Mục lục
Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký du học nhật bản vừa học vừa làm cho các bạn có nhu cầu :
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc đưa du học sinh đi Nhật Bản vừa học vừa làm tôi nhận thấy khi nhắc đến thủ tục đăng ký cho du học sinh đi khiến nhiều gia đình cũng như học sinh rất bối rối nên tôi đã trình bày tất cả các quy trình cần thực hiện để các bạn dễ theo dõi :
Phần 1: Điều kiện tối thiểu tham gia
Để tham gia chương trình du học Nhật Bản bạn phải đáp ứng được các điều kiện tối thiểu sau đây:
Ø Nam và nữ, tuổi từ 18 đến 30, có sức khỏe tốt, quyết tâm cao, đảm bảo quá trình học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Ø Trình độ học vấn: Tốt nghiệp PTTH trở lên (tốt nghiệp cao đẳng, đại học là một lợi thế).
+ Đối với học sinh tốt nghiệp PTTH / trung cấp: cấp bằng tốt nghiệp không quá 4 năm
+ Đối với học sinh tốt nghiệp cao đẳng: cấp bằng tốt nghiệp không quá 5 năm
+ Đối với học sinh tốt nghiệp đại học trở lên: không hạn chế thời gian va tuổi đi du học
(Các trường hợp tốt nghiệp quá thời gian trên: liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn)
Ø Các thực tập sinh sau khi mãn hạn về nước tiếp tục có nhu cầu trở lại Nhật Bản để đi du học và làm việc cần phải có chứng chỉ NAT-Test ở trình độ tiếng nhật N2.
Ø Yêu cầu: có lý lịch rõ ràng, không có tiền án, tiền sự.
Ø Địa phương tuyển chọn: tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn tất các thủ tục liên quan đến hồ sơ pháp lý của du học sinh (DHS) và giao dịch với nhà trường.
Phần 2: Chuẩn bị hồ sơ, đăng ký nhập học
Hồ sơ học viên cần chuẩn bị gồm:
- Bản gốc bằng tốt nghiệp THPT vàbằng cấp cao hơn (nếu có)
- Bản gốc học bạTHPTvàbảng điểmcủa cấp học cao hơn(nếu có)
- Ảnh thẻ của du học sinh: 6ảnh 4×6 ,12 ảnh 3×4, 2 ảnh 4 x 5(trên phông nền trắng, đầu để trần, hở tai, mặc áo sơ mi trắng, nam đeo cà vạt)
- Bản gốc CMND của du học sinh và người bảo lãnh
- Bản gốc sổ hộ khẩu có tên DHS và người bảo lãnh
- Bản gốc giấy khai sinh của du học sinh. Nếu người bảo lãnh không là cha, mẹ thì cần cả bản gốc giấy khai sinh của người bảo lãnh.
7. Sơ yếu lý lịch khai theo mẫu của công ty cung cấp.
Các giấy tờ khác sẽ bổ sung sau đối với từng trường hợp cụ thể của du học sinh.
Nếu là tu nghiệp sinh, thực tập sinh thì cần thêm chứng nhận hoàn thành chương trình TNS, TTS do tổ chức Jitco chứng nhận.
Các đợt nhập học và lưu ý đối với việc chuẩn bị hồ sơ
Ø Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, hàng năm các học viện Nhật ngữ sẽ có 4 đợt nhập học: Tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm.
Ø Tất cả các kỳ nhập học đều kết thúc vào tháng 3 hàng năm. Trong tháng 04, các du học sinh sẽ đăng ký học tiếp lên Cao đẳng, Đại học hoặc trường dạy nghề sau khi có kết quả từ các học viện Nhật ngữ.
Ø Du học sinh cần nộp hồ sơ trước mỗi đợt nhập học, tối thiểu trước khi xuất cảnh 05 tháng.
Phần 3: Quy trình tham gia
Bước | Thực hiện |
B1 | – DHS cùng phụ huynh đến văn phòng công ty làm thủ tục đăng ký. – Cán bộ hồ sơ sẽ hỗ trợ đăng ký nhập học. – DHS nộp học phí học tiếng Nhật tại VN (4 tháng); tiền ký túc; giáo trình và đồng phục. – Tiền ăn DHS tự túc. |
– Tiền đặt cọc bảo đảm tham gia chương trình (500$), được hoàn trả khi trúng tuyển. | |
B2 | DHS được học theo lớp, phù hợp với năng lực, thời gian học 4h/ ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Tổng thời gian học tối thiểu là 4 tháng. Trong quá trình học, DHS liên tục được thực hành, kiểm tra kỹ năng, trình độ… Song song với quá trình học tiếng, công ty tiến hành làm hồ sơ pháp lý cho DHS. Hoàn thành trước kỳ nhập học dự kiến: 04 tháng. |
B3 | + Thi chứng chỉ tiếng Nhật bắt buộc, thí sinh phải đạt được một trong các chứng chỉ sau: NAT-TEST; J-TEST; TOP-J Công ty sẽ liên hệ và hỗ trợ việc thi tại các đơn vị có chứng năng tổ chức thi chứng chỉ này. + Dịch thuật, công chứng hồ sơ. + Chứng minh tài chính, chứng minh thu nhập. + Xác nhận việc làm cho DHS, đối với DHS đã tốt nghiệp sau 6 tháng. + Chứng thực bằng cấp VIED/ CEPECE + Giấy tờ khác, áp dụng với những “hồ sơ khó, hồ sơ đặc biệt” chi phí theo thực tế phát sinh. |
B4 | + Công ty gửi hồ sơ cho trường bên Nhật. + Trường xét duyệt và liên lạc phỏng vấn. + DHS trúng tuyển sẽ được nhà trường nộp hồ sơ lên Sở lưu trú Nhật Bản để xin chứng nhận tư cách lưu trú (COE). +Được công ty hướng dẫn chu đáo để trả lời khi có sự kiểm tra của Cục nhập cư Nhật Bản. |
B5 | Sở lưu trú Nhật Bản cấp COE cho DHS |
B6 | + Trường gửi thông báo nộp các khoản phí vào trường và bản sao COE,DHS nộp học phí, tài liệu – giáo trình học tập và bảo hiểm y tế…. |
| + Công ty thông báo các khoản phí phải nộp: chi phí nộp hồ sơ và liên hệ phỏng vấn, xin giấy xác nhận tư cách lưu trú, đăng ký chỗ ở (ký túc xá), phí visa và thủ tục xin visa…. + Vé máy bay được khấu trừ từ tiền đặt cọc (500$) khi học sinh đặt cọc khi nhập học |
B7 | + Công ty chuyển các khoản chi phí phải nộp cho trường để trường gửi COE và thông báo nhập học bản gốc về Việt Nam.Trong 7 ngày từ khi nhà trường thông báo, các khoản phải thu sẽ phải nộp vào tài khoản nhà trường như: Học phí, Bảo Hiểm,Giáo trình, phí sinh hoat cộng đồng, KTX, đồng phục, thuế…theo quy định nhà trường. |
B8 | Công ty tiến hành làm VISA cho DHS tại đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Cần tờ khai; hộ chiếu; 3 ảnh 4×5; COE và thông báo nhập học. Thời gian chờ lấy VISA, khoảng 1 tuần. |
B9 | + Công ty gặp mặt DHS và phụ huynh tại văn phòng trước ngày xuất cảnh. + DHS được đưa ra sân bay và có cán bộ hướng dẫn thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh. + Trường ở Nhật sẽ cử người đến đón tận sân bay Nhật Bản khi các DHS nhập cảnh vào Nhật.
|
Các bạn và gia đình có thắc mắc liên hệ trực tiếp Anh Hùng 0914,367,315 để được giải đáp thêm thông tin .