Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trước năm 2003, người lao động trong tỉnh đăng ký xuất khẩu lao động (XKLĐ) không nhiều, chủ yếu là mang tính tự phát. Tuy nhiên, từ khi có Chỉ thị 07 của Tỉnh ủy Bến Tre thì phong trào xuất khẩu lao động (XKLĐ) ngày càng khởi sắc hơn, thu hút nhiều hơn đến lao động nông thôn. Nhiều người nghèo sau khi đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) về nước đã thoát nghèo, trở thảnh hộ khá, giàu lên.
Tuy nhiên, từ năm 2011 trở lại đây, tình hình có phần chựng lại. Trong 3 năm, từ năm 2011-2013, toàn tỉnh Bến Tre chỉ xuất khẩu lao động (XKLĐ) được 1.065 người, chỉ đạt 70% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Theo đánh giá của nhiều cơ quan chuyên môn, qua triển khai công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ), chính quyền địa phương, người dân nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu lao động (XKLĐ) vì có thu nhập khá cao so với lao động tại địa phương.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại Bến Tre
Tính tới thời điểm hiện tại toàn tỉnh Bến Tre đã có tới 7.000 lao động đi làm việc tại các nước, bình quân hàng năm đã gởi về nước khoảng trên dưới 2.000 tỷ đồng, và xuất khẩu lao động (XKLĐ) trở thành lĩnh vực đem lai lợi ích kinh tế khá lớn.
Nhiều người xuất khẩu lao động (XKLĐ) sau khi về nước đã nâng cao được tay nghề khá tốt, làm việc tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật tốt hơn, giúp cho các đối tượng này thoát nghèo một cách bền vững. Nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng góp phần tạo điều kiện tốt cho người dân tham gia chương trình xuất khẩu lao động (XKLĐ) này.
Mặt khác, chương trình xuất khẩu lao động (XKLĐ) cũng ngày càng được hoàn thiện hơn, giúp người dân hiểu và tiếp cận nhanh hơn, tránh tình trạng thiếu niềm tin như trước kia. Rất nhiều người xuất khẩu lao động (XKLĐ) sau khi về nước tìm kiếm việc làm thuận lợi. Công tác tuyên truyền của địa phương, tác động của các lao động về nước đã làm cho phong trào ngày càng được lan tỏa, số lượng tham gia ngày càng tăng, nhất là thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) Nhật Bản, Hàn Quốc. Hệ thống ngân hàng trong tỉnh cũng khai thông được việc tiếp cận vốn vay, nhất là hộ nghèo, gia đình chính sách.
II. Công tác tuyển dụng và đào tạo xkld tại địa bàn tỉnh Bến Tre
Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre, trong quý I năm 2017 , Trung tâm đã phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH, các đoàn thể các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn và các trường TNPT để tổ chức hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động. Tổ chức 5 phiên giao dịch việc làm, trong đó có 2 phiên tổ chức tại huyện Thạnh Phú và Bình Đại thu hút 3.826 người tham dự; đã tư vấn cho 1.200 người; có 173 người đăng ký đi xuất khẩu lao động; giới thiệu việc làm cho 307 người. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành đề ra các giải pháp để liên kết chặc chẽ với các địa phương trong vùng nhằm giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm giữa các tỉnh, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, giải quyết tốt nhu cầu việc làm và kéo giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp trong xã hội.
Để công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) hồi phục nhanh thì việc tuyên truyền chủ trương chính sách về công tác xuất khẩu cần được tăng cường thường xuyên hơn. Phải đa dạng hóa công tác tuyên truyền, tư vấn để mọi người dân nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách về xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục sàng lọc và chọn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín ở từng thị trường để liên kết, phối hợp tổ chức tuyên truyền, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng, đào tạo nghề tại tỉnh đạt chất lượng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đề xuất các chính sách hỗ trợ để khuyến khích người lao động học nghề, tăng dần số lượng lao động có tay nghề của tỉnh khi đi làm việc ở nước ngoài. Mở rộng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và các địa phương trong và ngoài tỉnh để giải quyết việc làm cho người lao động một cách hiệu quả và góp phần giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.
Đặc biệt, cần nhân rộng các điển hình cá nhân đã từng tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên từng địa bàn; định hướng cho người lao động tham gia phù hợp với trình độ, khả năng của mình ở mỗi thị trường thích hợp, nhất là lao động thuộc diện nghèo, gia đình chính sách, hộ cận nghèo. Vận động người thân của họ cam kết tuân phủ pháp luật tại nước sở tại, nhất là về nước đúng thời hạn quy định.
[table “16” not found /]