Theo báo cáo, năm 2016, toàn tỉnh Quảng Nam có 541 lao động đi làm việc theo hợp đồng tại nước ngoài; trong đó đi qua kênh Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam tư vấn, giới thiệu là 185 lao động; đi qua kênh các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực tiếp tuyển dụng và hợp đồng cá nhân là 356 lao động. Các trường người lao động Quảng Nam đến làm việc chủ yếu tập trung tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Nam
Năm 2017, xuất khẩu lao động (XKLĐ) bước đầu đạt những kết quả đáng mừng. Nhưng cũng đã bắt đầu xuất hiện những khó khăn, nếu không giải quyết rốt ráo sẽ thành điểm nghẽn cản trở phong trào đi XKLĐ.
Từ đầu năm nay, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam đã liên kết với các công ty xuất khẩu lao động uy tín nhằm hỗ trợ người được đi xuất khẩu nhiều nhất có thể. Trong sàn giao dịch việc làm đầu tiên, các công ty dịch vụ xuất khẩu lao động Quảng Nam đã có mặt để xét tuyển. Các công ty cho biết chỉ tuyển chọn người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bởi vì từ lâu, Nhật Bản là thị trường uy tín và tiềm năng, cần một lượng lớn lao động sang làm việc.
Đối với Quảng Nam, các công ty ưu tiên tuyển với số lượng không giới hạn, chỉ cần người lao động đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra. Ngoài lý do hỗ trợ việc làm cho người dân Quảng Nam thì một lý do khác là các công ty tuyển dụng đánh giá rất cao tinh thần làm việc của người dân nơi đây khi sang làm việc ở Nhật Bản, đa số đều rất chăm chỉ, ham học hỏi và thích ứng với môi trường mới rất nhanh chóng. Nhưng trong những năm gần đây, số lượng người lao động Quảng Nam đăng ký xuất khẩu lao động khá ít, nguyên nhân vì nhiều người không muốn làm việc xa gia đình và chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản còn khá cao.
Theo ông Mai Minh Nguyệt – Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tiên Phước, năm 2016, kế hoạch huyện phấn đấu đưa đi XKLĐ được 50 người, nhưng đi vượt chỉ tiêu, được 75 người. Trên cơ sở đó, huyện xây dựng kế hoạch năm 2017 có 60 lao động đi XKLĐ, nhưng đã giao chỉ tiêu mỗi thôn 1 lao động, trong khi toàn huyện có 108 thôn, khối phố hoàn thành có thể đạt và vượt. Từ đầu năm 2017, huyện đã tổ chức hội nghị mời từng trưởng thôn đến dự, nắm được chắc chắn các kế hoạch, thị trường. “Chỉ 10 ngày sau, lao động đến phòng tìm hiểu thông tin XKLĐ đông, điều đó chứng tỏ các thôn trưởng đã về tuyên truyền mạnh mẽ nên lao động biết thông tin, và đến đăng ký đi XKLĐ. Những công ty có làm việc với huyện, đầy đủ giấy tờ pháp lý thì huyện cũng tuyên truyền rộng rãi đến người dân qua hệ thống đài, trạm truyền thanh cơ sở nên người dân nắm được thông tin, không lo đơn vị nào đến lừa người dân. Đến nay huyện đã có 37 người đi XKLĐ (đạt 60% kế hoạch) là kết quả ban đầu rất đáng mừng” – ông Nguyệt cho hay.
Ngay từ đầu năm 2017, với chỉ tiêu tỉnh giao 600 người đi XKLĐ, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đạt được con số này. Từ tỉnh đến các huyện, thị, thành đều quyết liệt triển khai kế hoạch năm, chính quyền cùng các hội, đoàn thể đi tuyên truyền, tư vấn tại cơ sở ngày càng nhiều hơn, nhằm đưa thông tin XKLĐ đến người dân nhanh chóng, chính xác. Nắm bắt được thông tin, và thấy được những điển hình cụ thể nên người dân tin tưởng và cho con em đăng ký học để được thi tuyển đi XKLĐ. Trong 6 tháng đầu 2017, toàn tỉnh đã có 247 lao động xuất cảnh đi làm việc ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Ả rập Xê út. Bước đầu, lao động đi làm liên lạc về với gia đình, công việc đều ổn định và có nguồn thu nhập như hợp đồng cam kết.
II. Quảng Nam cần đẩy mạnh công tác đào tạo và tuyển dụng xuất khẩu lao động
Có những khó khăn phát sinh, nếu không được giải quyết triệt để chắc chắn sẽ thành điểm nghẽn, cản trở phong trào XKLĐ của tỉnh. Một trong những khó khăn đầu tiên mà các địa phương đang đối mặt là ngoài những người muốn đi XKLĐ đã đăng ký, số lao động còn lại vì nhiều lý do nên không mặn mà. Như tại thị xã Điện Bàn, từ năm 2014 đến nay mới bắt đầu có người đi XKLĐ. Ông Trần Ngọc Hưng – Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH thị xã Điện Bàn cho biết: “Trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn thị xã mới có 7 người đăng ký đi XKLĐ, hiện chuẩn bị thi sơ tuyển. Điện Bàn ở vùng giáp ranh Đà Nẵng, Hội An, có khu – cụm công nghiệp đông, gần 600 doanh nghiệp nên với người lao động không quan tâm đến XKLĐ. Các chương trình miễn phí thì không lo tiền nong, nhưng điều kiện khắt khe hơn nên người lao động tìm hiểu xong cũng không mặn mà đăng ký. Ở khu vực nông thôn, có nhiều gia đình thấy XKLĐ mang lại thu nhập cao, nhưng với điều kiện gia đình còn khó khăn nên những người thích đi thì lại không đủ khoản tiền lo chi phí ban đầu”.
Để giải quyết nỗi lo lắng của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu cũng đã đồng ý với đề xuất của Sở LĐ –TB& XH trong chính sách hỗ trợ cho người dân xuất khẩu lao động Quảng Nam (xuat khau lao dong Nhat Ban ). Trong đó, người dân xuất khẩu lao động sang các thị trường có thu phí cao như Nhật Bản sẽ được cho vay tối đa 100 triệu đồng/người, thay vì 50 triệu đồng/người như trước đây, với lãi suất chỉ 0,5%. Tỉnh còn hỗ trợ mỗi người 3 triệu đồng học nghề, học ngoại ngữ.
Đại diện chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh nói rằng cho người dân vay tiền xuất khẩu lao động sang thị trường chất lượng cao sẽ dễ dàng thu hồi vốn, không lo nợ xấu. Sau một vài tháng làm việc có thể trả cả tiền gốc và lãi vay ngân hàng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Thanh cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều địa phương chưa thực sự vào cuộc trong công tác XKLĐ, vì thế thông tin đến NLĐ còn hạn chế. Đồng chí Lê Văn Thanh đề nghị cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, ban ngành để NLĐ nắm bắt những thông tin liên quan như thị trường, công việc, thu nhập, cách tiếp cận nguồn vốn vay… Các địa phương cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với NLĐ, doanh nghiệp cần phải đến tận thôn, gặp trực tiếp NLĐ để họ biết được thông tin. Muốn vậy địa phương và doanh nghiệp phải phối hợp hiệu quả. Xã, phường, thị trấn cần phải cung cấp được thông tin về NLĐ của địa phương mình để doanh nghiệp biết và phân định tuyển dụng phù hợp với thị trường. Sở LĐ-TB&XH cần có định hướng tuyên truyền hiệu quả, đưa thông tin về điển hình để người dân có cái nhìn toàn diện hơn, xác thực hơn…
Nguồn lao động tỉnh Quảng Nam rất dồi dào, nhưng đa số là người sống ở vùng nông thôn, miền núi, do đó, sau khi được hỗ trợ xuất khẩu lao động sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng làm việc, nâng cao trình độ hiểu biết để giúp quê hương phát triển, mang lại cho đất Quảng một diện mạo mới.
[table “16” not found /]