Giai đoạn 2011 – 2016, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 865 người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), trong đó: có 555 lao động đi thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ và 310 người đi làm việc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc) và IM Japan (Chương trình thực tập sinh Nhật Bản).
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế
hời gian gần đây, Thừa Thiên Huế đang tập trung đẩy mạnh việc đưa lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Mục tiêu là nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và kỹ năng, tác phong nghề nghiệp của người lao động góp phần giảm nghèo bền vững, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm đến nay, Thừa Thiên Huế đã đưa được hơn 300 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó, Phú Vang là huyện có số người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhiều nhất với 97 người. Các thị trường được người lao động lựa chọn để tham gia XKLĐ chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Tháng 8/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định Quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2017 – 2020. Mục tiêu là phấn đấu đưa 2.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó, có ít nhất 300 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người dân tộc thiểu số, thân nhân của người có công với cách mạng.
Đánh giá về XKLĐ tại Thừa Thiên Huế, đại diện các doanh nghiệp được mời tham gia Hội nghị đều nhận định, trong những năm qua, công tác XKLĐ của Thừa Thiên Huế chưa đạt hiệu quả cao. Thậm chí, nếu so với những địa phương mạnh về XKLĐ như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,…thì số lượng người lao động Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hàng năm còn chưa hoặc chỉ bằng một huyện của các tỉnh này.
II. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyển dụng và đào tạo người lao động đi XKLD trên địa bàn tỉnh
Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chứng tỏ đây là kênh giải quyết việc làm có hiệu quả, giúp người lao động ổn định cuộc sống góp phần giảm nghèo bền vững. Thông qua XKLĐ, người lao động tiếp cận với công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, rèn luyện tác phong công nghiệp từ đó phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ cho XKLĐ, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chi phí làm thủ tục. Về hỗ trợ vay vốn, sẽ hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người lao động là người dân tộc thiểu số, thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi XKLĐ từ ngân hàng chính sách xã hội. Những đối tượng còn lại được vay tối đa 50 triệu đồng từ nguồn uỷ thác của ngân sách các cấp chính quyền địa phương cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Đối với người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, sẽ có chính sách ưu tiên riêng.
Phân tích, dự báo thị trường lao động để định hướng cho việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ XKLĐ là việc làm cần thiết. Các quốc gia có thu nhập cao, an ninh chính trị xã hội ổn định và đang có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam vào làm việc, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hòa Liên bang Đức… là những thị trường được ưu tiên nhắm đến. Tỉnh cũng đẩy mạnh các chương trình đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nhóm ngành điều dưỡng viên, hộ lý đi làm việc ở Đức, Nhật Bản và lao động kỹ thuật có bằng cấp chuyên môn sang làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình Visa E7 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Bên cạnh đó, khai thác các thị trường tiếp nhận lao động mà lao động tỉnh có lợi thế, tập trung xuất khẩu lao động theo các ngành nghề sản xuất chế tạo, xây dựng, may mặc, chế biến thực phẩm, nông nghiệp ở thị trường Nhật Bản; các nghề chế tạo, điện, điện tử, đánh bắt gần bờ ở Hàn Quốc; công nhân nhà máy, khán hộ công bệnh viện ở Đài Loan và một số ngành nghề phục vụ ở các nước Trung Đông… Trong 4 năm, từ năm 2017 đến năm 2021 nếu đưa được 2.600 người đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài sẽ gửi về nước một lượng ngoại tệ đáng kể, khoảng 50 triệu USD.
Việc cần chú trọng hiện nay là tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, giáo dục ý thức kỷ luật lao động nhằm tạo nguồn XKLĐ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ngoài nước.
[table “16” not found /]