Sau 3 năm tái khởi động chương trình đưa lao động sang nước ngoài làm việc có thời gian theo hợp đồng, tỉnh Đồng Tháp đã tạo việc làm cho gần 1.900 lao động với thu nhập ổn định từ 8-27 triệu đồng/tháng.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Đồng Tháp
Theo số liệu công bố chính thức tại lễ Tổng kết công tác đưa lao động (LĐ) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng LĐ giai đoạn 2014-2016”, do Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Tháp tổ chức tại TP Cao Lãnh vào ngày 29.11, sau 3 năm, tỉnh này đã đưa được 1.863 LĐ làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 107,81% so kế hoạch.
Báo cáo tại lễ Tổng kết, GĐ Sở LĐTBXH Đồng Tháp Bùi Thành Nhơn cho biết, sau khi áp dụng chủ trương tái khởi động chương trình xuất khẩu LĐ với nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh, như: Hỗ trợ học ngoại ngữ, giáo dục định hướng, khám sức khỏe và cho vay vốn tín chấp làm chi phí… với tổng số tiền trên 100 tỷ đồng, tình hình đưa LĐ đi làm việc ở người ngoài có thời hạn theo hợp đồng đạt tốc độ năm sau cao hơn năm trước.
Cụ thể: năm 2014 có 151 LĐ, sang năm 2015 có 599 LĐ và đến năm 2016 có 1.113 LĐ. “Nhìn chung, các huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn đều có LĐ xuất cảnh”, ông Nhơn nhấn mạnh thêm: “Hầu hết LĐ tập trung vào các thị trường có thu nhập cao gồm: Nhật (909), Đài Loan (674), Malaysia (159)…, ngành nghề chủ yếu là xây dựng, cơ khí, chế biến thủy sản, điện tử, trang trí nội thất…”. Nhờ đó mà phần lớn LĐ của Đồng Tháp đều đạt mức thu nhập khá đến cao.
Tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc… mức thu nhập bình quân là 27 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi LĐ tích lũy 20 triệu đồng. Tương tự, thu nhập tại thị trường Đài Loan là 19 triệu đồng, bình quân mỗi LĐ tích lũy khoảng 14 triệu đồng/ tháng… Tính chung mỗi năm LĐ xuất khẩu mang về cho Đồng Tháp hơn 110 tỷ đồng
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương, đánh giá cao công tác xuất khẩu LĐ và khẳng định đây là lĩnh vực có tác động to lớn đến phát triển kinh tế, xã hội và cả trong xóa đói giảm nghèo bền vững, cũng như cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. “Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đồng Tháp tiếp tục xác định sẽ đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực này trong thời gian tới… để phấn đấu đạt con số mỗi năm có 1.000 LĐ đi làm việc nước ngoài”, ông Dương nhấn mạnh: “Không sợ thiếu tiền hỗ trợ. Nếu cần thiết Đồng Tháp sẵn sàng tạm dừng các dự án chưa cấp thiết để dồn vốn cho xuất khẩu LĐ”.
“Sau 3 năm làm việc tại Nhật, tích lũy được 900 triệu đồng và bằng Nhật ngữ N3. Hiện em dạy tiếng Nhật tại Trung tâm ngoại ngữ TPHCM với mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng”, Nguyễn Phú Diệu (SN 1991, Tân Dương, Lai Vung) đã khiến khán phòng suýt xoa cảm phục và trân trọng sự thành đạt và tương lai xán lạn của cô gái vừa tròn 25 tuổi.
Cùng sang Nhật với Diệu, Lê Thanh Đủ (SN 1985, phường 4- Tp Cao Lãnh) cũng tích lũy hơn 800 triệu và bằng Nhật ngữ N3. Về nước, Đủ được Trung tâm DVVL Đồng Tháp mời dạy tiếng Nhật với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Không chỉ riêng thị trường Nhật, LĐ làm việc ở các quốc gia Hàn Quốc, Đài Loan… cũng dễ dàng lên ngôi “chủ” sau khi mãn hợp đồng. Sau khi mãn hợp đồng tại Đài Loan, Trần Quang Lạc (SN 1980, Nhị Mỹ – huyện Cao Lãnh) tích lũy được 1,2 tỷ đồng rồi dùng tiền mở cửa hàng Vật tư BVTV tại nhà. Hiện công việc kinh doanh rất thuận lợi.
Bà Đặng Thị Kim Kha (SN 1966- huyện Tam Nông) cho biết: “Sau khi tốt nghiệp ngành điện tử (ĐH Cần Thơ) con trai đầu lòng Lê Nhật Trường (SN 1991) đăng ký sang Nhật Bản làm việc.
Với mức thu nhập 34 – 38 triệu đồng, mỗi tháng Trường gởi về nhà 25 triệu đồng. Sau 2 năm, gia đình dùng tiền tích lũy mua 03 công đất tại Tp Cao Lãnh rồi trồng vườn xoài”. Vậy là Trường làm chủ vườn xoài tại quê hương xoài Cao Lãnh ngay khi còn làm việc trên đất nước Hoa Anh Đào.”
II. Đồng tháp cần trú trọng hơn nữa để phát triển XKLD trên địa bản tỉnh
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh cho biết, một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công khi lao động đi làm việc ở nước ngoài đó là tính kiên nhẫn của người lao động.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, người lao động đã tham gia nhưng thiếu kiên nhẫn, bỏ cuộc giữa chừng khá nhiều, phát sinh nợ không ít. Điều này tác động mạnh đến tư tưởng của những lao động khác không dám tham gia, cộng với chi phí chuẩn bị ban đầu khá cao khiến nhiều gia đình còn ngán ngại.
Do đó, để tránh thiệt hại cho các gia đình còn khó khăn nhưng muốn vươn lên từ việc đi nước ngoài làm việc, ông Sơn đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh có chủ trương sửa đổi quy trình cho vay. Trong đó, đối tượng, mức vay từng thị trường không đổi, nhưng thay đổi số lần giải ngân từ 1 lần như hiện nay lên 3 lần đối với thị trường Nhật Bản và Đài Loan.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Công ty Nhật Huy Khang kiến nghị tỉnh hỗ trợ một phần vay nhất định cho người lao động tham gia học định hướng, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến vấn đề ngôn ngữ – một trong những rào cản lớn đối với lao động; tuyên truyền để lao động nắm vững về thời gian tham gia dự tuyển, học định hướng để tránh tâm lý nóng vội, bỏ cuộc giữa chừng.
Bí thư Tỉnh uỷ nhấn mạnh, đi làm việc ở nước ngoài không chỉ giúp giảm nghèo mà còn là cơ hội tạo nguồn nhân lực chất lượng, có vốn và tay nghề ổn định sau khi về nước. Với tâm thế đó, ông Lê Minh Hoan yêu cầu công tác tuyên truyền phải thật sự đổi mới, tập trung đi vào người thật, việc thật qua các phóng sự, câu chuyện truyền thanh v.v., giúp người dân thay đổi dần tư duy “ao nhà” mà vươn ra biển lớn.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cần xây dựng kế hoạch cho 03 giai đoạn: trước, trong và sau khi đưa lao động đi nước ngoài làm việc; trong đó, ở mỗi giai đoạn cần phân công cụ thể từng ngành, đơn vị tham gia; đồng thời lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị để công tác này ngày càng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh nhấn mạnh vai trò truyền thông, các đơn vị, trong công tác tuyên truyền phải rõ ràng, cụ thể, nêu rõ những thuận lợi và cả khó khăn, rủi ro của chương trình đi lao động ở nước ngoài, nhất là phổ biến các chính sách hỗ trợ để người dân nắm và chuẩn bị tâm thế trước khi tham gia.
[table “16” not found /]