Theo ông Châu Công Rỡ – Trưởng phòng Lao động – Việc làm (Sở LĐTBXH tỉnh Long An), sau thời gian thăm dò, giờ người lao động nông thôn đã có những nhận thức mới về vị trí lao động nước ngoài. Từ đó, họ quyết tâm và chủ động quan hệ với các doanh nghiệp để đi xuất khẩu lao động (XKLĐ).
- “Tiểu Thư Ở HÀ NỘI” ở nhà kho, làm nông quần quật trên đất Nhật
- Bất ngờ: Hàn Quốc áp dụng chính sách đặc biệt dành cho lao động cư trú BHP
Vừa qua, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đã có cuộc làm việc tại UBND xã Tân Mỹ (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) về việc người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Tại cuộc làm việc, các thành viên trong đoàn giám sát và lãnh đạo địa phương nhìn nhận, số người xuất khẩu lao động trên địa bàn xã, huyện còn thấp. Theo UBND huyện Đức Hòa, từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn huyện có 285 lao động làm việc ở nước ngoài, Riêng xã Tân Mỹ có 62 người làm việc ở nước ngoài. Các lao động này tập trung ở các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Nga, Úc, Cộng hòa Séc,… Đa số lao động làm nghề xây dựng, nhân viên đứng máy sản xuất, giúp việc,… thông qua các công ty môi giới xuất khẩu lao động.
Ông Hoa Thanh Niên – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Long An cho biết, tuy số lượng XKLĐ trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, nhưng hiệu quả từ những chuyến LĐXK đã mang lại nhiều lợi ích cho người lao động. “Sau vài năm đi XKLĐ đời sống của người lao động cải thiện rõ rệt. Không dừng lại ở đó, tay nghề, ý thức làm việc của họ cũng được nâng lên. Nhiều lao động sau khi về nước được các công ty nước ngoài mời chào việc làm, hoặc khi về nước, với tiền lương tích cóp, họ tự mở xưởng làm”, ông Hoa bộc bạch.
Anh Nguyễn Quang Định (thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa) cho biết, anh là con trai duy nhất trong nhà. Cuộc sống gia đình thiếu trước, hụt sau. Trước hoàn cảnh đó, anh Định quyết định đi XKLĐ ở Nhật Bản. Hàng tháng anh đều gởi tiền về phụ giúp gia đình. “Dự kiến sau khi về nước, tôi sẽ dùng số tiền dành dụm để kinh doanh hoặc xin việc ở một công ty nước ngoài vì đã được trang bị tay nghề qua thời gian ở Nhật Bản”, anh thổ lộ.
Năm 2016, Sở LĐTBXH không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nhu cầu XKLĐ ở các nước, đồng thời, liên hệ với các công ty XKLĐ uy tín, chất lượng nhằm tránh rủi ro cho NLĐ; hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho NLĐ là hộ nghèo, gia đình chính sách, người có công với cách mạng,… Chính những việc làm thiết thực đó, người lao động tiếp cận được thị trường lao động tốt và bảo đảm được những quyền lợi khi tham gia XKLĐ, nhất là hiểu được lợi ích khi đi XKLĐ.
Ông Nguyễn Hữu Sơn – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Long An cho biết, thường sau khi trở về nước, người lao động đều tích lũy được vốn, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, tay nghề nên có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp. Chính vì vậy, số lượng người tham gia XKLĐ trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đều đạt và vượt so với chỉ tiêu được giao.
Xem thêm: Những thay đổi mới nhất về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018