Các chiêu bài lừa đảo đi xuất khẩu lao động tại Singapore từ những vụ án đã được lực lượng công an phát giác, báo chí khám phá .
Danh sách các nạn nhân lừa đảo xuất khẩu lao động tại Singapore mà chúng tôi thu thập được từ báo chí , cơ quan công an :
Nạn nhân của công ty giới thiệu việc làm công ty TNHH-DV-XNK-Du Lịch-Du Học G.H (có Trụ sở chính tại số 5, đường số 5, phường Bình Trưng Tây, quận 2) trong chuyến đi sang Singapore có chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (sinh năm 1992, ngụ quận 7, TP.HCM). Chị Nhân cũng bỏ mức phí 1.700 USD và 2,5 triệu tiền vé máy bay, nhưng khi qua tới sân bay Singapore thì chị bị cảnh sát cửa khẩu bắt giữ 2 ngày 1 đêm và buộc đóng khoản tiền 1.200 SGD và buộc chị phải về nước.Theo tìm hiểu của chúng tôi, tất cả những lao động mà công ty giới thiệu qua đều không được phỏng vấn bằng tiếng Anh, hợp đồng chỉ là một tờ giấy viết tay và một tờ giấy thông hành giới thiệu lao động.
Sau khi về nước, chị Tho và chị Nhân tìm đến công ty G.H để yêu cầu giải quyết trả lại tiền; nhưng khi tới văn phòng thì nhận được thông tin công ty đã đóng cửa, gọi điện cho ông Trí thì số máy không liên lạc được.
Nguồn tin http://dantri.com.vn/viec-lam/mang-cuc-no-vi-bi-lua-xuat-khau-lao-dong-singapore-1406534657.htm
Báo CAND nhận được đơn của anh Trịnh Vĩnh Hạnh (32 tuổi, trú tại xã Phúc Do, huyên Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) tố cáo Công ty cổ phần Dịch vụ quốc tế Việt – Sing (viết tắt là Công ty Việt – Sing) lừa đảo anh qua việc đi xuất khẩu lao động sang Singapore. Tuy nhiên chỉ ít ngày sang nước bạn theo diện du lịch, anh phải trở về Việt Nam vì không có việc làm nhưng công ty này không trả lại tiền như cam kết mà cố tình chây ỳ để chiếm dụng. Phóng viên Báo CAND đã tìm hiểu sự việc này và thấy phản ánh của anh Hạnh là có cơ sở. Theo tìm hiểu của chúng tôi, anh Hạnh là lao động tự do và hoàn cảnh gia đình khó khăn. Vì muốn cải thiện cuộc sống nên anh đã vay tiền ngân hàng để đi xuất khẩu lao động ở Singapore. Qua môi giới của Công ty Việt – Sing tại Thanh Hóa, anh đã tìm đến Công ty Việt – Sing (địa chỉ ở phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) để tìm hiểu thủ tục đi lao động xuất khẩu. Tại đây, anh được chị Lê Thị Bình Phương, Phó Giám đốc Công ty Việt – Sing tư vấn sẽ lo cho công việc tốt ở Singapore.Qua tư vấn của công ty, anh đặt cọc tiền để làm thủ tục xin visa và hẹn ngày đưa sang Singapore làm việc. Đóng tiền được một thời gian, anh được thông báo là đã xin được visa và làm hợp đồng tại Singapore thời gian 2 năm, đồng thời chị Phương yêu cầu anh nộp đủ số tiền 5.800USD (Mỹ).Sau khi đóng đủ số tiền trên, anh và chị Phương đã ký hợp đồng cam kết trong đó nêu rõ: Nếu anh Hạnh sang Singapore mà phía Công ty Việt – Sing không tìm được công việc và mức lương đã ký theo thỏa thuận và phải về nước thì anh không phải trả bất cứ khoản phí nào. Công ty cũng sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền anh đã nộp.Đến ngày 30-9-2015, anh được Công ty Việt – Sing đưa ra Singapore để đi làm việc theo hợp đồng đã ký giữa anh với công ty. Nhưng trên thực tế là Công ty Việt – Sing đưa anh sang Singapore theo hình thức du lịch. Sang tới Singapore, anh được lưu trú một tháng trong cảnh tạm bợ tại 50 LoRong 40 GeyLang, đây là địa chỉ Công ty Việt – Sing thuê tại Singapore.Khi thời hạn một tháng lưu trú tại Singapore đã hết mà Công ty Việt- Sing vẫn không tìm được công việc cho anh như hợp đồng đã ký kết, bắt buộc đến ngày 29-10-2015, Công ty Việt – Sing đã đưa anh về Việt Nam.
Hàng loạt hộ dân nghèo vùng biển xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang hoang mang, lo lắng vì bị “sập bẫy” một đường dây xuất khẩu lao động “chui” sang Singapore.Qua chuyện trò, ông Hồng giới thiệu với ông Thái mình có “mối” xuất khẩu lao động “chui” sang Singapore với giá đi “trọn gói” gồm: tiền phí xuất cảnh, vé máy bay, chi phí đi lại là 8.000 USD/người (khoảng 170 triệu đồng). “Ngoài ra, ông Hồng còn nói sang đó lao động được tạo nơi ăn, chốn ở, làm việc tại nhà hàng, khách sạn sang trọng với mức lương 1.500 USD/tháng/người; làm việc dài hạn tại Singapore, được chủ cho về nước thăm nhà một năm 2 lần”, ông Thái nói.Tin lời, ông Thái đã quyết định mang toàn bộ số tiền tích góp được của gia đình và vay thêm hàng trăm triệu đồng ngân hàng để đưa cho ông Hồng nhằm cho 2 người con được xuất ngoại.Lúc này, thấy ông Thái “đăng ký” cho 2 người con sang Singapore lao động, nhiều anh em họ hàng, làng xóm trong xã cũng có nguyện vọng cho con em mình đi theo. Từ tháng 5/2014 đến tháng 11/2014, ông Thái đã nhận tiền của 9 hộ dân tại địa phương và đóng thêm 10.000 USD tiền riêng của gia đình (tiền ông Thái đóng cho 2 người con ruột xuất ngoại) rồi đưa toàn bộ cho ông Hồng làm thủ tục cho tổng cộng 11 người được xuất khẩu lao động. “Tháng 5/2014, chúng tôi đưa cho ông Hồng 55.000USD/11 người; đến tháng 11/2014, chúng tôi đưa thêm 27.000 USD nữa; tổng 2 lần mà ông Hồng nhận để làm thủ tục là 82.000 USD”, ông Thái nói.
Tuy nhiên, theo ông Thái thì sau khi nhận số tiền trên, ông Hồng không làm thủ tục để người dân đi xuất khẩu lao động sang Singapore như đã hứa. Ngày này qua tháng khác, phải “dài cổ” chờ đợi được xuất cảnh lao động sang Singapore nhưng vẫn vô vọng, từ cuối năm 2014 đến nay, người dân đã nhiều lần yêu cầu ông Hồng hoàn trả lại toàn bộ số tiền mà họ đã đóng.
Làm sao để không bị lừa đảo khi muốn đi xuất khẩu lao động Singapore :
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, thị trường Singapore là thị trường khá “khó tính” trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, vì thế để sang làm việc ở thị trường này, người lao động cần rất nhiều điều kiện.
Người lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại Singapore có thể được cấp một trong 3 loại visa sau: Work Permit (Giấy phép làm việc); S Pass (visa S Pass); E Pass (visa E Pass). Hiện nay, người lao động Việt Nam có thể làm việc tại Singapore dưới hình thức visa S Pass hoặc E Pass. Chính phủ Singapore không cấp visa cho lao động Việt Nam theo hình thức Work Permit.
Để được cấp S Pass hoặc E Pass, người lao động Việt Nam phải được một người sử dụng lao động Singapore đứng ra bảo lãnh làm các thủ tục pháp lý cần thiết, trong đó thủ tục đầu tiên là nộp hồ sơ tại Bộ Nhân lực Singapore để xin Thư đồng ý về mặt nguyên tắc (IPA).
IPA thường có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 2 đến 3 tháng). Trong khoảng thời gian này, người lao động phải nhập cảnh Singapore, sau đó phải hoàn tất các yêu cầu khác theo quy định của Singapore để chính thức được cấp visa S Pass hoặc E Pass. Lao động có thể kiểm tra xem IPA của mình có được cấp không và thời hạn trong bao lâu tại trang web của Bộ Nhân lực Singapore: http://www.mom.gov.sg