Theo nhận xét của các nhà quản lý kinh tế, xuất khẩu lao động là một trong những “cứu cánh” của hoạt động phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương, nhiều hộ gia đình ở tỉnh Quảng Bình. Xuất khẩu lao động vừa tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động vừa giáo dục tác phong công nghiệp cho người tham gia xuất khẩu lao động. Cũng có một số lao động tham gia các chương trình du học – vừa học vừa làm.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Bình
Với sự chỉ đạo tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, sự nỗ lực của các tổ chức, cá nhân làm công tác xuất khẩu lao động, trong năm 2016, toàn tỉnh đã có 2.090 lao động được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể: Malaixia: 240 người; Đài Loan: 344 người; Hàn Quốc: 368 người; Nhật Bản: 93 người; Singapo: 10 người; CH Séc: 23 người; Quatar: 32 người; UAE: 20 người; MaCao: 60 người; CHLB Nga: 215 người; CHDCND Lào: 161 người; các nước khác: 506 người.
Dẫn đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh ta là huyện Bố Trạch với 1.121 người; tiếp đến là huyện Quảng Trạch: 355 người; thành phố Đồng Hới: 342 người… Bài học thành công ở Bố Trạch trong công tác xuất khẩu lao động năm qua là biết huy động mọi nguồn lực cho công tác này. Ông Châu Đại Dương, Phó trưởng Phòng LĐTBXH huyện Bố Trạch cho biết: “Từ khi luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực, huyện đã xây dựng đề án xuất khẩu lao động đồng thời thành lập ban chỉ đạo xuất khẩu lao động từ cấp huyện đến cấp xã.
Tiêu biểu trong công tác xuất khẩu lao động của huyện Bố Trạch năm 2016 là xã Bắc Trạch 337 người, Thanh Trạch 278 người, Đại Trạch 215 người, Hải Trạch 158 người…Xuất khẩu lao động đã đưa về nguồn ngoại tệ đáng kể góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân trong huyện. Một số người tham gia xuất khẩu lao động về nước đã tổ chức sản xuất kinh doanh và tham gia tích cực trong phong trào từ thiện nhân đạo…”. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện Bố Trạch đã kịp thời nắm bắt các văn bản, nghị định của Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan để quản lý chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động.
Trong quá trình xúc tiến công tác xuất khẩu lao động đã hình thành mối liên thông trong tạo nguồn và quản lý lao động giữa địa phương và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về tuyển lao động. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện đã có giao dịch và liên hệ chặt chẽ với 15 doanh nghiệp, đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động. Đồng thời phối hợp với các công ty, đơn vị trực tiếp về các địa phương mở hội nghị để khai thác nguồn lao động. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện Bố Trạch đã phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động mở các lớp đào tạo nghề, học định hướng, học ngoại ngữ tại chỗ cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi sang làm việc tại các nước sở tại.
II. Tỉnh Quảng bình cần đẩy mạnh công tác đào tạo, tư vấn và những chính sách hỗ trợ XKLD
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành kế hoạch mỗi năm đưa từ 2.400 đến 2.700 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn, giai đoạn 2017-2020. Qua đó, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo tham gia XKLĐ đến năm 2021 lên trên 65%.
Theo đó, mục tiêu của kế hoạch này là tăng số lượng lao động từ đủ 18 đến 39 tuổi đi tham gia lao động có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, nhất là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng; người lao động thuộc hộ gia đình ở địa bàn bị thiệt hại do sự cố môi trường biển nhằm giải quyết việc làm; nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động; góp phần giảm nghèo bền vững.
Để thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra, các đơn vị liên quan sẽ tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (XKLĐ); nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, hội đoàn thể, các trung tâm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia đi XKLĐ…
Được biết, người lao động có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ vay vốn… theo quy định của Nhà nước.
Cùng với việc chọn đơn hàng, đào tạo nghề, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện còn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Ngân hàng NN và PTNN tạo điều kiện cho hàng nghìn lao động được vay vốn. Với cách làm đó, cùng với sự năng động sáng tạo của người dân đã đưa đến cho huyện Bố Trạch những thành công trên lĩnh vực xuất khẩu lao động trong năm 2012.
ần xem xét lựa chọn những thị trường mang tính ổn định, truyền thống trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tham gia xuất khẩu lao động. Các địa phương phải đẩy mạnh mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín. Tổ chức hiệu quả các phiên giao dịch việc làm của tỉnh. Quan tâm tuyển chọn, cung ứng nguồn lao động có chất lượng…Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động được giới thiệu tập trung làm tốt công tác giáo dục định hướng, dạy nghề, ngoại ngữ và giải quyết kịp thời các vướng mắc, rủi ro ( nếu có) trong quá trình thực hiện hợp đồng đưa lao động đi làm việc nước ngoài.
Tăng cường sự giám sát, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do xuất khẩu lao động mang lại. Phối hợp đồng bộ hiệu quả giữa ngành LĐTBXH và ngành Công an trong việc phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất khẩu lao động. Kiên quyết loại trừ các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện, thiếu thủ tục pháp nhân trong hoạt động xuất khẩu lao động.
[table “16” not found /]