Năm 2014, toàn tỉnh có hơn 1.000 người tham gia chương trình xuất khẩu lao động, đến năm 2015 con số này là hơn 2.000 người. Và chỉ 6 tháng đầu năm 2016 cả tỉnh đã có gần 2.000 người đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Chính vì điều này mà các tổ chức đoàn thể, đến các huyện, thị xã đều ra sức tuyên truyền vận động các thanh niên trong độ tuổi lao động biết và tham gia chương trình “Xuất khẩu lao động xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp” nhằm đưa Hà Nam phát triển hơn nữa.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một trong những tỉnh thành tại Việt Nam hoạt động xuất khẩu lao động khá mạnh. Trong thời gian qua Sở lao động – Thương binh tỉnh Hà Nam và Xã hội cũng đã rất sát sao trong việc tuyên truyền và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Rất nhiều phương án đã được địa phương cũng như doanh nghiệp xuất khẩu lao động đề ra nhằm đẩy mạnh trong việc cung cấp thông tin tư vấn tuyển chọn đi xuất khẩu lao động.
Chỉ tiêu của tỉnh Hà Nam 2017 là 3500 người xuất khẩu lao động nước ngoài và nâng cao cuộc sống cho gia điình nhất là các hộ gia đình ở nông thôn sẽ được các ban ngành đoàn thể quan tâm nhiều hơn. Qua đó phát triển kinh tế địa phương đúng hướng vì một Hà Nam giàu đẹp, văn minh và thân thiện.
Tại Hà Nam, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động được chú trọng từ nhiều năm qua. Mặc dù còn gặp không ít khó khăn nhưng công tác giải quyết việc làm cho lao động Hà Nam đã có những chuyển biến mang tính chất đột phá.
Hiện tại, tỉnh Hà Nam có 23 cơ sở đào tạo nghề trung cấp và cao đẳng. Chỉ riêng năm 2016, Hà Nam đã tuyển sinh và đào tạo cho gần 20.000 lao động. Đặc biệt, chính quyền Hà Nam rất coi trọng thị trường lao động Nhật Bản. Giai đoạn 2015-2016, Hà Nam đã đào tạo và giúp đỡ 1.000 lao động trong tỉnh tham gia lao động tại các doanh nghiệp Nhật Bản trụ sở tại Hà Nam và Nhật Bản.
Sang năm 2017, toàn tỉnh phấn đấu tạo việc làm mới cho 21.000 lao động, dạy nghề cho khoảng 45 nghìn người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58%; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 3,5%. Mục tiêu của cả giai đoạn 2017-2020 của Hà Nam là tiếp tục đẩy mạnh triển khai kế hoạch giải quyết việc làm cho khoảng 60.000 lao động, đưa khoảng 4.000 người đi xuất khẩu lao động.
II. Hà Nam cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào taok và tuyển dụng XKLD
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam cũng chỉ rõ cần tiến hành thường xuyên các hoạt động thanh tra, kiểm tra, để xử lý nganh những vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm cần chặt chẽ, quyết liệt hơn. Hệ thống ngân hàng ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.
Kết hợp với đó tỉnh cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hết sức có thể đối với những gia đình thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách có cơ hội phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được, cũng có không ít những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ chấn chỉnh trong thời gian tới, đặc biệt là hoạt động tuyên truyền cho người dân nắm rõ các thông tin về chương trình xuất khẩu lao động để tránh bị những đối tượng xấu lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo tỉnh cũng đã tạo điều kiện cho các đơn vị xuất khẩu lao động uy tín mở các hội thảo, tư vấn, giải đáp thắc mắc các chuyên đề về XKLĐ cho người lao động trên toàn tỉnh. Thành lập hội xuất khẩu lao động tỉnh nhằm thu thập thông tin về các thị trường lao động làm cơ sở dự nguồn, đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu nguồn xuất khẩu lao động và cũng là nơi trao đổi kinh nghiệm, hỏi đáp thắc mắc cho người lao động.
[table “16” not found /]