Theo thống kê số, lượng lao động đi xuất khẩu lao động Đắk Lắk 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh có khoảng 250 lao động đã xuất cảnh, đạt 35,71% kế hoạch năm. Doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động đã tư vấn cho 770 lượt người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tư vấn cho 150 lượt người và giới thiệu 90 người có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài cho các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có 14 lao động đã xuất cảnh.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Đăk Lắc
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 doanh nghiệp được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giới thiệu về các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh để phối hợp tư vấn, tuyển lao động.
Theo đánh giá của giới chuyên môn tại Hội nghị chuyên đề về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vừa tổ chức vào cuối tháng 7 vừa qua, có nhiều nguyên nhân khiến thị trường LĐXK bị chững lại. Có thể kể đến như: Việc khám sức khỏe cho người lao động còn chưa đảm bảo chất lượng; việc chuyển form khám sức khỏe cho người lao động còn phức tạp, rườm rà. Có trường hợp người lao động đợi làm hộ chiếu quá muộn nên bỏ, không đăng ký đi XKLĐ nữa. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Lao động – Thương binh và Xã hội với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc phân bổ vốn, đối tượng cho vay, thực hiện cho vay và thu hồi nợ dẫn đến tình trạng hết vốn cho vay XKLĐ, nợ xấu, hoặc vốn đã giải ngân nhưng các doanh nghiệp không đưa được người lao động xuất cảnh. Cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin về người lao động giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến hoạt động XKLĐ, e ngại người lao động gặp rủi ro nên chưa đẩy mạnh việc tuyên truyền hoặc có tuyên truyền nhưng còn mang tính hình thức…
Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp có chức năng XKLĐ cũng còn gặp nhiều khó khăn: Địa bàn rộng, người lao động hạn chế về trình độ, năng lực, yếu về tay nghề nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong tư vấn, tuyển chọn. Một số doanh nghiệp chưa chủ động đổi mới phương thức, nội dung, thời lượng đào tạo ngoại ngữ trong giao tiếp, bồi dưỡng kiến thức cần thiết về phong tục tập quán, pháp luật của các nước sở tại cũng như việc nâng cao nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng trước khi đi XKLĐ. Mặt khác, tâm lý của người lao động vẫn muốn tham gia các thị trường có mức thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản… trong khi đó về trình độ tay nghề, kinh phí để trang trải các chi phí ban đầu không đáp ứng được. Đặc biệt trong thời gian qua tỷ giá đồng Ringgit của Malaysia (thị trường XKLĐ chính của tỉnh trong những năm qua) hiện quy đổi ra tiền Việt Nam không cao, ảnh hưởng đến người lao động đang làm thủ tục chuẩn bị XKLĐ sang Malaysia…
II. Đăk Lắk cần đẩy mạnh công tác đào tạo và tuyển dụng XKLD
Thực hiện đúng quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Hợp đồng Cung ứng lao động đã được Cục quản lý lao động ngoài nước thẩm định. Tuyệt đối không tư vấn, hứa hẹn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa có thẩm định của Cục quản lý lao động ngoài nước.
Phối hợp với các Trung tâm Dạy nghề của địa phương tư vấn, tuyển lao động đã qua đào tạo nghề, tránh lãng phí nguồn lao động có tay nghề và có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nhưng không có thông tin về xuất khẩu lao động.
Rà soát, báo cáo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện tuyển lao động đối với từng đơn hàng đã được thẩm định của Cục quản lý lao động ngoài nước để Sở theo dõi.
Thực hiện đầy đủ các chế độ hỗ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho người lao động theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 102/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2013 của liên Bộ: Tài chính – Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện một số Dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015, đặc biệt là việc đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.
Tiếp tục duy trì, thực hiện chế độ báo cáo tình hình tư vấn, tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo đúng tinh thần tại Công văn số 625/LĐTBXH-LĐTL&VL ngày 07/5/2013 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; đồng thời, thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố hàng tháng, quý (nếu có người lao động xuất cảnh, người lao động về nước trước thời hạn) để Phòng Lao động – TB&XH nắm được số lượng lao động của địa phương cũng như phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động.
iếp tục thực hiện tốt các nội dung nêu tại Công văn số 1644/LĐTBXH-LĐTL&VL ngày 06/11/2013 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện tốt công tác tư vấn, tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh trên cơ sở bộ quy tắc ứng xử dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (CoC-VN).
Tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền, đưa nội dung tuyên truyền đến tận thôn, buôn về các chính sách hỗ trợ mà người lao động sẽ được nhận theo Dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Nhà nước, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo và lao động là người dân tộc thiểu số.
Thường xuyên theo dõi hoạt động tư vấn tuyển dụng của các doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn, tuyển dụng lao động tại địa phương; ngăn ngừa tình trạng các doanh nghiệp “tô hồng” công việc, mức lương, hứa hẹn khi tư vấn cho người lao động,… nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để người lao động lựa chọn doanh nghiệp đăng ký tham gia XKLĐ.
[table “16” not found /]