Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh chỉ mới xuất khẩu được 29 lao động và 57 lao động nữa đang làm thủ tục hồ sơ, xét tuyển. Trong khi đó, đề án XKLĐ giai đoạn 2014 – 2016 của tỉnh đặt chỉ tiêu “mỗi năm xuất khẩu khoảng 200 – 250 lao động”, thời hạn sắp hết nhưng chỉ tiêu mới thực hiện được khoảng 20%.
I. Người lao động tại tỉnh Bình Thuận vẫn còn khá thờ ơ với xuất khẩu lao động
Thị trường các “đơn hàng” việc làm rất với mức lương hấp dẫn, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, điều kiện tuyển dụng lao động không cao… Hầu hết các tỉnh thành trên cả nước rất nhộn nhịp với công tác xuất khẩu lao động. Thế nhưng thị trường xuất khẩu lao động 5 tháng qua tại tỉnh Bình Thuận vẫn đìu hiu, vắng ngắt.
Lý do chính dẫn đến người lao động ở Bình Thuận thờ ơ với XKLĐ là vì vẫn còn hoang mang về tính an toàn của hình thức này. Hiện nay, chi phí cho các thủ tục đi XKLĐ khá cao, tuỳ vào từng nước. Chỉ có thị trường Malaisia và Đài Loan là chi phí thấp nhất, lại không đòi hỏi cao về trình độ và năng lực, công việc chủ yếu là may và phụ việc gia đình. Do đó, đối tượng tuyển dụng tập trung và thanh niên nông thôn.Tuy nhiên, đối với những người nông dân “chân lấm tay bùn”, số tiền trên không phải là ít, nhiều người phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền người thân, hàng xóm, ngân hàng với lãi suất “chóng mặt”. Nếu may mắn, người lao động cũng có một số tiền kha khá gửi về cho gia đình trả nợ và “đổi đời” với mức thu nhập trung bình khoảng 3 – 5 triệu/tháng. Điển hình như anh Võ Văn Vinh – thường trú ở xã Hàm Minh, huyện Hàm Tân, sau 2 năm đi XKLĐ ở Đài Loan, anh đã dành dụm mang về 150 triệu đồng. Hiện nay, anh đang tiếp tục làm thủ tục đi lao động ở Hàn Quốc.
Nhiều người lao động vẫn chưa an tâm vì sợ bị công ty tuyển dụng lừa đảo “đem con bỏ chợ”, hậu quả tiền mất mà việc làm thì không, vì sợ xa xứ, sợ bị ngược đãi, khác cách sống và ngôn ngữ…Thị trấn Liên Hương (Tuy Phong), đã gần 3 năm thực hiện đề án mà vẫn chưa có người nào chịu đi xuất khẩu lao động. Hàng năm, số lao động dư thừa cứ tăng lên, tạo ra một áp lực lớn đối với chính quyền thị trấn. Hơn nữa, trong tổng số 8690 người trong độ tuổi lao động thì có tới gần 90% lao động chưa qua đào tạo. Mặc dù luôn được các công ty tuyển dụng đến từng xã, từng xóm, từng nhà và gặp trực tiếp không ít đối tượng lao động đang cần việc để tư vấn, phân tích và hỗ trợ giúp làm thủ tục, nhưng người lao động vẫn từ chối đi XLLĐ.
Huyện Đức Linh, ban đầu phong trào XKLĐ cũng rầm rộ, hầu như nhà nào cũng có người đi làm thủ tục XKLĐ, nhưng sau khi đọc báo, nghe đài những thông tin không tốt về tình hình người lao động làm việc ở nước ngoài, người dân trở nên lo sợ, công tác xúc tiến XKLĐ từ đó cũng bị chựng lại. Ngoài ra, nguyên nhân quan trọng khác của sự chậm chạp trong công tác XKLĐ là thiếu sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp và các Hội, đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, phần lớn người lao động thiếu thông tin. Hơn nữa, lao động chưa qua đào tạo nghề quá đông, nên cũng bị hạn chế trong việc tuyển dụng lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản.
II. Giải pháp của lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đối với XKLD
Trước những khó khăn trên, UBND tỉnh đã đề ra những chính sách nhằm hỗ trợ và thu hút người dân đi XKLĐ. Trước mắt, UBND tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh cho người lao động vay tiến đi XKLĐ với mức vay tối đa 80% tổng chi phí cần thiết ghi trong hợp đồng lao động. Riêng ở Ngân hàng Chính sách xã hội, đối với lao động đi làm việc tại Malaisia sẽ được vay tối đa 100% chi phí. Thời hạn vay tuỳ thuộc vào thời gian đi lao động ở nước ngoài, khả năng trả nợ của người vay với mức lãi suất theo từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước…Bên cạnh đó, Sở LĐ – TBXH cũng khuyến khích, vận động người lao động nên đi học nghề tại các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh nhằm nâng cao tay nghề, với những hình thức và điều kiện phù hợp. Hiện nay, thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm vào những đối tượng lao động có trình độ cao, tay nghề vững, công việc chủ yếu là làm cơ khí, điện tử, hàn…thu nhập từ 3 – 8 triệu đồng/tháng. Mức chi phí đi XKLĐ 2 nước này tuy cao, khoảng trên 110 triệu đồng/người nhưng người lao động được hưởng những quyền lợi rất tốt như: ở Hàn Quốc, ngoài các tiêu chuẩn bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…ở Nhật Bản, được hưởng phụ cấp tiền ăn. Còn thị trường Đài Loan và Malaisia, nhu cầu tuyển dụng không mấy gắt gao, chủ yếu là lao động phổ thông, nhưng người lao động phải tự túc hoàn toàn. Tuy nhiên, thị trường XKLĐ mà Bình Thuận nhắm tới chủ yếu vẫn là Malaisia.
[table “16” not found /]