Sơn La là tỉnh có diện tích đứng thứ 3 của Viêt Nam với 1 thành phố và 11 huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp, Vân Hồ. Trong năm 2016, trên toàn tỉnh Sơn La có chưa đến 100 người đi xuất khẩu lao động tại các thị trường nước ngoài. Những năm gần đây tỉnh Sơn La tích cực đẩy mạnh việc phát triển kinh tế của vùng và đã có những chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại Sơn La
UBND huyện Sốp Cộp vừa phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Than – Khoáng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị tư vấn, tuyển dụng lao động cho 200 đoàn viên thanh niên tại 3 xã Mường Lạn, Mường Và, Sam Kha.
Tại Hội nghị, đại diện Trường Cao đẳng nghề Than – Khoáng sản Việt Nam đã tư vấn, thông tin đến người lao động về các ngành nghề đào tạo, các chính sách tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo, cử đi học nghề và bố trí việc làm sau đào tạo. Hiện nay, các ngành học, nhà trường đang tuyển dụng đào tạo là khai thác mỏ, xây dựng mỏ, cơ điện mỏ. Đối tượng tuyển dụng là nam thanh niên, tuổi từ 17 – 35, có sức khỏe tốt, trình độ văn hóa từ tốt nghiệp THCS trở lên. Khi tham gia học, các học viên được các doanh nghiệp ký hợp đồng lao động để cử đi học nghề, được miễn 100% kinh phí đào tạo, được ăn ở miễn phí. Trong thời gian thực tập sản xuất được hưởng mức lương tối thiểu bằng 70% cho đến 100% so với công nhân chính thức. Sau khi tốt nghiệp nghề được Công ty ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và bố trí công việc ngay theo đúng trình độ đào tạo; được hưởng mọi quyền lợi theo Bộ Luật lao động quy định. Mức lương từ 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng/tháng.
II. Sơn La cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo và xuất khẩu lao động
Nâng cao nhận thức của người lao động, làm cho người lao động có ý thức tích cực tham gia xuất khẩu lao động. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi xuất khẩu lao động theo quy định của nhà nước, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đối với người lao động để tham gia xuất khẩu lao động theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động triển khai hoạt động dạy nghề, giáo dục định hướng cho người lao động, khai thác các thị trường lao động phù hợp với trình độ và đặc tính của lao động tỉnh Sơn La, Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho người xuất khẩu lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia lao động xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của công tác xuất khẩu lao động trong giai đoạn 2016 – 2020.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người lao động về chính sách của nhà nước về xuất khẩu lao động. Xác định rõ xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng trong giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, giới thiệu các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu đến tỉnh Sơn La để tuyển dụng lao động tham gia xuất khẩu lao động
Tăng cường các biện pháp chỉ đạo nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã, phường trong việc phối hợp với doanh nghiệp tuyển lao động đi xuất khẩu lao động; phối hợp giáo dục, quản lý lao động để khắc phục tình trạng lao động bỏ trốn, vi phạm pháp luật của nước sở tại, tạo tâm lý tin tưởng cho người lao động tích cực tham gia xuất khẩu lao động
[table “16” not found /]