Đầu năm 2016 vừa qua đã có hơn 200 người tỉnh Phú Yên đi xuất khẩu lao động tại các thị trường như Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Lào… Đây là con số khá khiêm tốn đối với số lượng lao động hiện nay tại Phú yên.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Phú Yên
Xã nghèo Phú Yên vươn lên nhờ xuất khẩu lao động
Là địa phương vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, nhưng với sự tích cực của chính quyền địa phương, sau một thời gian xuất khẩu lao động, nhiều thanh niên ở xã Ea Lâm trở về có tiền mua đất, làm nhà.
Nhằm giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập, trong những năm qua, huyện Sông Hinh đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động. Cụ thể như tạo điều kiện vay vốn; phối hợp tổ chức ngày hội việc làm; nhiều doanh nghiệp, tổ chức trực tiếp cung cấp thông tin cho người lao động. Ngoài lao động trong nước, thị trường xuất khẩu lao động nước ngoài đa dạng, phong phú là cơ hội để thanh niên vươn lên bằng sức lao động của mình. Tuy nhiên, đa số thanh niên và gia đình còn lo ngại, chưa mạnh dạn động viên con em mình xuất khẩu lao động. Riêng năm 2014, xã Ea Lâm có 9 người xuất khẩu lao động, đạt 225% chỉ tiêu kế hoạch giao. Những nỗ lực, kinh nghiệm của buôn Học cũng như xã Ea Lâm trong việc vận động thanh niên xuất khẩu lao động cần biểu dương, nhân rộng trong thời gian tới. (Ông Đinh Ngọc Dạn, Phó chủ tịch UBND huyện Sông Hinh).
Sau 3 năm làm việc tại Malaysia, đầu năm 2014, Y Xuân (buôn Học, xã Ea Lâm) và 5 người bạn trở về cùng với số tiền tích lũy kha khá. Ngoài mua hơn một hecta đất rẫy trồng sắn, mua bò, Y Xuân còn để dành một phần tiền biếu cha mẹ phòng khi bệnh tật, ốm đau. Y Xuân cho biết: “Đi làm ở Malaysia, chúng tôi có chỗ ăn, chỗ ở đàng hoàng; làm việc theo giờ giấc, không vất vả nhiều như làm rẫy ở nhà. Chúng tôi làm việc chăm chỉ nên được quý mến”.
Còn với vợ chồng Y Phôn, cùng ở buôn Học, ngôi nhà mới xây xong là niềm mơ ước của đôi vợ chồng trẻ, bởi trước đó họ trú mưa trú nắng trong túp lều tạm. Gia đình cha mẹ hai bên đều khó khăn, không có đất sản xuất, Y Phôn đã chọn cách đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền lo cho gia đình. Qua 3 năm lao động, không những Y Phôn có tiền làm nhà mà còn mua thêm ít đất rẫy để trồng trọt, chăn nuôi. Được gia đình hai bên ủng hộ, chính quyền địa phương giúp đỡ, Y Phôn tiếp tục đăng ký đi xuất khẩu lao động lần hai tại Malaysia với mong muốn có thêm ít vốn trở về làm ăn lâu dài. Ma Goách, cha của Y Phôn nói: “Thấy con chịu khó làm ăn nên tôi cũng mừng. Nếu cứ ở nhà thì chẳng biết bao giờ con tôi mới có tiền mua rẫy, mua bò”.
Theo ông Ma Lưn, Bí thư Chi bộ buôn Học, xã Ea Lâm, thời gian đầu triển khai việc xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn do từ trước đến nay thanh niên chỉ quanh quẩn trong buôn làng. Với mức lương 8 triệu đồng/tháng, sau một thời gian xuất khẩu lao động, nhiều thanh niên đã tiết kiệm được nhiều tiền mang về. Nhờ vậy, nhiều hộ trong buôn đã thoát nghèo.”
Bình quân mỗi năm Phú Yên có khoảng 300-500 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hầu hết người lao động đều được địa phương tạo điều kiện về chính sách vay vốn, thủ tục để dễ dàng đi làm việc ở nước ngoài theo chính sách của Trung ương và địa phương. Nhiều lao động làm việc tại nước ngoài có thu nhập cao đã tuyên truyền cho các bạn cùng lứa tại địa phương đang thiếu việc làm đăng ký đi làm việc ở nước ngoài ngày một đông.
“Em Huỳnh Chí Thanh, ở khu phố Phú Thọ 3, thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, hiện đang làm việc ở Hàn Quốc, qua Facebook em cho biết, em đi sang Hàn Quốc làm việc vào ngày 4/4/2017. Hiện tại em đang làm việc nghề biển cho hộ gia đình ở ngoài đảo thuộc miền Trung của Hàn Quốc. Lương tháng vào khoảng 1.200 USD. Thanh cho biết, trước đó, sau khi nghe địa phương phổ biến tuyên truyền chính sách đi lao động ngoài nước, em đến Sở LĐ-TB&XH đăng ký, được các cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ, hoàn tất thủ tục xuất cảnh nhanh chóng dễ dàng.”
II. Phú Yên cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vào đào tạo tay nghề cho người lao động đi XKLD
Để đẩy mạnh các hoạt động về việc làm trong nước và xuất khẩu lao động trong năm 2016, ngay từ đầu năm Sở LĐ-TB&XH đã có công văn số 305 ngày 1/3/2017 gửi các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh triển khai tuyên truyền, phổ biến chính sách việc làm và phối hợp doanh nghiệp tuyển lao động. Ông Nguyễn Tài Soa-Trưởng phòng Việc làm-An toàn lao động, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Phú Yên cho biết, trong quý I/2017, Phòng đã phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến các chính sách mới về việc làm và có sự phối hợp một số doanh nghiệp tư vấn tuyển chọn lao động làm việc trong nước và nước ngoài.
Đối tượng tham gia gồm trưởng, phó các hội, đoàn thể các xã, phường, thị trấn; trưởng, phó các chi hội, đoàn thể. Bí thư, phó bí thư chi bộ. Trưởng, phó các thôn, buôn, khu phố và mọi người lao động có nhu cầu, nguyện vọng.
Nội dung tập trung tuyên truyền phổ biến về nhu cầu và nguyện vọng tìm việc làm của người lao động. Giới thiệu và tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động tại một số thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả Rập Xê Út ….Chính sách mới của Đảng, Nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm, hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm trong nước và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. UBND các xã, thị trấn đã huy động đông đảo lực lượng tham gia, nhất là lực lượng thanh niên độ tuổi chưa có việc làm đến tham dự để có cơ hội tìm kiếm việc làm.
Theo ông Nguyễn Tài Soa, hiện nay tỉnh có chính sách hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài rất thuận lợi để cho các đối tượng tham gia đi lao động nước ngoài, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động sau khi về nước.
Để tạo nguồn cho công tác xuất khẩu lao động, ông Nguyễn Phất-Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh cho biết, địa phương luôn chú trọng đến chính sách hỗ trợ tư vấn đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm. Theo đó, thanh niên được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm và tư vấn đào tạo nghề miễn phí thông qua mở các lớp tập huấn để cung cấp thông tin về định hướng nghề nghiệp, thông tin về việc làm, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc và làm việc.
Theo nhiệm vụ được UBND tỉnh giao triển khai thược hiện Chương trình việc làm giai đoạn 2016-2020, Sở LĐ-TB&XH là cơ quan thường trực của Chương trình, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương triển khai, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, đi làm việc thực tập sinh ở Nhật Bản đạt hiệu quả theo mục tiêu đề ra trong năm 2017 có từ 300-500 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cùng với công tác tư vấn, đào tạo nghề là chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, thông qua việc tổ chức sàn giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng, quý vào ngày cố định. Cung cấp thông tin đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đã đăng ký để tuyển dụng. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, xúc tiến giới thiệu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu tuyển dụng, để đào tạo và cung ứng nhân lực cho các đơn vị.
[table “16” not found /]