Thời gian qua, mỗi năm, toàn tỉnh có hàng trăm lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, mà còn là cơ hội làm giàu chính đáng cho người lao động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Khánh Hòa
Thời gian qua, mỗi năm, tỉnh Khánh Hòa có hàng trăm lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, mà còn là cơ hội làm giàu chính đáng cho người lao động tại đây
Anh Lê Văn Hoàng (phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa) có 3 năm làm việc ở Hàn Quốc, khi trở về, gia đình anh đã có một cuộc sống tốt hơn. “Trở về từ Hàn Quốc, tôi tích lũy được khoảng 800 triệu đồng. Tôi trích ra 300 triệu đồng xây một căn nhà khang trang. Số vốn còn lại tôi đầu tư cho vợ mở quán tạp hóa. Tôi hiện làm việc tại Nhà máy Tàu biển Hyundai VinaShin” – anh Hoàng nói.
Tương tự anh Nguyễn Văn Toàn (xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh) có 3 năm đi làm việc ở Nhật Bản cho biết: “Điều kiện làm việc ở Nhật Bản tốt hơn nhiều so với ở Việt Nam, được làm việc với máy móc hiện đại, mức lương cao hơn rất nhiều so với làm việc ở trong nước. Chẳng hạn như lao động trong ngành điện tử, tôi mới vào làm việc đã có thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng. Sau 3 năm làm việc ở đây, tôi tích lũy gần 1 tỷ đồng. Hiện nay, tôi đã mở được một cơ sở sửa chữa hàng điện tử và bán các loại đồ dùng điện tử. Công việc của tôi khá ổn định…”.
Phần lớn người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) đều có mức lương cao gấp 2 lần so với làm việc trong nước. Sau 2 đến 3 năm làm việc ở nước ngoài, NLĐ có số vốn từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, họ có trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp được nâng cao hơn so với làm việc trong nước. Chính vì vậy, khi trở về, cơ hội tìm được một công việc thích hợp ở trong nước với thu nhập ổn định là khá dễ dàng. Nhiều người còn mở được cơ sở sản xuất riêng để phát triển kinh tế gia đình.
Trên đây chỉ là hai trong số hàng nghìn NLĐ đã từng đi làm việc ở nước ngoài trở về và làm giàu chính đáng. Với họ, XKLĐ không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm ổn định khi trở về nước nhờ có tay nghề vững vàng sau những năm tháng được tôi luyện ở nước ngoài.
II. Những hạn chế về xuất khẩu lao động tại tỉnh Khánh Hòa
Mặc dù xuất khẩu lao động (XKLĐ) được coi là hướng giải quyết việc làm với thu nhập cao cho người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, những năm qua, hoạt động này của tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Hiện nay, các ngành chức năng đang tập trung tìm hướng đi mới.
Những năm qua, ngoài tạo việc làm tại chỗ, các cấp, ngành còn tìm kiếm thị trường XKLĐ có uy tín cho NLĐ. Qua đó, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm có thu nhập cao cho NLĐ của địa phương. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đưa thông tin tuyển dụng đến cơ sở để NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nắm bắt; đồng thời khai thác đơn đặt hàng của các doanh nghiệp (DN) XKLĐ uy tín ngoài tỉnh để tuyển dụng lao động của địa phương. Trung bình, mỗi năm có gần 20 DN hoạt động XKLĐ tư vấn, tuyển chọn khoảng 500 đến 1.000 lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc theo hợp đồng 3 năm tại các nước và vùng lãnh thổ như: Malaysia, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… Tuy nhiên, từ năm 2011 đến 2014, toàn tỉnh chỉ có hơn 300 người đăng ký tham gia. Ông Mai Xuân Trí, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH cho biết: “Tỉnh vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tuyển chọn lao động cho các nhà tuyển dụng XKLĐ. Chúng ta vẫn đang bỏ lỡ một hướng tạo việc làm với thu nhập cao cho NLĐ của địa phương”.
Nguyên nhân hoạt động XKLĐ chưa thu hút được NLĐ tham gia là do công tác thông tin, tuyên truyền, vận động còn yếu, chưa đến được với NLĐ ở địa phương hoặc học sinh trong các trường nghề. Do thiếu thông tin, chưa am hiểu về hoạt động XKLĐ nên nhiều NLĐ, nhất là lao động ở khu vực miền núi còn ngại đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, tỉnh chưa thành lập được quỹ hỗ trợ XKLĐ và ban chỉ đạo XKLĐ từ tỉnh đến huyện, trong khi NLĐ có nguyện vọng đi XKLĐ đang thiếu vốn. Tỉnh vẫn chưa có DN nào đăng ký cấp phép hoạt động XKLĐ để tạo điều kiện thuận lợi, niềm tin cho NLĐ địa phương tham gia.
Ngoài ra, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm đến việc đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chất lượng nguồn lao động nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của bên tuyển dụng như: trình độ học vấn, ngoại ngữ, nghề nghiệp, tác phong công nghiệp…’
III. TỈnh khánh hòa cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyển dụng và đào tạo người lao động đi xuất khẩu lao động
Trước thực trạng đó, ngành LĐ-TB-XH tỉnh đã trình UBND tỉnh xem xét Đề án “Hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 – 2020”. Theo đó, ngành phấn đấu đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 3.000 NLĐ tham gia XKLĐ (bình quân 500 lao động/năm). Trước mắt, năm 2015 có 300 lao động đi XKLĐ. Những thị trường mà NLĐ hướng đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… với các nghề như: hàn, tiện, cơ khí, điện, điện tử, bảo trì máy móc, xây dựng, may mặc, chế biến thực phẩm, thủy hải sản, sản xuất đồ gỗ, sản xuất nhựa, trồng trọt, thu hoạch nông sản, đánh cá gần bờ, điều dưỡng, trợ lý điều dưỡng..
Đồng thời, khi thực hiện theo Nghị định 61 của Chính phủ, NLĐ là thân nhân gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lao động thuộc hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số được tỉnh hỗ trợ vay 100% chi phí; khi tham gia XKLĐ được hỗ trợ vay 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài (trong đó được vay nguồn kinh phí của Trung ương nếu có, phần chênh lệch còn lại được tỉnh hỗ trợ). Các đối tượng còn lại được tỉnh cho vay bằng 80% chi phí từ nguồn ngân sách tỉnh thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Nguồn vốn hỗ trợ bình quân 120 triệu đồng/người và số vốn này NLĐ phải hoàn trả sau 3 năm đi làm việc ở nước ngoài trở về. NLĐ tham gia XKLĐ được vay vốn phải có hộ khẩu thường trú ở Khánh Hòa từ 5 năm trở lên…
Có thể nói, với những chính sách này, trong những năm tới, XKLĐ sẽ góp phần giảm áp lực việc làm trong tỉnh; đồng thời nâng cao tay nghề, thu nhập, đời sống của NLĐ và gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
[table “16” not found /]