Chế độ quyền lợi của người lao động đi xuất khẩu lao động tại Đài loan năm 2018.
- Chi phí đi xuất khẩu lao động Đài Loan năm 2018 bao nhiêu
- Đơn hàng đi xuất khẩu lao động Đài Loan lương cao nhất tháng này bao nhiêu
1. Thời hạn được lưu trú và làm việc tại Đài Loan
Theo quy định của Pháp luật Đài Loan, chủ thuê được ký hợp đồng với lao động nước ngoài mỗi lần là 3 năm, khi hết hạn nếu muốn thuê tiếp, chủ được xin gia hạn thêm 3 năm. Những lao động làm việc tốt, không vi phạm pháp luật trong 3 năm qua có thể được ký hợp đồng làm việc ở Đài Loan thêm 3 năm nữa là 6 năm, và có thể làm tối đa là 12 năm, nhưng phải xuất cảnh về nước sau đó mới được tái nhập cảnh làm việc.
2. Được ký hợp đồng lao động với chủ thuê
Trước khi xuất cảnh sang Đài Loan, chủ thuê gửi cho Công ty Việt Nam bản giới thiệu công việc và hợp đồng để người lao động ký kết. Hợp đồng được ghi rõ về thời hạn, tên chủ thuê, Mức lương, Chi phí ăn, ở, Công việc, Địa chỉ, Thời gian làm việc, các quy định bắt buộc người lao động và chủ thuê phải thực hiện.
Khi ký hợp đồng người lao động phải đọc kỹ xem nội dung hợp đồng đã hợp lý chưa. Hợp đồng được ký thành 2 bản, người lao động phải giữ lại 01 bản để làm chứng cứ bảo vệ quyền lợi của mình và phải thực hiện đúng. Sau này nếu có tranh chấp xảy ra không được nêu lý do là không biết.
3. Thời gian làm việc
a. Lao động trong nhà máy, công trường:
Theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn lao động của Đài Loan thì lao động trong các cơ quan, công trường, xí nghiệp đều áp dụng chế độ làm việc mỗi ngày 8 giờ và hưởng các quyền lợi theo quy định của luật này.
b. Lao động giúp việc gia đình và chăm sóc người già, người bệnh:
Trong lĩnh vực giúp việc gia đình và khán hộ công trong bệnh viện và các khu điều dưỡng, do tính chất đặc thù của công việc là phải phục vụ nên không áp dụng chế độ làm 8 giờ/ngày. Thời gian làm việc, xin nghỉ, làm thêm giờ (vào ngày chủ nhật) đều căn cứ theo hợp đồng do người lao động ký với chủ thuê. Người lao động phải hoàn thành các công việc được chủ thuê giao cho, hết việc trong ngày thì được nghỉ. Vì vậy người lao động cần hiểu rõ để xác định thái độ làm việc và không được yêu cầu chủ thuê phải thực hiện theo luật.
4. Quyền lợi cụ thể:
Tiền lương: Lương cơ bản cho lao động nước ngoài là 20.008 NT $/tháng.
Tiền làm thêm giờ: Đối với lao động tại nhà máy, công trường làm thêm 2 giờ trong ngày bình thường được trả thêm gấp 1,33 lương mỗi giờ. Làm thêm các giờ tiếp theo được trả thêm gấp 1,66 lương mỗi giờ; Làm thêm ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép được trả lương gấp 2 lần ngày thường. Lao động giúp việc gia đình và khán hộ công không áp dụng chế độ trên. Nếu làm thêm ngày chủ nhật được trả thêm theo thoả thuận ghi trong hợp đồng lao động thường ở mức 596 Đài tệ/ngày.
Bảo hiểm lao động: đối với lao động làm việc tại nhà máy, công trường được chủ chịu tiền Bảo hiểm lao động 100%. Lao động giúp việc gia đình và khán hộ công không bắt buộc tham gia bảo hiểm lao động.
Bảo hiểm y tế: Chủ sử dụng trả 60%, người lao động trả 30% và chính quyền trợ cấp 10%.
Bảo hiểm tai nạn đột xuất: người lao động tham gia tự nguyện, những người không tham gia bảo hiểm lao động nhưng có tham gia bảo hiểm tai nạn đột xuất sẽ rất có lợi khi gặp tai nạn rủi ro.
Quyền khiếu kiện và chấm dứt hợp đồng:
Người lao động có quyền khiếu nại với cơ quan lao động của Đài Loan và có quyền chấm dứt hợp đồng nếu chủ thuê hoặc các thành viên trong gia đình chủ có hành vi bạo lực, xúc phạm hoặc không trả lương theo đúng hợp đồng đã ký.
5. Các nghĩa vụ người lao động phải thực hiện:
Nghĩa vụ trong công việc:
– Người lao động phải thực hiện nghiêm chỉnh nội dung các điều khoản đã ký trong hợp đồng thuê lao động với chủ thuê
– Chịu sự điều hành, giám sát va làm tốt mọi công việc được chủ thuê giao cho
– Không được cãi lại hoặc có hành vi gây mất an toàn cho chủ thuê
– Thời gian thử việc là 40 ngày đầu tiên, nếu người lao động không nhanh chóng thích ứng với công việc sẽ bị chủ thuê trả về nước
– Phải thực hiện đúng nội qui làm việc, tôn trọng phong tục, tập quán của gia chủ…
– Trong suốt thời hạn hợp đồng người lao động không được phép đòi chuyển đổi chủ.
– Không được làm việc cho chủ khác ngoài hợp đồng đã ký. Khi bị bắt vì tự ý bỏ hợp đồng làm việc cho chủ khác, người lao động sẽ bị đưa về nước, phải tự chịu tiền vé máy bay và không dược phép quay lại Đài Loan làm việc. Ngoài ra. nếu bỏ hợp đồg ra ngoài mà bị tai nạn, ốm đâu…sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế và phải tự chi trả mọi chi phí khám chữa bệnh đắt đỏ.
– Nếu tự ý bỏ hợp đồng, bỏ trốn hoặc làm hư hỏng tài sản của chủ, người lao động phải bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Nghĩa vụ thực hiện các quy định của Luật lao động Đài Loan đối với lao động nước ngoài, gồm những điểm chính sau đây:
a. Khám sức khoẻ định kỳ:
trong vòng 3 ngày sau khi nhập cảnh vào Đài Loan, người lao động phải đi với chủ hoặc công ty môi giới đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ. Sau đó cứ 6 tháng chủ thuê phải đưa người lao động đi kiểm tra lại một lần. Nếu không đạt yêu cầu về sức khoẻ người lao động sẽ bị trả về nước.
b. Làm giấy phép lao động và thẻ cư trú:
Trong vòng 15 ngày sau khi nhập cảnh vào Đài Loan, chủ thuê phải làm Giấy phép lao động xin cấp Thẻ cư trú cho người lao động. Mỗi năm người lao động phải xin Giấy phép lao động và làm thẻ cư trú một lần.
Thẻ cư trú dùng làm giấy tờ đi lại, người lao động phải giữ cẩn thận. Khi đi ra ngoài phải mang theo để phòng công an kiểm tra giấy tờ đột xuất.
Chi phí khám sức khoẻ định kỳ và làm thẻ do người lao đông chịu.
c. Nghĩa vụ nộp thuế:
Tất cả lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan đều phải nộp thuế thu nhập theo qui định của pháp luật sở tại. Cụ thể như sau:
Trong cùng một năm (từ 1/1 đến 31/12) nếu người lao động cư trú và làm việc tại Đài Loan dười 183 ngày thì mức thuế phải nộp là 20% tiền lương cơ bản. Nếu đã cư trú và làm việc trên 183 ngày thì mức thuế phải nộp là 6% tiền lương cơ bản. Với tiền lương cơ bản là 19047 Đài tệ/tháng thì 6 tháng đầu (tức 183 ngày) mỗi tháng phải nộp thuế 3.168 Đài tệ, từ tháng 7 trở đi mỗi tháng phải nộp 1073 Đài tệ.
Các khoản tiền làm thêm và tiền thưởng (nếu có) không phải nộp thuế. Những người đã cư trú và làm việc dưới 183 ngày của năm trước sẽ được coi là phần mới của năm sau.
Pháp luật Đài Loan quy định: nếu người lao động có tổng thu nhập từ lương trong một năm là 214.560 Đài tệ thì sẽ được miễn trừ thuế. Với mức lương cơ bản hàng tháng của lao động nước ngoài là: 19047 Đài tệ thì mức thu nhập một năm (12 tháng) sẽ là: 214.560 Đài tệ. Do đó người lao động sẽ được miễn thuế. Vậy nên khi hết hạn hợp đồng người lao động cần yêu cầu chủ thuê hoặc Công ty moi giới đem biên lai thuế đã nộp đến Cục thuế địa phương thanh toán tiền thuế trước khi về nước.
d. Chi phí ăn, ở của lao động nước ngoài:
Chủ sử dụng lao động Đài loan được khấu trừ tiền lương của lao động làm việc tại công trường và nhà máy để chi phí tiền ăn và ở từ 0 đến 2500 Đài tệ, mức khấu trừ tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa chủ sử dụng và người lao động.
Lao Động làm việc trong lĩnh vực khán hộ công và giúp việc công xưởng không phải áp dụng quy Định khấu trừ này. Tiền ăn và ở do chủ chịu.
e. Nộp phí quản lý cho chủ sử dụng theo quy Định của Đài Loan:
Phí quản lý người lao động phải nộp, theo quy định năm thứ nhất là 1.800 Đài tệ/tháng; năm thứ 2 mỗi tháng nộp 1.700 Đài tệ và năm thứ 3 mỗi tháng nộp 1.500 Đài tệ.
Những lao động làm việc tốt, sau khi hết hạn hợp đồng 3 năm được về phép nếu nhập cảnh trợ lại để làm việc cho chủ cũ thì mỗi tháng chỉ phải nộp phí dịch vụ là 1.500 Đài tệ. Nếu đổi chủ thê mới thì phí dịch vụ lại phải nộp như ban đầu.
f. Bị chấm dứt hợp đồng về nước:
Người lao động sẽ bị chấm dứt hơp đồng và phải về nước trong các trường hợp sau đây:
– Trong 40 ngày thử việc ban đầu, nếu người lao động không thích ứng với công việc được chủ giao cho.
– Trong thời hạn hợp đồng, người lao động vi phạm pháp luật dưới các hình thức sau:
Bỏ trốn hoặc lôi kéo người khác bỏ trốn.
Bỏ việc liên tục từ 3 ngày trở lên hoặc có tổng cộng 6 ngày nghỉ không có lý do trong một tháng;
Đưa người thân đến sống chung tại Đài Loan;
Kết hôn, có thai, sinh con trong thời gian làm việc;
Kết quả khám sức khoẻ phát hiện thấy mắc các bệnh như: lao phổi, bệnh đường sinh dục, bệnh sốt rét, sức khoẻ không đạt yêu cầu;
Bị mất khả năng làm việc;
Bị phát hiện nhiễm HIV hoặc nghiện hút;
Làm việc cho chủ khác ngoài hợp đồng đã ký hoặc làm thêm việc khác;
Có hành vi vi phạm tập quán, phong tục của chủ;
Giả dối không trung thực trong việc kê khai giấy tờ, hồ sơ;
Không tuân theo yêu cầu làm việc do chủ phân công;
Vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Đài Loan.
Khi bị đưa về nước trong các trường hợp trên, người lao động phải chịu tiền vé máy bay và toàn bộ chi phí liên quan đến việc về nước.
Tóm tắt các khoản tiền người lao động phải nộp theo quy định của pháp luật Đài Loan và Việt Nam:
Tiền khám sức khoẻ định kỳ: 2.000 Đài tệ/lần.
Làm thẻ cư trú: 2.000 Đài tệ/lần. Nếu ra hạn thêm năm thứ 3: 1.000 Đài tệ/ lần.
Phí bảo hiểm y tế: 244 Đài tệ/tháng.
Phí quản lý và giao thông năm thứ Nhất: 1.800 Đài tệ/tháng.
Năm thứ Hai: 1.700 Đài tệ/tháng.
Năm thứ Ba: 1.500 Đài tệ/tháng.
Nộp thuế thu nhập (6% tiền lương cơ bản): 1073 Đài tệ/tháng (Áp dụng từ ngày 1/1/2009).
Click xem :