Theo thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, từ năm 2011 đến tháng 9/2015, chỉ có 1.024 lao động ở các huyện nghèo đăng ký tham gia XKLĐ; trong đó, có 715 lao động được tham gia học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; số lao động đã xuất cảnh rất khiêm tốn với 281 người, đạt 33,85% kế hoạch giao. Huyện có số lao động xuất cảnh nhiều nhất là Điện Biên Đông 163 người, tiếp đến là huyện Tủa Chùa 49 lao động… Lao động đã xuất cảnh chủ yếu làm việc tại Malaysia, Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản, Đài Loan, Ả rập xê út. Còn lại 434 lao động không hoặc chưa xuất cảnh phần vì bỏ ngang trong quá trình đào tạo và thi không đạt kết quả, phần đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết chờ xuất cảnh.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Điện Biên
Sau gần 5 năm thực hiện Quyết định số 71 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020”, hàng trăm lao động các huyện nghèo trong tỉnh đã đi làm việc ở nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhưng kết quả đạt được vẫn không như mong đợi…
Trong thời gian học tập, người lao động được hỗ trợ toàn bộ học phí học nghề, học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tài liệu học tập, sinh hoạt phí… Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách ưu đãi tín dụng cho vay theo nhu cầu tối đa bằng các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo từng thị trường lao động từ ngân hàng chính sách – xã hội…
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) giới thiệu về các địa phương tổ chức tuyên truyền, tư vấn về XKLĐ… nhưng sau gần 5 năm thực hiện, kết quả số người xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài cũng chẳng mấy khả quan. Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, từ năm 2011 đến tháng 9/2015, chỉ có 1.024 lao động ở các huyện nghèo đăng ký tham gia XKLĐ; trong đó, có 715 lao động được tham gia học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; số lao động đã xuất cảnh rất khiêm tốn với 281 người, đạt 33,85% kế hoạch giao. Huyện có số lao động xuất cảnh nhiều nhất là Điện Biên Đông 163 người, tiếp đến là huyện Tủa Chùa 49 lao động… Lao động đã xuất cảnh chủ yếu làm việc tại Malaysia, Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản, Đài Loan, Ả rập xê út. Còn lại 434 lao động không hoặc chưa xuất cảnh phần vì bỏ ngang trong quá trình đào tạo và thi không đạt kết quả, phần đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết chờ xuất cảnh.
Qua tìm hiểu cho thấy, phần nhiều lao động ở các huyện nghèo chưa mặn mà tham gia XKLĐ là vì thu nhập tại Malaysia – thị trường chủ yếu của người lao động các huyện nghèo đã xuất cảnh sang làm việc không cao hơn nhiều so với làm việc tại các khu công nghiệp trong nước, trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng; Ả rập xê út từ 6 – 8 triệu đồng/người/tháng. Còn tại thị trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản thu nhập cao hơn, dao động từ 15 – 25 triệu đồng/người/tháng nhưng quá trình tuyển chọn, doanh nghiệp yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ, tay nghề trong khi chất lượng đào tạo, tay nghề của lao động phần lớn chưa đáp ứng nên khó “lọt”. Bên cạnh đó, tâm lý không muốn xa quê hương bản quán đi làm việc, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số tồn tại khá phổ biến dẫn đến không ít trường hợp đã học xong định hướng, học xong ngoại ngữ và được bồi dưỡng kiến thức cần thiết chờ ngày xuất cảnh lại tự ý bỏ…
II. Điện Biên cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo và tuyển dụng xuất khẩu lao động
Có thể nói việc xuất khẩu lao động sang một số thị trường tiềm năng, như: Nhật Bản, Hàn Quốc… không chỉ mở ra cơ hội làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình mà còn tạo việc làm ổn định khi trở về nước nhờ có tay nghề vững vàng sau những năm tháng được tôi luyện ở nước ngoài. Đối với thị trường Nhật Bản, người lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo còn được miễn các chi phí, như: Vé máy bay, chi phí đào tạo tay nghề, ôn tập trong 1 tháng trước khi xuất cảnh… Tuy nhiên, theo thống kê của phòng Việc làm – An toàn lao động (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh mới có 9 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó có 4 lao động làm việc ở Nhật Bản; 1 lao động làm việc ở Đài Loan; 3 lao động làm việc ở Hàn Quốc và 1 lao động làm việc ở Nam Phi. Số lượng người dân tham gia xuất khẩu lao động hạn chế bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo anh Lê Ngọc Dương, Phó trưởng Phòng Thông tin thị trường lao động (Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh) cho biết: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng người xuất khẩu lao động đạt thấp do phong tục tập quan của các nước tuyển lao động, khác so với phong tục với nước Việt Nam, dẫn đến nhiều lao động ngại chưa đăng ký tham gia. Ngoài ra, mức thu nhập tại một số thị trường thấp, chưa đảm bảo cuộc sống cho người lao động đăng ký tham gia, như thị trường Malaysia mức thu nhập bằng hoặc hơn một ít so với việc làm trong nước, mặt khác nhận thức của lao động đang e ngại về việc xa gia đình…
Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, thời gian tới, các địa phương, cơ quan chức năng cần chú trọng nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động để người lao động hiểu về lợi ích của chương trình xuất khẩu lao động; tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ chính sách và người lao động được vay vốn, học nghề để tham gia xuất khẩu lao động; giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người đi xuất khẩu lao động.
[table “16” not found /]