Từ năm 1999, đến nay đơn vị đã đưa gần 10.000 người sang nước ngoài làm việc và thực tập ở các thị trường chủ yếu là: Nhật Bản, Đài Loan, UAE, Malaysia. Chỉ tính riêng trong năm 2016, toàn tỉnh Thái Nguyên đã đưa được 1.597 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 159,7% kế hoạch. Riêng 6 tháng đầu năm 2017 đã có 421 người đi xuất khẩu lao động, trong đó có hơn 100 lao động đi giúp việc gia đình ở Ả rập Xê út.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại Thái Nguyên
Những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền về xuất khẩu lao động nhằm góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, tăng nguồn thu ngoại tệ và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Trong đó, các cấp chính quyền và các địa phương trong tỉnh đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể các cấp tổ chức tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức trực tiếp, gián tiếp, phát tờ rơi, in những thông tin cần thiết như: trình độ tay nghề, công việc làm, nước đến làm việc và thu nhập hàng tháng. Từ năm 2014, tỉnh Thái Nguyên bắt đầu tổ chức truyền thông trực tiếp về hoạt động xuất khẩu lao động tại các xóm, xã. Kết quả, ngay trong năm, toàn tỉnh mở được 10 lớp với gần 600 người tham gia; từ đầu năm 2015 đến nay mở 1 lớp tại huyện Võ Nhai cho 60 người, đến cuối năm tiếp tục mở thêm 3 lớp tuyên truyền về lĩnh vực này. Thông qua các lớp truyền thông trực tiếp đã tạo điều kiện cho mọi người dân được tìm hiểu, lựa chọn công việc, thị trường lao động phù hợp để đăng ký tham gia. Đặc biệt, chính quyền các địa phương cùng với ngành Lao động – TBXH theo dõi, nắm bắt thông tin thường xuyên của người lao động làm việc ở nước ngoài, cũng như liên lạc với gia đình, với đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhằm tạo sự gắn bó, trách nhiệm trong phối hợp giải quyết các vấn đề khó khăn về thủ tục pháp lý, cũng như những sự cố xảy ra ngoài ý muốn.
Từ nguồn ngoại tệ mà các lao động gửi về, nhiều gia đình đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh góp phần giải quyết việc làm cho bản thân, gia đình và tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, đóng góp một phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Nhiều lao động là hộ nghèo sau khi xuất khẩu lao động trở về nước đã thoát nghèo, trở thành hộ khá giàu, nhiều người còn trở thành nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp. Những lao động này không chỉ tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình, mà họ còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Điển hình trong số đó phải kể đến chị Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần chè Vạn Tài ở xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên. Trước đây, từ một lao động đi giúp việc gia đình tại Đài Loan, với nguồn vốn và kinh nghiệm học hỏi, tích lũy được, sau khi hoàn thành hợp đồng về nước, chị đã đầu tư mở dây chuyền sản xuất, chế biến chè, đến nay Công ty của chị đã tạo việc làm thường xuyên cho trên 50 lao động.
II. Thái Nguyên cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu lao động
Để bù đắp thiếu hụt về trình độ, các địa phương trên địa bàn tỉnh cần vận động người lao động đi học bổ túc hoặc trung cấp nghề, đặc biệt trình độ trung cấp nghề rất được các DN ở Nhật Bản ưa chuộng.
Hỗ trợ người lao động vay vốn theo chương trình cho vay đi XKLĐ theo Nghị định 61 có nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm. Đây là văn bản của Chính phủ, áp dụng trong toàn quốc và lấy chuẩn nghèo là chuẩn nghèo quốc gia (khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị là 900.000 đồng/người/tháng). Tổng mức hỗ trợ của tỉnh mỗi lao động khoảng 13 triệu đồng. Người lao động có thể liên hệ các phòng LĐTB-XH quận, huyện để được hỗ trợ, thanh quyết toán lại các khoản chi phí đã bỏ ra nộp cho DN.
Bên cạnh cho vay chi phí đi XKLĐ, cần có có chính sách hỗ trợ các chi phí khác như làm hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ…
Để có nguồn lao động chất lượng đi XKLĐ, các DN XKLĐ cần phối hợp chặt chẽ, chủ động đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo nghề với XKLĐ.
Tích cực tuyên truyền và chấn chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp xkld trên địa bàn tỉnh, nâng cao tay nghề của người lao động. Liên hệ tới cấp cơ sở để có các biện pháp giúp người lao động có nguyện vọng có thể đi xuất khẩu lao động.
[table “16” not found /]