Nhật Bản sẽ xem xét nhận nhiều người nhập cư châu Á từ năm 2021, ước tính tăng gấp đôi mức trần hiện nay để tăng cường ứng phó với nhu cầu nhân lực đang thiếu hụt nghiêm trọng.
- “Hàng loạt nạn nhân kêu cứu vì bị lừa đi xuất khẩu lao động”: Số nạn nhân lên đến hơn 100 người
- Xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh Long- Hướng đi mới để giảm nghèo bền vững
Theo Bộ Tư pháp Nhật Bản, vào năm 2017, quốc gia này chỉ chấp nhận 20 trong số khoảng 20.000 người nộp đơn xin tị nạn và cho phép 45 người ở lại trong nước trên cơ sở nhân đạo. Chính sách nhập cư nghiêm ngặt đã đưa Nhật Bản trở thành một trong những xã hội có dân số già nhất thế giới. Hiện người nước ngoài chỉ chiếm khoảng 1,7% dân số của Nhật Bản so với 3,4% ở Hàn Quốc và khoảng 12% ở Đức.
Ngoài kế hoạch tăng tiếp nhận người nhập cư, kế hoạch mới của Thủ tướng Shinzo Abe về nhập khẩu lao động sẽ có thể tạo ra tới nửa triệu lao động nước ngoài tại quốc gia này. Ước tính, người lao động nước ngoài sẽ làm gia tăng 40% lực lượng lao động ở Nhật Bản, tức tăng thêm khoảng 520.000 người so với 1,3 triệu người hiện nay. Một số nhà phê bình cho rằng, việc chấp nhận nhiều lao động người nước ngoài hơn như là một cách để Nhật Bản nhập lao động rẻ, vì người nước ngoài từ các nước đang phát triển được đào tạo tại chỗ theo các chương trình của chính phủ thường được đưa ra làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Những người di cư có tay nghề thấp hơn sẽ được phép ở lại chừng 5 năm và không được đưa gia đình tới Nhật Bản. Công nhân có tay nghề cao hơn có thể mang theo các thành viên gia đình và ở lại lâu hơn.
Các chính sách về người nhập cư, trong đó có lao động nhập cư, sắp được đưa ra lưỡng viện Quốc hội Nhật Bản để xem xét thông qua. Mặc dù vậy, kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe vẫn gặp khó khăn do có nhiều ý kiến chống nhập cư. Đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối thay đổi chính sách nhập cư. Người phản đối kêu gọi chính phủ cải thiện tiền lương và điều kiện cho công dân Nhật Bản, thay vì dựa vào người nước ngoài. Liên đoàn Công đoàn Nhật Bản cho rằng việc tăng lao động nước ngoài phải xem xét cẩn thận. Nước này từng mời những người Brazil và Peru gốc Nhật Bản trở về khi nền kinh tế đang phát triển, nhưng cuối cùng đã đề nghị trả họ lại khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008.
Những người ủng hộ cho rằng, Nhật Bản không thể chần chừ trong việc gia tăng người nhập cư khi dân số suy giảm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Trong một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố vào tháng 6, đã có 2/3 công ty cho biết họ thiếu nhân công. Số lượng công ty thiếu lao động đã tăng 40% trong nửa đầu năm tài chính 2017-2018, so với cùng kỳ năm 2016-2017.
Xem thêm: Những thay đổi mới nhất về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018
Tham khảo: Top các đơn hàng xuất khẩu lao động Đài Loan tốt nhất năm 2018