Chắc đối với các bạn tham gia xuat khau lao dong nhat ban thì Hiranaga không còn gì là xa lại đối với các bạn. Hiragana còn gọi chữ mềm là một dạng văn tự biểu âm truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản. Ngày xưa, tất cả các âm thanh đều có nhiều hơn một hiragana. Vào năm 1900, hệ thống đã được đơn giản hóa sao cho mỗi âm chỉ có một hiragana. Hiragana khác được biết đến như hentaigana.
Khi mới được tạo ra, hiragana không được mọi người chấp nhận. Nhiều người cảm thấy tiếng Trung Quốc vẫn là ngôn ngữ của những người có học. Trước đây, ở Nhật Bản, dạng viết tay được dùng bởi những người đàn ông, còn gọi là onode (男手 nam thủ), và dạng chữ thảo được dùng bởi phụ nữ. Do đó hiragana ban đầu phổ biến ở giới nữ, những người không có được địa vị xã hội và học vấn như đàn ông. Từ đó, xuất hiện một tên gọi khác nonnade (女手 nữ thủ) là dạng chữ viết cho phụ nữ. Ví dụ như trong tác phẩm Truyện kể Genji (源氏物語 Nguyên Thị vật ngữ) và những tác phẩm tiểu thuyết khác mà tác giả là nữ giới dùng hầu như rất nhiều.
Hiragaga, với kiểu mềm của nó, được dùng như các tác phẩm viết không chính thức như thư cá nhân, trong khi katakana và kanji thường dùng cho những văn bản chính thức. Gần đây, hiragana đã được dùng chung với chữ katakana. Katakana được chuyển sang dùng cho các từ mượn gần đây (từ thế kỷ thứ 19), các tên chuyển ngữ, tên con vật, trong điện tín và để nhấn mạnh.
Bảng chữ cái Hiranaga
Hệ thống chữ viết Hiranaga
Chữ viết Hiragana gồm một tập cơ bản các chữ cái, gọi là Ngũ thập âm, và sau đó được mở rộng bằng một số cách. Bằng cách thêm dấu dakuten (゛) (濁点, trọc điểm) sẽ biến các phụ âm điếc như [k] hay [t] thành các phụ âm kêu như [g] hay [d]: [k]→[g], [t]→[d], [s]→[z], và [h]→[b]. Hiragana thuộc hàng ha 「は」 có thể thêm handakuten (゜) (半濁点) sẽ biến [h] thành âm nửa kêu [p]. Một phiên bản nhỏ của các chữ ya, yu và yo (ゃ, ゅ và ょ) có thể được thêm vào cuối các chữ thuộc cột i 「い」. Nó sẽ biến các nguyên âm [i] âm vòm hóa, gọi là các âm đôi. Chữ tsu nhỏ 「っ」 gọi là sokuon để chỉ phụ âm đôi. Nó xuất hiện trước phụ âm xát và phụ âm tắc, và đôi khi còn nằm ở cuối câu. Trong rōmaji nó được thể hiện bằng cách viết hai lần phụ âm theo sau nó.
Kiểu viết nhỏ 5 nguyên âm kana đôi khi được dùng để biểu thị các âm tắt dần (はぁ, ねぇ).
Có vài chữ hiragana ngày nay rất hiếm dùng. Wi ゐ và we ゑ đã không còn được dùng. Vu ゔ là mới được thêm vào để biểu diễn âm [v] của tiếng nước ngoài, nhưng vì tiếng Nhật không có kiểu phát âm như vậy, nên nó thường được phát âm thành [b] và chủ yếu chỉ để biểu thị các phát âm trong ngôn ngữ gốc (ví dụ dễ thấy nhất là “Việt Nam” được người Nhật đọc là betonamu ベトナム). Tuy nhiên, chữ này hiếm khi gặp vì những từ mượn (ngoại lai ngữ) thường được viết bằng chữ katakana tương ứng ヴ.