Lạng Sơn là một tỉnh nghèo thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2016 toàn tỉnh Lạng Sơn có gần 200 người đi xuất khẩu lao động. Đây là một con số rất thấp so với các tỉnh khác như Nghệ An và Hà Tĩnh có hơn 5000 nghìn người đi xuất khẩu lao động.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Lạng Sơn
Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn, tính từ thời điểm cuối năm 2008 đến tháng 4 năm 2009, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có khoảng 3.000 lao động thất nghiệp và gần 50 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bị giải thể do tác động của tình trạng suy giảm kinh tế. Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt các khu: đô thị, tái định cư, công nghiệp, các nhà máy chế suất khiến diện tích đất canh tác của người nông dân, nhất là ở 3 xã ngoại thành: Hoàng Đồng, Quảng Lạc, Mai Pha cũng dần bị thu hẹp. Để kiếm kế sinh nhai, rất nhiều nông dân đã tìm ra thành phố làm các nghề, như: xe ôm, bán rau, bán bánh… Một số lao động “liều” hơn tìm đến các khu vực giáp biên hoặc vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Còn một số lao động trẻ thì tìm việc ở các công ty đóng trên địa bàn. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít người lao động có thể xin được vào các công ty, bởi hầu hết các doanh nghiệp đều tuyển công nhân trẻ tuổi, có trình độ… trong khi lực lượng lao động ở Lạng Sơn chủ yếu là lao động phổ thông, không có tay nghề…
Những năm qua, nhờ công tác khuyến khích hỗ trợ người lao động trong tỉnh tham gia học nghề, đi lao động nước ngoài mà người dân Lạng Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực trong cuộc sống, giảm tỉ lệ hộ nghèo và tình trạng thất nghiệp.
Tuy nhiên, tại một số huyện nghèo như Bình Gia, Đình Lập, thông tin đến tai người dân chưa đầy đủ khiến một số thành phần cò mồi, lợi dụng sự cả tin của người dân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Đây chính là vấn đề mà các cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực ngăn chặn.
Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2016 toàn tỉnh Lạng Sơn có gần 200 người đi xuất khẩu lao động. Đây là một con số rất thấp so với các tỉnh khác như Nghệ An và Hà Tĩnh có hơn 5000 nghìn người đi xuất khẩu lao động. Trong bảng xếp hạng về cạnh tranh giữa các tỉnh thì Lạng Sơn xếp thứ 53/63 tỉnh thành. Do vậy Lạng Sơn cần phải tăng cường các biện pháp phát triển kinh tế và xuất khẩu lao động là lĩnh vực cần được đẩy mạnh.
II. Lạng Sơn cần đẩy mạnh công tác đào tạo và tuyển dụng xuất khẩu lao động
Theo ông Lý Mạnh Chương, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Trong những năm qua, Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp tìm kiếm và tạo việc làm cho người lao động. Dự kiến đến năm 2010, Lạng Sơn sẽ có khoảng 500.000 người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, số người thiếu việc làm ổn định vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhất là số người trong độ tuổi lao động ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… Cùng với các giải pháp: dạy nghề, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm tại chỗ, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi… Lạng Sơn cần phân loại đối tượng học nghề theo giới tính, lứa tuổi, vùng, địa phương để có kế hoạch đào tạo đúng, trúng.
Lạng Sơn với hơn 80% địa hình là đồi núi nên giao thông, đi lại rất khó khăn gây cản trở trong việc tuyên truyền, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động đến các hộ gia đình và người dân. Người lao động muốn đi làm việc tại nước ngoài nhưng lại không biết phải liên hệ ở đâu và liên lạc với ai. Nhiều lao động bị môi giới lừa gạt, dẫn đến tình trạng vừa mất tiền lại mất thời gian, công sức làm giảm độ tin cậy với các công ty xuất khẩu lao động vì sợ bị lừa lần nữa. Vì vậy công tác tuyên truyền là hết sức quan trọng để người lao động nắm rõ tình hình xuất khẩu lao động và biết được những công ty, doanh nghiệp nào uy tín.
Để không trở thành nạn nhân của tình trạng lừa đảo xuất khẩu lao động, người lao động tại Lạng Sơn cần chủ động nắm bắt thông tin, tìm hiểu các công ty XKLĐ uy tín hoặc hỏi đích danh những người đã và đang đi lao động về tình hình thực tế trước và sau khi xuất khẩu. Hơn nữa các cấp ban ngành cũng cần chấn chỉnh hoạt động môi giới xuất khẩu lao động trên địa bàn và tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cho người lao động về những vấn đề cần nắm được khi đi xuất khẩu lao động.
[table “16” not found /]