Trong năm 2016, toàn tỉnh đã đưa 2.800 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trong đó tập trung chủ yếu tại các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia…Đa số người lao động đều có được công việc ổn định với mức thu nhập tốt, đã và đang gửi 1 lượng ngoại tệ lớn về phát triển kinh tế gia đình, địa phương.
Theo thống kê, nguồn ngoại hối được người lao động từ nước ngoài gửi về địa phương trong năm 20156 lên tới 75,1 triệu USD tương đương 1.650 tỷ VNĐ. Tổng năm 2016, con số đạt gần 1.800 tỷ VNĐ.
Năm nay toàn tỉnh đặt mục tiêu đưa 3.000 người trở lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó lao động có tay nghề chiếm từ 40-50%.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại Thái Bình
Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh Thái Bình cho biết, hầu hết lao động đã xuất cảnh đều có việc làm ổn định, sức khỏe tốt, thu nhập khá. Còn theo số liệu báo cáo và khảo sát của các xã, phường, thị trấn, 47% lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng/người/tháng, 32% ở mức 4 – 5 triệu đồng/người/tháng, 21% có thu nhập hàng tháng từ 6 triệu đồng trở lên. Trước đây, mỗi năm người đi xuất khẩu lao động gửi về quê bình quân khoảng trên 300 tỷ đồng Việt Nam. Đến năm 2006, con số đó đã là 638,8 tỷ. Năm 2007, như đã nói ở trên, là gần 750 tỷ đồng. Riêng xã Vũ Hội (Vũ Thư), với 700 lao động đang làm việc ở nước ngoài, số ngoại tệ mà họ gửi về (năm 2006) quy đổi ra tiền Việt Nam xấp xỉ 40 tỷ đồng. Đây thực sự là nguồn lực tài chính quan trọng góp phần giúp cho nhiều gia đình “đổi đời”. Bộ mặt nông thôn cũng nhờ đó mà khởi sắc. Mấy năm gần đây có số tăng lên rất nhiều
Thuận lợi cho công tác xuất khẩu lao động ở Thái Bình , đó là nguồn lao động dồi dào, trẻ, khỏe, trình độ văn hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Thêm vào đó, chủ yếu là thị trường xuất khẩu lao động Nhật bản, và một số nước khu vực Trung Đông được xem là khá “dễ tính”, không đòi hỏi trình độ tay nghề kỹ thuật cao, lại có nhu cầu tuyển dụng với số lượng lớn. Chi phí đi các nước này cũng được coi là phù hợp với khả năng, điều kiện của phần lớn những người có nhu cầu xuất khẩu lao động.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng tạo những điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc hoàn thiện các thủ tục có liên quan, như làm hộ chiếu, khám sức khỏe… Các ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Chính sách xã hội đã cho 1.800 người vay 31 tỷ đồng đóng lệ phí. Đặc biệt, từ khi Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh Thái Bình và sau đó là Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các huyện, thành phố được thành lập thì công tác xuất khẩu lao động dần đi vào nề nếp. Mục tiêu mỗi năm toàn tỉnh xuất khẩu từ 2.000 – 2.500 lao động đã được thực hiện vượt kế hoạch.
II. Thái Bình cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo và tuyển dụng XKLD
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xuất khẩu lao động cũng còn nhiều vấn đề cần bàn. Cho dù chúng ta đã đưa được một số lượng khá lớn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, song mới chủ yếu là lao động phổ thông, còn rất ít lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề cao. Chính vì điều đó nên thu nhập của người lao động còn thấp. Thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam tuy đã được mở rộng nhưng nhìn chung mới chỉ loanh quanh ở một số nước khu vực châu Á và Đông nam châu Á, trong đó thị trường xuất khẩu lao động Malaysia tuy không đòi hỏi lao động phải có trình độ tay nghề kỹ thuật cao, chi phí hợp lý, có thể tiếp nhận số lượng lao động lớn nhưng do tiền lương thấp nên không thực sự hấp dẫn người lao động. Còn Đài Loan thì đã dừng tiếp nhận lao động Việt Nam từ 1/2005 do tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc với số lượng lớn. Như vậy, điều cần thiết lúc này là “mở đường” tìm đến những thị trường mới. Đáng mừng là một số công ty đã và đang triển khai tuyển chọn lao động đi làm việc tại Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Brunei, Ma Cao (Trung Quốc)… Đến nay, tỉnh đã tiếp nhận 81 công ty do Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – TBXH) giới thiệu về tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Con số đó có vẻ hơi nhiều so với nhu cầu thực tế.
Vừa qua, các địa phương phản ánh nhiều về tình trạng hàng tá doanh nghiệp được trên giới thiệu về, nhưng số hoạt động thực sự hiệu quả thì chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Doanh nghiệp khá nhất, làm tốt công tác tư vấn, đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động cũng mới chỉ đưa được 923 người xuất cảnh. Rõ ràng “đông mà không tinh”. Đó là chưa kể đến tình trạng một số doanh nghiệp “đi tắt, đón đầu”, làm việc thẳng với xã mà không qua huyện, gây nhiều khó khăn cho công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành. Đây là vấn đề mà Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh cần quan tâm và có giải pháp xử lý, tránh tình trạng “lắm cha con khó lấy chồng”, bởi doanh nghiệp nào cũng nói hay, nói tốt nhưng trên thực tế nhiều đơn vị lại để người lao động phải chờ đợi, thậm chí nhiều người phải chờ đến 1 – 2 năm mới xuất cảnh được, gây tâm lý bức xúc và tốn kém tài chính cho người lao động.
Chính vì vậy việc cần thiết phải thực hiện đó chính là đạo tạo nâng cao tay nghề của người lao động và tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động. Đồng thời chấn chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp môi giới trên địa bàn tỉnh.
[table “16” not found /]