năm 2017, được dự báo sẽ có nhiều DN phá sản, số người thất nghiệp gia tăng, do đó XKLĐ giữ vai trò rất lớn trong ổn định kinh tế – xã hội cũng như xóa đói giảm nghèo.
Được biết, hàng năm Sở LĐ-TB-XH đều có kế hoạch, chỉ tiêu cho XKLĐ là 50 người, thế nhưng, hầu như rất khó thực hiện. Theo báo cáo, toàn tỉnh hiện có khoảng 50 người đi XKLĐ sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Dubai, Malaysia, Đài Loan… Sở LĐ-TB-XH cũng đã có khá nhiều giải pháp để thúc đẩy XKLĐ, trong đó có việc phối hợp với các đơn vị chức năng tìm kiếm các thị trường XKLĐ tiềm năng, có uy tín, nhằm mở rộng cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho NLĐ, nhất là lao động thuộc diện hộ nghèo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các DN, nguyên nhân XKLĐ khó thu hút được sự chú ý của NLĐ là do các địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác XKLĐ; việc tuyên truyền XKLĐ chưa sâu rộng, người dân còn thiếu thông tin chính thống.
Để đẩy mạnh công tác XKLĐ, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài an toàn, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về những kênh XKLĐ hợp pháp, cung cấp những địa chỉ mà NLĐ có thể liên hệ chính thống. Bên cạnh đó, cũng khuyến cáo NLĐ về những hành vi đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép của các tổ chức, cá nhân không có chức năng. Các cơ quan chức năng cầnsiết chặt các hoạt động tư vấn, tuyển dụng XKLĐ của các DN để tránh tình trạng lừa đảo, gây thiệt hại cho NLĐ; xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng vẫn tuyển dụng và đưa NLĐ đi xuất khẩu theo các hình thức khác như du lịch.
Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ lao động thuộc diện cận nghèo, bộ đội xuất ngũ và gia đình khó khăn được vay vốn ưu đãi đủ chi phí xuất cảnh đi XKLĐ. Tỉnh cũng cần quan tâm chỉ đạo các DN XKLĐ có đủ năng lực tham gia tuyển chọn và đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Cùng với đó, các trường ĐH, CĐ, trung cấp, trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh cần phối hợp với các DN XKLĐ để tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng, tạo nguồn LĐ để XKLĐ; tăng cường và đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền XKLĐ trên các phương tiện truyền thông đại chúng; thường xuyên tổ chức tư vấn trực tiếp cho NLĐ tại các địa phương có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra, về phía các DN tuyển dụng, cần nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết bảo đảm quyền lợi cho người tham gia XKLĐ, nhất là khi có những vấn đề phát sinh xảy ra.
[table “16” not found /]