Chế độ quyền lợi của người lao động đi lao động tại Đài Loan năm 2024
Mục lục
PHẦN I: THÔNG TIN VÀ QUYỀN LỢI CỦA LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
(Hộ lý, Giúp việc nhà, Công xưởng, Công nhân xây dựng và Đánh cá)
Hộ Chiếu và Thẻ Cư Trú:
– Chủ của bạn không có quyền giữ thẻ cư trú, hộ chiếu, sổ ngân hàng hay con dấu sổ ngân hàng của bạn.
– Bạn cần mang theo các giấy tờ tùy thân này vào bất kỳ lúc nào bạn đi ra ngoài.
Gia Hạn Thẻ Cư Trú:
– Người lao động nhập cảnh Đài Loan lần đầu tiên, trong vòng 15 ngày phải đến văn phòng của Sở Di Dân địa phương để làm thẻ cư trú; quá hạn sẽ chịu mức phạt từ $2,000 – $10,000 Đài Tệ.
– Trong vòng 30 ngày trước khi hết hạn cư trú, bạn phải đến văn phòng của Sở Di Dân địa phương để xin gia hạn thẻ cư trú; quá hạn cư trú sẽ bị phạt từ $2,000 – $10,000 Đài Tệ, đồng thời có thể gia hạn trong vòng 30 ngày, không cần phải xuất cảnh.
– Các giấy tờ phải có khi đi gia hạn thẻ cư trú: hộ chiếu, thẻ cư trú, 2 tấm ảnh kích cở làm hộ chiếu, $1,000 Đài Tệ, giấy phép làm việc của Bộ Lao Động, và giấy chứng minh đang làm việc tại Đài Loan.
Bảng Lương:
– Bạn cần phải giữ bảng lương, (bản hợp đồng và giấy cư trú) cho tới khi bạn nhận được tiền hồi thuế cuối cùng, vì đây là những bằng chứng quan trọng trong các trường hợp xảy ra tranh chấp về tiền tăng ca, tiền lương, tiền thuế hay các khoản bồi thường khác.
– Chủ thuê phải cung cấp cho bạn bảng lương viết bằng 2 thứ tiếng: tiếng Hoa và tiếng Việt.
– Bảng lương này phải viết rõ tất cả các khoản tiền lương và các khoản tiền khấu trừ.
– Nếu không có bảng lương, bạn phải gọi điện thoại ngay cho Cục Lao Động địa phương hoặc 1955 yêu cầu họ làm đơn đưa lên Cục Lao Động địa phương, bắt buộc chủ phải cung cấp bảng lương chi tiết cho mình.
Tiền Lương, Tiền Tiết Kiệm:
- Theo thông báo chính thức của chính phủ Đài Loan thì kể từ ngày 1/1/2018, lương cơ bản của Đài Loan năm 2021 sẽ tăng lên thành 24.000 Đài tệ/ tháng tương đương 19,5 triệu đồng – theo tỷ giá Đài tệ cập nhật mới nhất
- Bắt ép người lao động ký tên, đồng ý để giữ tiền tiết kiệm mỗi tháng là bất hợp pháp.
- Chỉ có thuế thu nhập, tiền ăn ở, bảo hiểm lao động và bảo hiểm y tế là những khoản tiền được phép trừ trên bảng lương.
- Sau khi chủ thuê lập tài khoản ngân hàng để gởi tiền tiết kiệm, bạn phải tự mình giữ con dấu và sổ tiết kiệm ngân hàng, con dấu và sổ tiết kiệm lúc nào cũng phải đi đôi với nhau mới có hiệu lực tại ngân hàng. Nếu bạn có làm thẻ rút tiền ATM, phải có mật mã riêng bạn mới có thể tự rút tiền được. Bạn cần yêu cầu ngân hàng đánh dấu vào ô để có thể xử dụng thẻ, sổ ngân hàng bất kỳ nơi nào ở ĐL. Ngoài ra bạn cũng yêu cầu chủ thuê khi đi làm sổ ngân hàng cho bạn, điền vào ô trong mẫu đơn về việc bạn có quyền được rút tiền trong tài khoản từ các chi nhánh của cùng 1 ngân hàng trên toàn lãnh thổ nước Đài Loan.
Tiền Phí Môi Giới:
- Phí phục vụ môi giới tại Đài Loan:
Năm thứ nhất mỗi tháng là $1.800 Đài Tệ ; Năm 2 là $1.700 Đài Tệ; Năm 3 là $1.500 Đài Tệ. Sau 3 năm, nếu bạn trở lại làm việc cho chủ cũ ở Đài Loan, phí môi giới mỗi tháng chỉ là $1.500 Đài Tệ.
- Hợp Đồng Phí Phục Vụ giữa bạn với môi giới:
– Mẫu hợp đồng này được cung cấp bởi chính phủ Đài Loan.
– Bạn có quyền chấm dứt hợp đồng với môi giới. Khi bạn hủy hợp đồng không bị phạt tiền.
– Trên hợp đồng này, không có ghi các khoản thu phí phục vụ.
- Nếu chủ trừ phí môi giới từ lương của bạn là làm sai luật. Bạn tự mình trả phí dịch vụ này, và trước khi trả, nhớ yêu cầu công ty cung cấp biên lai thu phí.
- Môi giới không có quyền yêu cầu bạn ký vào hợp đồng mà trong đó bạn đồng ý cho họ trừ tiền của bạn. Nếu bạn đã ký bạn cần gọi cho Văn Phòng hay các tổ chức giúp đỡ công nhân lao động để được giúp đỡ.
- Đổi môi giới hoặc không có môi giới:
– Lao động nước ngoài có thể chấm dứt hợp đồng với công ty môi giới, đồng thời có thể tự mình ký hợp đồng mới với môi giới mới khác.
– Chấm dứt hợp đồng cần chú ý những điều sau đây:
- Bạn có phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm thỏa thuận hợp đồng không?
- Môi giới có đòi bạn bồi thường thiệt hại vì bạn hủy hợp đồng không?
- Nếu môi giới yêu cầu bạn bồi thường thiệt hại, phải xem quy định bồi thường thiệt hại ghi trên hợp đồng, hoặc khả năng môi giới đưa ra chứng cớ thiệt hại khi hợp đồng chấm dứt.
- Trong lúc chấm dứt hợp đồng, bạn từ chối bồi thường bằng tiền mặt cho môi giới.
- Yêu cầu môi giới tìm đến cơ quan tố tụng dân sự để bạn giải quyết theo thủ tục pháp lý về bồi thường.
Chỗ ở:
– Chủ thuê hoặc môi giới khi đổi chỗ ở của bạn, phải thông báo ngay cho Cục Lao Động địa phương. Nếu họ tự ý đổi chỗ ở (ví dụ: đưa bạn từ chỗ chủ thuê đến chỗ môi giới) của bạn là không hợp pháp.
– Sau khi đổi chỗ ở, bạn phải đến Văn Phòng Sở Di Dân để đổi địa chỉ trên thẻ cư trú. Nếu không, sẽ bị phạt từ $2,000 – $10,000 Đài Tệ. Người bị phạt có thể là chính bạn, nếu bạn tự ý đổi chỗ; người bị phạt là môi giới/chủ thuê, nếu là môi giới hoặc chủ thuê tự ý chuyển chỗ ở của bạn. Để chứng minh là môi giới/chủ thuê là người làm sai, bạn cần ghi âm hay thâu hình lúc bạn phản kháng, không chịu đổi chỗ ở. Bạn phải nói to và rõ ràng là “Tôi không muốn đi với anh/ chị.”
– Nếu bạn muốn chuyển ra ngoài thuê nhà ở, bạn cần thông báo cho Văn Phòng Sở Di Dân biết và được sự đồng ý của Bộ Lao Động.
– Nếu chưa hay không có sự đồng ý của Văn Phòng Sở Di Dân và Bộ Lao Động, bạn không được tự ý dọn ra ngoài ở.
Thuế:
Chính sách thuế mới, được áp dụng từ tháng 1 năm 2010:
1. Tỉ lệ thuế đối với lao động không thường trú:
Trong 1 năm, nếu bạn cư trú ở Đài Loan dưới 183 ngày, bạn không được liệt kê vào diện thường trú. Tiền thuế của bạn đóng dưới dạng không thường trú, Sở Thuế sẽ không hoàn thuế cho bạn vào năm sau. Trước ngày 1/6/2015, nếu tiền lương tháng của bạn dưới $28,909.5 Đài Tệ, bạn sẽ bị trừ 6% tiền thuế. Nếu tiền lương trên $28,909.5 Đài Tệ, tiền thuế phải đóng là 18%.
Chú ý:
Nếu bạn làm việc 3 ngày nghỉ 1 ngày (làm theo ca 12 tiếng nhưng có 2 tiếng nghỉ), bạn có thể chỉ cần tăng ca 5 ngày trong 1 tháng với mức lương tổng cộng dưới $28,909.5 Đài Tệ. Nếu bạn tăng ca nhiều hơn, tiền thuế của bạn sẽ là 18%, như vậy tiền lương của bạn nhận được sẽ ít hơn!
2. Tỉ lệ thuế đối với diện thường trú:
Trong 1 năm, nếu bạn ở Đài Loan hơn 183 ngày, bạn được xem là người thường trú và đóng 6% thuế.
3. Lần thứ hai tới Đài Loan:
Khi bạn rời Đài Loan và trở lại lần 2 vào năm khác, bạn cũng phải bị tính thuế theo quy định thường trú hoặc không thường trú như đã trình bày ở trên. Ví dụ : Khi bạn rời Đài Loan và trở lại lần 2 cùng năm. Bạn cộng số ngày mà bạn ở Đài Loan của 2 lần lại, nếu đủ 183 ngày bạn nộp thuế theo dạng thường trú. Còn nếu không đủ 183 ngày bạn nộp thuế theo dạng không thường trú.
4.Tiền ăn:
Tiền ăn của bạn được miễn thuế là $1.800 Đài Tệ.
5.Báo thuế và hoàn thuế:
Môi giới có nhiệm vụ báo thuế cho bạn vào mỗi tháng 5 của mỗi năm và trước khi bạn về nước. Nếu trong phiếu báo thuế của bạn chỉ ra tiền thuế bị trừ từ lương của bạn cao hơn mức thuế phải đóng, bạn sẽ được hoàn thuế sau 6 tháng (thường từ tháng 8 cùng năm hay tháng 1 năm sau).
6.Hồi thuế:
Nếu trong vòng 1 năm sau khi đã về nước mà bạn vẫn chưa nhận được tiền hồi thuế, bạn có thể viết đơn đến Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), HWC, hoặc HMISC. Nhớ viết rõ họ tên, địa chỉ, số tài khoản, ngày sinh, số hộ chiếu, ngày tới Đài Loan và ngày về nước. Đồng thời cũng viết tên, số điện thoại, địa chỉ của chủ và môi giới.
Nếu bạn muốn nhờ Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), HWC, hoặc HMISC thông qua cục thuế kiểm tra xem số tiền hồi thuế của bạn là bao nhiêu, bạn phải gửi cho chúng tôi bản sao hộ chiếu, bản sao thẻ cư trú và giấy ủy quyền của bạn.
Có 4 điều sau đây người lao động cần nhớ liên quan đến tiền thuế:
7.Đóng thuế:
Tất cả lao động nước ngoài đến Đài Loan làm việc đều phải đóng thuế.
Những lao động đến Đài Loan làm việc dưới 183 ngày trong 1 năm, khoảng tiền thuế đã đóng sẽ không được hoàn trả vào dịp hoàn thuế vào năm sau. Nghĩa là những lao động này phải đến Đài Loan trước ngày 1/7 trong năm.
Những lao động đến Đài Loan làm việc trên 183 ngày trong 1 năm, tiền thuế của họ sẽ được hoàn trả lại trong lần trả thuế vào năm sau. Thời gian trả lại thuế tùy theo Sở Thuế tại địa phương ; có thể từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau.
Môi giới hoặc chủ thuê không có quyền khấu trừ trước tiền thuế thu nhập đối với lao động giúp việc nhà.
8.Số tiền hồi thuế:
Bạn có quyền đến Sở Thuế để hỏi về số tiền hồi thuế mỗi năm của mình. Khi đến Sở Thuế, bạn mang theo Hộ Chiếu và Thẻ Cư Trú. Đến nơi, bạn trình giấy tờ và nói bạn muốn kiểm tra tiền hồi thuế của bạn. Nhân viên Sở Thuế sẽ giúp bạn tận tình.
9.Ngăn Chặn Khấu Trừ Thuế :
Đừng đồng ý cho chủ trừ 18% trên tổng tiền lương, nếu tổng thu nhập của bạn dưới $28,909.5 Đài Tệ trước ngày 30/6/2015. Sau ngày 1/7/2015, là $30,012 Đài Tệ.
10.Ngăn Chặn Khấu Trừ Thuế :
Đừng đồng ý cho chủ trừ 18% trên tổng tiền lương, nếu tổng thu nhập của bạn dưới $28,910 Đài Tệ trước ngày 30/6/2015 và $30,012 Đài Tệ sau ngày 1/7/2015.
Bảo Hiểm Y Tế:
– Chủ thuê có nhiệm vụ đăng ký bảo hiểm y tế cho bạn, và chủ không có quyền giữ thẻ bảo hiểm y tế của bạn. Tiền bảo hiểm y tế mỗi tháng đều trừ vào lương của bạn và viết rõ trên bảng lương.
– Người lao động nước ngoài trong lĩnh vực chăm sóc gia đình chỉ được hưởng bảo hiểm y tế, không có bảo hiểm lao động.
Khám Sức Khỏe:
– Môi giới phải đưa bạn đi khám sức khỏe tại bệnh viện do Sở Vệ Sinh của Bộ Lao Động chỉ định. Lần 1 trong vòng 3 ngày sau khi đến Đài Loan; lần 2 sau khi đến Đài Loan được 6 tháng; lần 3 sau khi đến Đài Loan được 18 tháng và lần 4 sau khi đến được 30 tháng (trước hoặc sau 30 ngày đến hạn). Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe, trong vòng 15 ngày, bạn phải nộp các loại giấy tờ như sau: giấy phép lao động, báo cáo kiểm tra sức khỏe, danh sách lao động nước ngoài, giấy khám sức khỏe đợt.
– Nếu bạn không kiểm tra sức khỏe định kỳ, chính phủ sẽ thu hồi giấy phép lao động, xóa bỏ tư cách làm việc của bạn ở Đài Loan.
– Bệnh viêm gan B và sốt rét chỉ cần kiểm tra trước và sau khi bạn đến Đài Loan. Bạn không cần kiểm tra lại trong suốt các kỳ khám sức khỏe khác.
– HIV/ Aids, lao phổi, giun sán và bệnh proges-salmon sẽ được kiểm tra trong tất cả các lần khám sức khỏe.
– Nếu bạn mắc phải 1 trong những bệnh trên, bạn có quyền yêu cầu được đi khám lại ở bệnh viện chuyên trị các bệnh đó.
– Nếu bạn bị bệnh lao phổi, bạn phải bị cách ly và được chữa trị trong vòng 6 tháng ở ĐL. Trong trường hợp công ty môi giới làm thủ tục đưa bạn về nước, bạn có quyền từ chối để được ở lại Đài Loan uống thuốc chữa trị. Đối với bệnh lao phổi không lây, sau khi chữa trị xong và có kết quả khám nghiệm của bác sĩ, bạn có quyền tiếp tục xin được đổi chủ và đi làm cho hết hợp đồng lao động còn lại của bạn.
– Khi kết quả xét nghiệm của bạn có giun sán, bạn được ở lại Đài Loan 45 ngày để uống thuốc, sau đó nếu sạch giun, thì bạn không phải về nước.
– Đối với bệnh HIV/Aids, bạn không bị trả về nước. Bạn có quyền ở lại Đài Loan để chữa trị. Tuy nhiên toàn bộ chi phí chữa trị bạn phải tự lo liệu.
Những Thông Tin Cần Biết Cho Nữ Lao Động Nước Ngoài
Có Thai:
– Nữ công nhân nước ngoài có thai tại Đài Loan sẽ không phải bị trả về nước. Chủ thuê và môi giới không có quyền ép buộc bạn về nước vì lý do mang thai.
– Việc kiểm tra có thai chỉ được làm trước và sau khi đến Đài Loan, không bao gồm trong các lần kiểm tra sức khỏe khác. Nếu bạn bị môi giới hay chủ thuê yêu cầu tiếp tục kiểm tra về việc có thai mà không có sự đồng ý của bạn là bất hợp pháp.
– Nếu bạn là nữ công nhân hợp pháp, khi mang thai, luật lao động Đài Loan cho phép bạn chuyển đổi sang một công việc nhẹ nhàng hơn, được quyền nghỉ dưỡng thai và có quyền được hưởng 8 tuần lương nghỉ phép sau khi sinh con theo luật pháp Đài Loan quy định.
– Nếu chủ thuê muốn chấm dứt hợp đồng với bạn và được bạn đồng ý, họ phải trả cho bạn tiền nghỉ việc (thường 1 năm làm việc được trả 1 tháng lương) và trả tiền vé máy bay.
– Vì an toàn cho bạn và thai nhi, các hãng máy bay sẽ không cho bạn lên máy bay khi bạn đã có thai hơn 6 tháng.
Kinh nguyệt:
Ngày nghỉ trong thời kỳ hành kinh: Phụ nữ được nghỉ 1 ngày/tháng trong thời kỳ hành kinh, không cần giấy phép: 3 lần đầu của năm sẽ bị trừ lương của một ngày làm việc, 9 lần sau bị trừ ½ số lương của ngày làm việc.
Bị xâm phạm tình dục:
– Khi bị tấn công tình dục: Để có chứng cứ kiện người tấn công tình dục, bạn phải nói thành tiếng “Tôi không muốn”.
– Khi bị tấn công tình dục, bạn phải gọi điện thoại báo ngay cho Đường Dây Nóng 1955, cho cảnh sát 009, cho 110 Đường Dây Chống Xâm Phạm Tình Dục, hoặc Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Việt Nam 03- 217 0468 hay 0922-641-743.
– Công việc ban đêm: bạn phải được chủ thuê đảm bảo an toàn khi làm việc ban đêm; chủ phải cung cấp nhà vệ sinh an toàn cho bạn sử dụng; phải có phương tiện giao thông an toàn cho bạn về đến nơi ở và lại làm việc ban đêm. Thời gian quy định từ 10 giờ đêm tới 6 giờ sáng ngày hôm sau.
– Sau khi bị xác nhận là nạn nhân bị tấn công tình dục, bạn sẽ được chính phủ ĐL sắp xếp cho tạm trú tại 1 nơi an toàn. Trong thời gian chờ vụ án giải quyết, bạn sẽ được cho phép được kiếm việc làm tự do ở bên ngoài.
Thời Gian Làm Việc Nhiều Nhất cho Lao Động là 12 Năm:
– Khi đã mãn một hợp đồng và chủ cũ muốn nhận lại bạn, bạn nên yêu cầu họ làm hợp đồng trực tiếp (không qua môi giới, không phải trả phí môi giới mỗi tháng) nhất là đối với hợp đồng giúp việc nhà và hộ lý. Bạn có thể liên lạc với Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), Trung Tâm Hy Vọng (HWC), hoặc HMISC hay để biết thêm chi tiết.
– Hiện nay, Bộ Lao Động đang đề nghị thay đổi luật về việc không bắt buộc lao động nước ngoài phải rời khỏi nước sau thời hạn 3 năm làm việc. Chúng tôi sẽ thông báo kịp thời đến các bạn khi luật mới được thông qua tại Quốc Hội Đài Loan.
Đổi Chủ:
1. Bạn có thể được đổi chủ sau khi Bộ Lao Động hủy bỏ quyền thuê mướn của chủ, và bạn được Bộ Lao Động cho phép đổi chủ. Các lý do đổi chủ hợp pháp bao gồm:
– Người mà bạn chăm sóc qua đời (chủ phải báo cho Bộ Lao Động trong vòng 30 ngày).
– Chủ thuê đi định cư ở nước khác.
– Chủ thuê bị phá sản, hoặc cắt giảm công nhân.
– Bạn bị tấn công tình dục, bị ngược đãi về thân thể và tinh thần. Trong mọi trường hợp bạn đều phải có bằng chứng cụ thể như ghi âm, giấy chứng thương, v.v…
– Chủ không trả lương theo hợp đồng, hay gây áp lực trên quyền lợi khác của bạn.
– Bạn bị ép làm việc bất hợp pháp, hay làm cho chủ bất hợp pháp. Bằng chứng của những việc này cần phải qua sự kiểm tra của thanh tra chính phủ.
– Ngoài ra, đối với người lao động nước ngoài làm việc trên các tàu đánh cá, nếu thuyền bị hư hỏng, bạn có thể đổi chủ. Đối với người lao động nước ngoài làm việc trong các công xưởng, bạn có thể đổi chủ khi công xưởng không có việc làm cho bạn; chủ thuê chửi bạn không tốt; chủ thuê làm bạn bị thương, qua phán xét của tòa án, chủ thuê có tội, bạn được quyền đổi chủ; chủ thuê giao công việc có hại cho sức khỏe của bạn, bạn cần chứng minh của bác sĩ; chủ thuê có bệnh gây ảnh hưởng tới bạn, cũng cần có chứng minh của bác sĩ; chủ thuê là người vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn, bạn có thể đổi chủ.
– Nếu bạn bị bắt ép làm công việc bất hợp pháp, hay làm cho chủ khác (không phải chủ ghi trên hợp đồng).
- Khi đổi chủ, chủ mới của bạn phải được Bộ Lao Động cấp giấy phép thuê bạn.
Nếu bạn đã được Bộ Lao Động cho phép đổi chủ, bạn có thể đăng ký tại Trung Tâm Xúc Tiến Việc Làm ở tỉnh hay thành phố mà bạn chọn (thường môi giới làm việc này cho bạn). Thời gian tìm chủ mới của bạn là 60 ngày. Trong những trường hợp đặc biệt hoặc bạn làm việc tại Đài Loan chưa tròn 1 năm, bạn có thể xin gia hạn thêm 60 ngày nữa. Bạn cần yêu cầu chủ thuê, môi giới hay Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam giúp bạn viết công văn xin gia hạn đổi chủ lần 2. Sau khi đổi chủ lần 2, nếu không có chủ nào nhận, trong vòng 15 ngày bạn phải về nước.
- Phụ nữ không thể bị đổi sang làm việc của nam. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, cần gọi điện thoại đến Văn Phòng (VMWBO), Trung Tâm Hy Vọng (HWC), hay HMISC.
- Bạn có quyền xin tạm trú tại Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), Trung Tâm Hy Vọng (HWC), hay HMISC trong thời gian chờ đổi chủ.
Cho Về Nước Hợp Pháp:
Chủ không thể cho bạn về nước với những lý do không hợp pháp.
Những lý do hợp pháp là:
– Thoá mạ hay dùng bạo lực phản kháng chủ hoặc đồng nghiệp.
– Vi phạm luật lao động hay hợp đồng (thí dụ như quy định mà chủ đưa ra dựa trên luật lao động của chính phủ, chứ không phải những luật do chủ tự đặt ra bất chấp luật lao động).
– Cố ý phá hoại tài sản hay tiết lộ thông tin mật công ty của chủ.
– Vắng mặt liên tục 3 ngày không lý do, hay nghỉ 6 ngày trong vòng 1 tháng.
– Mất khả năng làm việc.
– Bị tòa án xét có tội và bị án tù.
– Làm việc bất hợp pháp cho chủ khác.
– Hết hạn hợp đồng.
– Lao động không đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đi khám sức khỏe dùng mẫu kiểm tra của người khác (như máu, phân, nước tiểu…) thay cho mẫu của mình.
– Lao động lấy giấy tờ giả cung cấp cho Chính Phủ Đài Loan.
– Tình trạng sức khỏe của người lao động không cho phép hoặc cơ thể bị thiếu đi một số bộ phận do tai nạn mà người lao động tự mình gây nên mà không thể làm việc.
Khi Bị Ép Buộc Thôi Việc:
1. Đừng tự nguyện ký đơn thôi việc!!!
2. Gọi điện thoại đến Văn Phòng (VMWWBO), Trung Tâm Hy Vọng (HWC), hay HMISC nhờ giúp đỡ. Môi giới không có quyền ngăn chặn bạn tìm kiếm sự giúp đỡ, hoặc ép bạn ra sân bay.
3. Bạn từ chối rời khỏi ký túc xá hay nhà chủ.
4. Trong trường hợp môi giới hay chủ thuê chở bạn đến sân bay, bạn đừng đăng ký chuyển hành lý, và nói với cảnh sát rằng bạn cần sự giúp đỡ của Trung Tâm Phục Vụ Lao Động ở sân bay (số điện thoại nằm ở mục cuối cùng của sổ tay). Bạn có thể ngồi lì xuống ngay sân bay, xé vé máy bay và kêu lớn tiếng nhờ cảnh sát, hay những người chung quanh giúp đỡ.
5. Bạn chạy trốn đi tìm sự giúp đỡ khi bị ngược đãi hay bị hăm dọa. Trong trường hợp này bạn sẽ không bị cho là bỏ trốn.
Từ tháng 10 – 2006, Bộ Lao Động thực hiện Chính sách yêu cầu lao động nước ngoài, trước khi về nước phải đến Cục Lao Động địa phương để nghiệm chứng có phải bạn tự nguyện về nước hay không? Chủ và môi giới không có quyền tự ý đưa người lao động về nước. Vì vậy khi ra cục lao động để nghiệm chứng, bạn phải nói với cục lao động là: “Tôi không đồng ý về nước”
Tôi phải làm gì khi chủ gọi cảnh sát?
– Cảnh sát không có quyền can dự vào các vấn đề về người lao động, và không có quyền ép buộc hay áp tải bạn đến sân bay, trừ khi bạn bỏ trốn hay ngoan cố phạm pháp.
– Nói cho cảnh sát biết rằng bạn đang bị ép về nước bất hợp pháp. Và bạn đang cần sự giúp đỡ của Bộ Lao Động.
– Nếu cảnh sát không quan tâm đến những yêu cầu của bạn, viết lại mã số trên áo của người cảnh sát, để làm bằng chứng sau này khi đối chứng với các cơ quan liên hệ liên quan đến việc cảnh sát không giúp bạn. Bạn có thể phải đồng ý tới sở cảnh sát, nhưng bạn cần từ chối đến sân bay.
*Khi bạn bị ép buộc thôi việc 14 ngày trước khi hết hạn Hợp Đồng Lao Động, bạn có thể bị chủ thuê hay môi giới ép ký tên vào văn bản tự nguyện về nước. Nếu bạn không đồng ý, bạn điện thoại cho 1955, yêu cầu chuyển hồ sơ thưa kiện của bạn đến Cục Lao Động địa phương, nơi bạn đang làm việc. Cục Lao Động địa phương sẽ mở 1 phiên họp để giải quyết việc đơn chủ phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
*Nếu người lao động không ký giấy đồng ý về nước mà chủ thuê vẫn đưa người lao động về nước, người lao động phải nói rõ thành tiếng “Tôi muốn kiện chủ thuê”, chủ thuê sẽ bị phạt và chịu hoàn toàn trách nhiệm (người lao động nên ghi âm các đoạn hội thoại trên đường bị đưa đi đến Cục Lao Động).
Tại Cục Lao Động địa phương, bạn cần giữ sự bình tỉnh. Nếu sự hiện diện của chủ thuê hay môi giới làm cho bạn sợ, bạn yêu cầu nhân viên của Cục Lao Động yêu cầu họ ra ngoài để giảm bớt áp lực. Sau đó bạn trình bày cho nhân viên Cục Lao Động biết là bạn không muốn tự nguyện về nước trước hạn hợp đồng. Ngoài ra, bạn có quyền yêu cầu nhân viên Cục Lao Động giải thích thêm cho bạn về những quyền lợi khác của bạn liên quan đến việc chuyển chủ, tiền bồi thường, v.v…
Bạn Không Nên Bỏ Trốn, Bất hợp Pháp vì:
– Bạn sẽ không được luật lao động bảo vệ, không bảo hiểm lao động, y tế.
– Điều kiện sống và làm việc không bảo đảm an toàn và thường bị trả lương thấp.
– Kết quả của việc chạy trốn là thường bị lợi dụng và phải làm việc ở môi trường và điều kiện làm việc tồi tệ.
*Ghi chú: Hơn nữa, theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định. Ngoài phạt tiền, người lao động vi phạm còn bị buộc phải về nước; cấm đi làm việc ở Đài Loan thời hạn là 5 năm trở lên. Nghị định này có hiệu lực thi hành kề từ ngày 10/10/2013.
Bạn có thể liên lạc với Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), Trung Tâm Hy Vọng (HWC) hay HMISC để được tư vấn.
Đầu Thú:
– Nếu bạn đã là người bất hợp pháp, bạn muốn đầu thú, chúng tôi có thể giúp bạn!
Chính sách mới, từ 24 /1/ 2011 – Tất cả những người đầu thú về nước mà không có tiền án, chỉ cần chuẩn bị tiền phạt nhiều nhất $10.000 Đài Tệ, hộ chiếu hoặc giấy thông hành hợp lệ và vé máy bay (bạn có thể tự mua vé). Sau đó bạn đến Văn Phòng Sở Di Dân địa phương làm các thủ tục quy định. Nhân viên Sở Di Dân sẽ thông báo cho bạn biết những việc phải làm.
Quyền Hạn Trong Thời Gian Tạm Giam:
– Bạn có quyền được cung cấp thức ăn và thuốc khi bị bệnh.
– Bạn được gọi điện thoại cho gia đình thân nhân hay bạn bè. Khi cần, bạn có thể yêu cầu được tư vấn tâm lý.
PHẦN II: THÔNG TIN BỔ SUNG CHO NGƯỜI LÀM CÔNG XƯỞNG, XÂY DỰNG, VIỆN DƯỠNG LÃO, GIÚP VIỆC NHÀ VÀ ĐÁNH CÁ
Thời Gian Làm Việc/ Nghỉ Ngơi:
1. Thời gian làm việc nhiều nhất: Mỗi ngày 8 tiếng không kể thời gian nghỉ, và mỗi 2 tuần là 84 tiếng.
2. Quy định ngày nghỉ: Sau 7 ngày có 1 ngày nghỉ.
3. Nghỉ lễ: Tổng cộng có 19 ngày, gồm ngày 1 & 2 tháng 1; Tết âm lịch( 4 ngày ); 28 tháng 2; 29 tháng 3; ngày 4 & 5 tháng 4; Ngày 1 tháng 5; Tết Nguyên Tiêu; Tết Trung Thu; 28 tháng 9; Song Thập (10/10); 25 & 31 tháng 10; 12 tháng 11 và 25 tháng 12.
4. Nghỉ phép đặc biệt: Sau 1 năm làm việc được nghỉ phép 7 ngày.
5. Nghỉ bệnh:
– Thời gian nghỉ bệnh trong 1 năm không quá 30 ngày thì được hưởng 1/2 lương.
– Thời gian nhập viện không vượt quá 1 năm.
*Bạn có thể nói với bác sỹ viết số ngày bạn cần nghỉ ngơi trên giấy chứng nhận của bác sỹ và luôn giữ 1 bản copy của tờ giấy này.
6. Nghỉ phép riêng: Mỗi năm được nghỉ 14 ngày phép (không lương).
7. Phép tai nạn lao động: Không giới hạn thời gian nghỉ để trị bệnh và dưỡng bệnh.
8. Phép tang lễ (nhận lương đầy đủ):
– Cha mẹ, vợ chồng qua đời: 8 ngày; con cái: 6 ngày; anh chị em ruột: 3 ngày; bố mẹ của phối ngẫu: 3 ngày. Trong những trường hợp nói trên, nếu bạn xin nghỉ, chủ không có quyền từ chối.
– Bạn cũng có quyền từ chối tăng ca trong những ngày thường và những ngày nghỉ lễ.
Mức Lương Tăng Ca Theo Quy Định:
Từ tháng 1 năm 2021, lương căn bản thấp nhất là 24,000 Đài Tệ.
– Tăng ca 2 giờ đầu: $160 Đài Tệ x 1.33 ~ 106.4 = 2.128 Đài Tệ /giờ
– Các giờ tiếp theo: $160 Đài Tệ x 1.66 ~ $132.8 = 2.656 Đài Tệ /giờ.
– Tăng ca vào các ngày nghỉ (t7,cn) = (160 x 1.34) x 2 + (160 x 1.66) x 6 = 2.022 đài tệ
Tăng ca ngày lễ tết = lương tăng ca ngày nghỉ + 701 Đài tệ
– Mức thu nhập từ ca đêm thường do chủ quyết định; luật pháp không quy định.
– Chủ không được trả tiền tăng ca thấp hơn mức quy định. Nếu thấp hơn, bạn có quyền yêu cầu chủ trả lại cho bạn số tiền mà chủ trả chưa đủ. Nếu không có sự đồng ý của bạn, chủ không được quyền trả tiền tăng ca dưới mức quy định.
– Từ năm 2013, những ngày có bão tố được chính phủ cho phép nghỉ, người lao động được nghỉ làm và chủ có thể không trả lương.
Cách tính tiền tăng ca giống như cũ, không thay đổi.
Những Thông Tin Khác Về Tăng Ca:
1. Không có việc làm không trả lương là bất hợp pháp. Những ngày không có việc làm (vì không có đơn đặt hàng…), chủ vẫn không được trừ lương của bạn. Nếu sự việc này xảy ra, bạn có thể yêu cầu chủ chấm dứt việc trừ tiền, và yêu cầu chủ trả lại số tiền họ đã trừ.
2. “Buban” là bất hợp pháp. “Buban” là 1 hình thức làm tăng ca thay thế cho những lúc không có việc làm (không trả tiền tăng ca). Ở trường hợp này bạn cần khiếu nại ngay, và nếu tăng ca, bạn đòi trả tiền tăng ca.
3. “Tiaoban” có nghĩa là phải làm việc vào ngày nghỉ thay cho ngày thường. “Tiaoban” chỉ hợp pháp trong trường hợp bạn đồng ý.
Khấu Trừ Bất Hợp Pháp:
1. Chủ ra hình phạt bằng cách khấu trừ lương và tiền tiết kiệm là bất hợp pháp.
2. Chủ không thể cắt tiền thưởng chuyên cần của bạn vì các lý do như: nghỉ phép tang lễ, phép tai nạn lao động.
3. Trong trường hợp nghỉ bệnh, nghỉ phép riêng, hay nghỉ không phép, chủ không được trừ tiền chuyên cần, nếu khoản tiền này là 1 phần của lương căn bản $19,273 Đài Tệ. Nếu tiền chuyên cần là 1 khoản tiền ngoài lương căn bản, bạn có thể bị trừ.
4. Trừ tiền ăn ở: Nhiều nhất là $5,000 Đài Tệ/tháng. Chủ không thể trừ tiền ăn ở của bạn nhiều hơn trong hợp đồng. Nếu chủ yêu cầu bạn ký tên vào hợp đồng mới, bạn nên từ chối. Chủ cũng không được trừ thêm các chi phí khác như điện, nước hay các chi phí khác của ký túc xá.
Bảo Hiểm Lao Động
Chủ thuê có nhiệm vụ đóng tiền bảo hiểm lao động cho bạn (trừ lao động giúp việc nhà). Tiền bảo hiểm lao động mỗi tháng sẽ được trừ vào từ tiềnlương được ghi rõ trên bảng lương của bạn.
Phúc lợi cho người bị tai nạn và người bệnh:
1. Trợ cấp lương: Trong thời gian nằm viện (không quá 1 năm) được hưởng 50% lương.
2. Trợ cấp tàn phế: Dựa trên mức độ thương tật được bác sĩ xác nhận qua khám nghiệm.
3. Trợ cấp tử vong: Tăng theo thời gian làm việc.
– Dưới 1 năm: Trợ cấp 15 tháng lương.
– Dưới 2 năm: Trợ cấp 25 tháng lương.
– Trên 2 năm: Trợ cấp 35 tháng lương.
4. Trợ Cấp Tang Lễ:
– Bố mẹ hay phối ngẫu qua đời: trợ cấp 3 tháng lương.
– Con trên 12 tuổi: Trợ cấp 2 tháng 15 ngày lương.
– Con dưới 12 tuổi: Trợ cấp 1 tháng 15 ngày lương.
*Các giấy tờ chứng nhận tử vong của người thân đều phải được dịch qua tiếng Hoa và được xác nhận của chính quyền Việt Nam và Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Đài Bắc của Đài Loan tại Việt Nam.
*Cục Lao Động không thu lệ phí làm thủ tục bảo hiểm lao động cho bạn.
Tai Nạn Lao Động:
Chủ không được đưa bạn về nước sau tai nạn lao động. Bạn bị tai nạn ở Đài Loan, nên bạn có quyền được điều trị và trợ giúp ở Đài Loan.
1. Trợ cấp điều trị: Chủ thuê phải cung cấp giấy chứng nhận bảo hiểm y tế về tai nạn lao động và chi trả mọi chi phí trị liệu.
2. Trợ cấp lương: Chủ sẽ phải trả 30% và bảo hiểm lao động trả 70% lương cho bạn trong thời gian điều trị và hồi phục sức khỏe (không giới hạn thời gian).
3. Trợ cấp thương tật: Bảo hiểm lao động sẽ đền bù cho bạn tùy theo mức độ thương tật.
4. Trợ cấp tử vong: Bảo hiểm lao động sẽ trả cho thân nhân của nạn nhân 45 tháng lương cơ bản.
Quy Định ở Công Xưởng/ Ký Túc Xá
Những quy định của công xưởng và ký túc xá ở công ty bạn phải được dịch sang tiếng Việt. Khi ký túc xá của bạn có từ 30 công công nhân trở lên, các quy định sẽ phải thông qua cơ quan chính phủ và không được mâu thuẫn với pháp luật hiện hành như:
– Ép buộc tăng ca.
– Dùng việc cấm đi ra ngoài một ngày nào đó như 1 hình phạt hay như một quy định của ký túc.
– Ra lệnh nghiêm cấm 1 cách vô lý. Khi đó, bạn cần khiếu nại với chủ, hay tìm sự giúp đỡ từ Cục Lao Động.
– Dùng việc trừ lương như một hình phạt.
– Phạt nặng bất hợp lý khi vi phạm hợp đồng.
Công Ty Phá Sản:
– Nếu công ty bị phá sản hay cắt giảm công nhân, bạn có quyền xin chuyển đến 1 công ty khác hay xin về nước. Chủ không được đưa bạn về nước khi bạn chưa đồng ý.
– Nếu bạn quyết định về nước, bạn cần yêu cầu chủ trả tiền vé máy bay và phí chấm dứt hợp đồng.
– Nếu công ty nợ tiền lương của bạn và họ không có tiền để thanh toán, bạn có thể nộp đơn xin “Quỹ Thanh Toán Nợ Lương” thanh toán cho bạn.Tuy nhiên, nếu chủ bỏ trốn cùng với những tháng lương của bạn thì Quỹ không thể giúp bạn được.
PHẦN III: THÔNG TIN BỔ SUNG CHO NGƯỜI GIÚP VIỆC NHÀ VÀ HỘ LÝ
1. Nếu bạn không được thuê làm ở viện dưỡng lão, bạn không được luật lao động Đài Loan bảo vệ. Tuy có một số ý kiến thảo luận về việc bảo vệ những người làm việc trong các hộ gia đình. Nhưng cho tới nay, quyền lợi của những người lao động này chỉ được dựa trên bản hợp đồng, bảng lương hoặc văn bản hoạch định khế ước thuê mướn. Như vậy bạn cần luôn giữ bản hợp đồng, bảng lương cũng như các loại giấy cam kết để làm chứng. Đừng để cho môi giới thay bạn giữ các giấy tờ này.
2. Bạn có quyền được nghỉ 1 ngày sau 7 ngày làm việc, và 7 ngày phép vào năm thứ 2 và năm 3 dựa trên hợp đồng. Chủ không được yêu cầu bạn làm việc trong những ngày này nếu bạn không đồng ý.
3. Nếu bạn phải làm các việc như quét dọn nhà khác, làm việc ở nhà hàng, chợ, hay công xưởng hoặc làm cho chủ khác, bạn cần gọi tới Văn Phòng (VMWWBO), Trung Tâm Hy Vọng ( HWC), hay HMISC… Vì tất cả các truờng hợp trên là bất hợp pháp. Nếu bạn không đi tìm sự giúp đỡ, và bị cảnh sát bắt, bạn sẽ bị đưa về nước.
4. Bạn có thể được đổi chủ :
– Nếu bạn bị ép buộc làm việc với chủ bất hợp pháp hay làm công việc bất hợp pháp với những chứng cứ được thanh tra chính phủ công nhận.
– Nếu bạn bị ngược đãi về tinh thần, thân thể hay tình dục, bạn cần có những bằng chứng như băng ghi âm hay giấy chứng thương v.v. Gặp phải 1 trong những vấn đề này, bạn có thể chọn đổi sang công xưởng, hoặc giữ nguyên tính chất công việc cũ.
– Nếu người mà bạn chăm sóc qua đời. Chủ không thể tiếp tục giữ bạn ở nhà họ.
– Nếu chủ của bạn đi định cư ở nước khác.
– Khi bạn được đổi chủ, vẫn không bảo đảm chắc chắn bạn đổi được chủ.
5. Nếu bạn bị xâm phạm tình dục, phải đi tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Xin đừng ngại ngùng! Cần tìm bác sĩ trong vòng 24 tiếng để lấy bằng chứng. Gọi cho Văn Phòng (VMWBO), Trung Tâm Hy Vọng (HWC), hay HMISC, chúng tôi sẽ đồng hành với bạn.
Để bảo đảm quyền lợi của bạn trong trường hợp bị xâm phạm tình dục, bạn cần làm những bước sau đây:
- Ghi lại hay nhớ họ tên, hình dạng, các điểm đặc biệt như nốt ruồi, dấu vết ở trên người hay nơi kín của kẻ xâm phạm tình dục bạn;
- Nhớ và ghi lại từng chi tiết, quá trình bị hại, sự chống trả và việc bạn kể chuyện cho người khác sau khi bị hại;
- Nhớ và ghi lại chi tiết về thời gian bị hại, mấy lần;
- Nhớ và ghi lại nơi chốn, địa điểm như ở trong nhà, ngoài vườn, trên xe hay nơi khách sạn;
- Giữ lại vật chứng như bao cao su, giấy vệ sinh, dùng tay cào cấu vào người hại mình, không tắm, không thay quần áo sau khi bị hại;
- Dùng bút viết lên tường, dưới gầm giường nơi bị hại, v.v…
6. Bảng lương của bạn phải được viết bằng tiếng Việt và ghi rõ chi tiết các khoản được lĩnh và các phí cần trừ. Trong đó tổng thu nhập của bạn không thấp hơn $19,273 Đài Tệ/ tháng.
7. Bạn có nghĩa vụ đóng thuế vào mỗi tháng 5 và trước khi về nước. Khi bạn thuộc diện cư trú thường trú, chủ không có quyền trừ thuế của bạn mỗi tháng. Nếu bạn đã bị trừ thuế, bạn sẽ được hồi thuế trước khi về nước.
8. Chủ không có quyền trừ tiền phí môi giới từ lương của bạn. Bạn nên tự tay chi trả phí này và đừng quên lấy hoá đơn.
9. Tội Hình Sự Buôn Người, Bóc lột Sức Lao Động:
Hiện nay Đài Loan đã có Luật Chống Buôn Người. Hình thức buôn người thường thấy ở Đài Loan là bóc lột sức lao động. Khi bạn làm việc mà bị vướng vào những điều liệt kê sau đây, bạn cần liên lạc với chúng tôi để được giúp đỡ về bóc lột lao động, buôn bán con người:
- Chủ thuê dùng bạo lục đánh đập bạn;
- Chủ thuê hăm dọa sẽ hành hung hay đối phó với thân nhân, gia đình của bạn ở Việt Nam;
- Bạn bị chủ thuê hay môi giới nhốt trong nhà, trong phòng và họ khóa cửa lại từ bên ngoài. Trong và ngoài phòng có máy camera giám sát, làm cho người lao động sợ hãi, không thể ra khỏi nơi đó;
- Chủ thuê hay môi giới yêu cầu bạn phải thông báo để họ giám sát bạn mỗi khi bạn muốn liên lạc với thân nhân và bạn bè bằng điện thoại;
- Điện thoại của bạn bị chủ hay môi giới thu giữ. Mỗi khi muốn dùng thì phải có phép của họ;
- Bị bắt buộc làm những việc không ghi trong hợp đồng;
- Số tiền lương bị khấu trừ không lý do và tiền nợ trả hoài không hết;
- Bạn phải chọn lựa trốn ra ngoài và sau đó bị buộc phải làm việc bán dâm hay các công việc phi pháp khác.
Những lao động được cảnh sát, tòa án xếp loại bị buôn bán sức lao động sẽ được phép an cư tại nơi họ chỉ định. Sau đó nơi an cư sẽ giúp các bạn xin Bộ Lao Động cho phép các bạn được đi làm tự do bên ngoài. Trong thời gian này các bạn sẽ hợp tác với tòa án và cảnh sát để đưa chủ thuê hay môi giới phi pháp ra tòa án. Nơi an cư sẽ giúp các bạn xin luật sư miễn phí để lo cho án của các bạn. Sau khi án giải quyết xong, các bạn sẽ được nơi an cư giúp đỡ để làm thủ tục đổi chủ nếu các bạn còn hạn đổi chủ. Đối với các bạn đã mãn hợp đồng, các bạn sẽ được sắp xếp để về Việt Nam. Sau khi được đi làm trở lại theo hợp đồng, các bạn sẽ được bù lại khoảng thời gian chờ ở nơi an cư.
Bị xách nhiễu tình dục:
- Chủ thuê, người nhà chủ thuê hay môi giới thường có những lời nói, hành vi khiếm nhã, khiêu dâm làm cho bạn ngượng ngùng, khó chịu;
- Chủ thuê, người nhà của chủ thuê hay môi giới có những hành vi sờ mó, sàm sở làm cho bạn cảm thấy ngượng ngùng, khó chịu;
- Chủ thuê, người nhà của họ hay môi giới có hành vi bắt buộc bạn sờ mó thân thể của họ, làm cho bạn cảm thấy ngượng ngùng, khó chịu;
PHẦN IV: THÔNG TIN MỞ RỘNG
“Tôi không dám khiếu nại vì sợ bị đưa về nước”
Khi chủ và môi giới các đơn hàng đi xkld đài loan vi phạm quy định của Bộ Lao Động và Luật lao động, nhiều người lao động đã sợ bị đưa về nước nên không dám khiếu nại. Vì về nước đối với họ đồng nghĩa với việc không có tiền trả nợ. Từ đó có thể thấy khiếu nại hay trực tiếp đặt vấn đề với chủ là đối với họ là mạo hiểm. Vì thế bạn cần phải lên kế hoạch cẩn thận về những đối sách cần dùng để đòi lại sự công bằng. Chúng tôi mạnh dạn khuyên bạn nên gọi tới Văn Phòng (VMWBO), Trung Tâm Hy Vọng (HWC), hay HMISC kể rõ những khúc mắc của bạn. Cùng nhau chúng ta có thể đánh giá những khó khăn tiềm ẩn, và tìm ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề của bạn. Theo kinh nghiệm của chúng ta, mỗi lần khiếu nại là một lần đi vào một cuộc mạo hiểm khác nhau tùy theo từng cấp độ:
– Các trường hợp ít mạo hiểm: Hồi thuế; Thu tiền ăn ở cao hơn quy định; Tai nạn nghề nghiệp. Đừng ngại đi tìm nơi giúp đỡ khi bạn gặp phải các vấn đề này.
– Các trường hợp mạo hiểm ở mức độ trung bình: Môi giới Đài Loan thu phí vượt quy định; Khấu trừ thuế; Những luật lệ bất hợp lý ở công xưởng và ký túc xá; Chất lượng ăn và ở; các bạn sẽ được an toàn hơn khi tập hợp được tiếng nói của tập thể.
– Các trường hợp mạo hiểm cao: Tất cả các trường hợp có liên quan tới việc chủ phải trả tiền như: lương, tiền tăng ca; trừ tiền bất hợp pháp; nghỉ lễ. Chủ thuê luôn cố gắng cắt giảm các khoản tiền này. Đối sách khả thi là: hoặc là liên kết tất cả những anh chị em lao động lại, hoặc chờ tới khi còn lại 3 tháng trước khi kết thúc hợp đồng mới lên tiếng đòi lại quyền lợi. Nhớ thu thập và giữ lấy tất cả các bảng lương và chứng từ có liên quan đến các vấn đề vừa nêu.
Những bất cập trong Hợp Đồng Lao Động của Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Việt Nam cần biết:
- 3 bản cảnh cáo phải về nước: Chỉ bị 3 tờ cảnh cáo thì chưa đủ yếu tố để chủ thuê bắt người lao động về nước. Phải thực hiện đúng quy định của Luật Lao Động Căn Bản Đài Loan Điều 12, khoản 3, 4. Nghĩa là hành vi vi phạm của người lao động nghiêm trọng như a) tiết lộ bí mật công ty; b) cố ý phá hoại tài sản sản xuất của chủ thuê; c) những tội hình sự vi phạm luật pháp Đài Loan.
- 40 ngày thử việc lao động: Thời gian thử việc trong Hợp Đồng Lao Động của Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Việt Nam không có giá trị đối với Luật Lao Động Đài Loan.
Bộ Lao Động (BLĐ) Là Cơ Quan Nào?
Bộ Lao Động (BLĐ) là 1Bộ trong chính phủ trung ương của nước Đài Loan. BLĐ đề ra những quy định về thuê mướn và quản lý lao động nước ngoài. Phải qua sự cho phép của BLĐ các chủ thuê mới có thể thuê mướn công nhân nước ngoài một cách hợp pháp. Tất cả các trường hợp cần đổi chủ đều phải có sự đồng ý của BLĐ. BLĐ cũng là nơi cấp phép hành nghề cho môi giới. Vì vậy những ý kiến phản đối môi giới cần phải gửi trực tiếp tới BLĐ.
BLA Là Cơ Quan Nào ?
BLA (Bureau of Labor Affairs) Tiếng Việt có nghĩa là Cục Lao Động (CLĐ):
Đây là các cơ quan chính phủ đại diện cho BLĐ ở mỗi địa phương hay mỗi thành phố. Cơ quan này phục vụ và tư vấn lao động di trú, còn gọi là lao động nước ngoài. Những nhân viên được tuyển dụng làm việc ở đây phải nói được tiếng Anh hay tiếng địa phương của một nhóm lao động di trú tại Đài Loan. CLĐ có nhiệm vụ xử lý các tranh chấp giữa lao động nước ngoài và chủ thuê ở địa phương. Những khiếu nại về sử dụng lao động và môi giới có thể đưa đến CLĐ. CLĐ còn có nhiệm vụ kiểm tra xem chủ thuê có thực hiện các quy định của BLĐ hay không. Chỉ có CLĐ địa phương mới có thể giải quyết các tranh chấp lao động của bạn.
Văn Phòng Phục Vụ của Bộ Lao Động Tại Sân Bay Đào Viên:
Tiếng Việt: 0800- 017858
Tếng Anh: 03-3989002 ; 03- 3983976
Tiếng Indonesia: 0800- 885958
Tiếng Thái: 0800- 885995
Dường Dây Nóng Của Bộ Lao Động Phục Vụ 24/24
Đường dây nóng miễn phí số 1955 phục vụ và tư vấn 24 giờ, 365 ngày với các loại ngôn ngữ như Anh,Việt, Thái và Indonesia
Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Việt Nam Tại Đài Bắc
(台北越南經濟文化辦事處) Số 65, Tầng 3, Đường Tùng Giang ( 台北市松江路65號3樓 )
Tel. : (02) 25043477; (02)25166626
Các câu hỏi về xuất khẩu lao động Đài Loan được quan tâm nhất:
- chi phí đi xuất khẩu đài loan
- đơn hàng đài loan
- tin tuyển dụng xklđ đài loan
- đài loan bay gấp
- có nên đi xuất khẩu đài loan năm 2021
- thông tin xuất khẩu lao đông đài loan 2020 có gì mới
- nên đi nhật hay đài loan
- mức lương cơ bản ở đài loan
- đơn hàng thực phẩm đài loan
- đơn hàng đài loan thiếu tháng đài loan năm 2021