3 năm qua ( 2014 -2016) An Giang đã đưa được 2.789 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại các thị trường như: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Số lượng và chất lượng lao động đưa đi ngày càng cao và ổn định, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại như lao động vi phạm hợp đồng lao động, bỏ trốn đang được quan tâm, khắc phục.
Theo số liệu báo cáo cuả các đơn vị có liên quan, tính đến ngày 29/6/2016 đã có 288 người về nước trước thời hạn, chiếm tỷ lệ 10,33% so với tổng số người đi. Qua phân tích, thấy những năm đầu số người về nước trước thợi hạn chiếm tỷ lệ cao (tới hơn 20% trong năm 2014), nhưng tình trạng này giảm dần, ví dụ 6 tháng đầu năm 2016 chỉ có 02/452 lao động, chiếm 0,4%. Về nguyên nhân: lao động có hành vi vi phạm (bỏ việc, trộm cắp, đánh nhau, đình công và bỏ trốn) bị đưa về nước là 158 người.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại An Giang
Với dân số trên 2,2 triệu người, trong đó khoảng 1,3 triệu ở độ tuổi lao động (chiếm 60% dân số), hàng năm An Giang có thêm 30.000 người bước vào tuổi lao động, tạo nên sức ép rất lớn về lao động-việc làm và xã hội. Mặc dù đã có nhiều biện pháp tích cực để giải quyết việc làm, nhưng đến năm 2017 tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn là rất cao.
Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình từ các điạ phương bạn, đồng thời được sự quan tâm giúp đỡ cuả Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, lãnh đạo tỉnh An Giang đã nhận thấy tác động tích cực cuả công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) đối với việc nâng cao mức sống của người dân cũng như góp phần phát triển kinh tế điạ phương.
Xuất phát từ nhận thức, coi XKLĐ là một trong những giải pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo bền vững, đầu năm 2003, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ra văn bản chỉ đạo đẩy mạnh công tác XKLĐ đồng thời tổ chức hội nghị triển khai quán triệt quan điểm, nhận thức tới tất cả các cấp lãnh đạo sở, ban, ngành liên quan. Ban Chỉ đạo được thành lập từ tỉnh xuống huyện, xã, giao Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm trưởng ban, ngành lao động-thương binh và xã hội làm phó ban thường trực. Các bộ phận ban ngành, đoàn thể khác làm thành viên. Chủ trương chung cuả tỉnh là tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục hành chính, tư pháp, rút ngắn thời gian làm hồ sơ cho người lao động tham gia XKLĐ. Các đối tượng nằm trong diện ưu tiên XKLĐ đều được điạ phương hỗ trợ kinh phí học nghề, học giáo dục định hướng nghề với mức 1,2 triệu đồng/người, trong đó tỉnh hỗ trợ 700.000 đồng và huyện hỗ trợ 500.000 đồng và được vay vốn ưu đãi 1,5 triệu đồng/người. Riêng Ngân hàng Chính sách Xã hội An Giang cho vay 100% chi phí nếu đi các nước như Malaysia và 80% nếu đi Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Đối với các đối tượng ưu tiên, tỉnh hỗ trợ cho vay tín chấp dưới 10 triệu đồng/người khi có xác định cuả doanh nghiệp XKLĐ.
Có thể nói, dưới sự chỉ đạo sâu sát và quyết liệt cuả Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, công tác XKLĐ tại An Giang đã khởi sắc và có sự đồng thuận cao từ cán bộ tới người dân. Sự đồng thuận nay bắt nguồn từ nhận thức đúng đắn cuả đội ngũ cán bộ, đảng viên, mỗi người đều ý thức được trách nhiệm cuả mình là phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giới thiệu Việc làm thường xuyên cử cán bộ trực tiếp về tận các khóm, ấp tuyên truyền vận động, tổ chức những buổi họp mặt con em đã và đang làm việc ở nước ngoài, những lao động từ nước ngoài trở về để lấy thực tế chứng minh cho cộng đồng thấy rõ lợi ích cuả XKLĐ. Các đoàn thể ở cơ sở, nhất là Đoàn Thanh niên, cũng tổ chức nhiều cuộc họp, toà đàm, giao lưu với chuyên đề XKLĐ. Ban Chỉ đạo XKLĐ của tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các báo, đài phát thanh – truyền hình xây dựng nhiều chương trình, chuyên mục để tuyên truyền về công tác XKLĐ dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú và thích hợp với quần chúng nhân dân.
II. An Giang cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo và tuyển dụng xuất khẩu lao động
Là một tỉnh nông nghiệp, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển, nhiều năm qua, An Giang luôn phải chịu áp lực lớn về vấn đề lao động- việc làm và nghèo đói. Để giải quyết thực trạng này, địa phương đã mạnh dạn triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển kinh tế xã hội gắn với tạo mở việc làm, trong đó đặc biệt coi trọng công tác xuất khẩu lao động.
Theo đề án vừa được UBND tỉnh An Giang phê duyệt, từ nay đến 2018 An Giang sẽ đưa 20.000 người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) với nguồn kinh phí thực hiện 325,82 tỉ đồng, riêng năm 2006 có ít nhất 2.000 người.
Những lao động (LĐ) là vợ chồng hoặc con của thương binh, liệt sĩ, người được hưởng chính sách như thương binh mất sức LĐ từ 21% trở lên; con anh hùng LLVT, anh hùng LĐ, người tham gia kháng chiến, người có công với cách mạng và người LĐ thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc, bộ đội phục viên, xuất ngũ… sẽ được ưu tiên vay vốn.
Những LĐ khó khăn về kinh tế không có tài sản thế chấp nếu được địa phương xác nhận cũng được vay vốn, còn lại được vay theo nhu cầu trên cơ sở thế chấp. Trường hợp đi XKLĐ ở các nước trong khu vực ASEAN, ngoài vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân sách tỉnh sẽ cho vay thêm đủ 100% chi phí cần thiết nhưng không quá 20 triệu đồng đối với diện ưu tiên, không quá 16 triệu đồng đối với thành phần khó khăn về kinh tế.
Trường hợp đi XKLĐ ở các nước ngoài ASEAN, ngân sách tỉnh cũng cho vay thêm đủ 100% chi phí cần thiết nhưng không quá 50 triệu đồng (ưu tiên) hoặc không quá 40 triệu đồng (khó khăn về kinh tế). Lãi suất cho vay: từ 0,65%/tháng (ưu tiên), 1% (khó khăn); diện vay thế chấp lãi suất theo qui định ngân hàng.
[table “16” not found /]