Mục lục
Để giúp cho các bạn đang sống và làm việc tại Nhật Bản có thể đi lại một cách dễ dàng hơn. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản và một số điều bạn cần lưu ý khi đi tàu điện Nhật Bản
- Sự thật về tàu điện ngầm ở Nhật Bản! Những điều có thể bạn chưa biết
- Nhà ở Nhật Bản – Đôi điều về thuê nhà ở Nhật Bản mà bạn nên biết
- TOP những món ăn truyền thống Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới
Nhật Bản không chỉ nổi tiếng khắp thế giới vì văn hóa ẩm thực đặc sắc mà còn khiến các nước phải ngã mũ cúi chào vì mạng lưới giao thông hiện đại và chuẩn xác đến từng phút một. Trong đó, hệ thống tàu điện ngầm là một trong những niềm tự hào của ngành giao thông xử sở này. Người Nhật có thể nhịn ăn nhiều ngày nhưng không thể một ngày không có tàu điện. Có thể nói chỉ cần hệ thống tàu điện trải dài khắp Nhật Bản này đình trệ trong một giờ thôi thì chắc rằng cả nước sẽ lâm vào tình trạng rối loạn ngay.
Khi bạn đi xuat khau lao dong nhat ban rồi thì ít nhất trong một ngày bạn sẽ phải leo lên tàu điện là 2 lần. Đối với người Việt Nam thì chúng ta đã quen đi xe máy tiện lợi rồi nên hệ thống tàu điện này nghe có vẻ xa lạ đúng không? Dù cho các bạn có bắt gặp nó trên báo đài đi chăng nữa thì nhìn thôi cũng không đủ “đô” đâu, phải trực tiếp trải nghiệm thì bạn mới cảm thấy nó “kinh khủng” đến mức nào.
Cách đi tàu điện ở Nhật
Các phương tiện giao thông ở Nhật bao gồm đường sắt, xe buýt hay taxi … Ở Nhật tùy từng địa phương thì cách mua vé hay cách lên xuống tàu hay xe buýt sẽ khác nhau. Tàu điện cũng vậy tàu điện cũng có cách mua vé và bả đồ di chuyển
Các loại đường sắt
Đường sắt thì ngoài tuyến JR do công ty cổ phần JR kinh doanh thì có thêm các tuyến do các tỉnh, thành phố, khu phố kinh doanh hay các tuyến tư do các công ty đường sắt tư nhân kinh doanh. Ngoài ra còn có tàu điện ngầm, tàu điện một ray mono-rail hay tàu điện nổi trên mặt đường.
Tàu điện xếp theo thứ tự nhanh thì từ “shinkansen”(tàu cao tốc) đến “tokkyu”(đặc cấp) rồi “kyuko” (cấp hành), “kaishoku” (khoái tốc) , “futsu” (tàu thường), ngoài tàu thường thì các loại khác sẽ không dừng ở tất cả các ga. Do đó, các bạn nên xem lại bản đồ đường tàu và ga đỗ để quen với hệ thống tàu.
Tùy khu vực và tuyến tàu mà còn có các loại tàu tên là “tsukin kaishoku” (tàu khoái tốc chạy vào giờ đi làm cao điểm), “kaishoku”, “tokkyu”, “junkyu” (chuẩn cấp), độ nhanh và ga đỗ của từng loại đó sẽ khác nhau.
Tra cứu các tuyến đường
Khi đi tàu, các bạn hãy nhìn bản đồ đường tàu được đăng trên chiếc bảng treo ở phía trên của máy bán vé tự động để xem tên ga và giá tiền. Đi về phía Tokyo thì gọi là nobori (lên), đi ra xa Tokyo thi gọi là kudari (xuống).
Giá cả của từng tuyến
Khi lên tàu thường thì có giá tàu thường ứng với khoảng cách, còn ở JR để lên các tàu cao tốc, tokkyu, kyuko thì ngoài giá tàu thư ờng còn có tiền lệ phí tokkyu hay lệ phí kyuko. Ngoài ra, ở tàu giường ngủ đối với các ghế chỉ định còn cần thêm lệ phí ghế chỉ định.
Lệ phí đối với trẻ em dưới 12 tuổi bằng một nửa lệ phí người lớn nhưng nếu đi cùng người lớn thì sẽ được miễn lệ phí với 2 trẻ dưới 6 tuổi. Từ trẻ thứ 3 trở đi sẽ phải trả một nửa giá vé người lớn.
Mua vé tàu
Vé tàu có thể mua ở máy bán vé tự động, nhưng cũng có thể tới quầy tiếp khách của ga báo nơi đến rồi mua vé. Trong khi còn chưa quen với máy bán vé tự động thì mua ở quầy tiếp khách các bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn.
Cửa soát vé tự động
Khi vào ga ở cửa soát vé tự động, khi đi qua cửa soát vé thì bỏ vé vào một đầu và nó sẽ chui ra ở đầu kia. Bạn nhớ đừng quên phải lấy lại chiếc vé chui ra. Ngoài ra khi đi ra khỏi ga hay khi ra khỏi cửa soát vé thì vé sẽ không chui ra nên các bạn cứ vậy mà đi ra. Nếu trong trường hợp không có cửa soát vé tự động thì các bạn hãy đứng tại đó và chờ nhân viên nhà ga tới đóng dấu là các bạn có thể lên tàu và tới nơi mình mong muốn rồi đó.
Một số điều lưu ý khi đi tàu điện ở Nhật
Không hút thuốc trên tàu/tàu điện ngầm
Hút thuốc ở những nơi công cộng là bất hợp pháp ở hầu hết các vùng của Nhật Bản. Bạn có thể bị phạt tiền (số tiền không quá lớn) nếu hút thuốc trong khi đi bộ trên đường hoặc khu vực có biển cấm hút thuốc. Những địa điểm như ga tàu, bệnh viện, trường học việc cấm hút thuốc được thực hiện rất nghiêm ngặt và bạn sẽ gặp rắc rối lớn nếu cố tình vi phạm luật lệ này.
Ở ga tàu, gần như tất cả các nhà ga đều có bảng hiệu “phòng hút thuốc” hoặc “bên ngoài khu vực hút thuốc” được dán rất rõ ràng. Nếu bạn không nhìn thấy ký hiệu nào nói rằng bạn được phép hút thuốc thì có nghĩa việc này bị cấm trong khu vực bạn đang đứng.
Không nói chuyện điện thoại trên tàu/tàu điện ngầm
Quy tắc này rõ ràng hơn một chút, ban quản lý tàu/tàu điện ngầm đề những bảng hiệu yêu cầu không nói chuyện điện thoại trên tàu ở khắp mọi nơi và có cả dịch vụ nhắc nhở qua loa bằng tiếng Nhật và tiếng Anh vài phút một lần.
Các bạn vượt qua các điều kiện tuyển xkld Nhật Bản hãy lưu ý. Nếu có ai đó gọi điện cho bạn và bạn đang trên tàu thì chỉ cần nói: “Xin lỗi, tôi đang trên tàu, tôi sẽ gọi lại cho bạn khi tôi xuống bến”, rồi tắt máy. Bạn không nhất thiết phải bỏ qua cuộc gọi đó. Tương tự như vậy, nếu bạn đang trò chuyện điện thoại trong khi đợi tàu đến thì hãy cố gắng kết thúc cuộc trò chuyện trước khi lên tàu.
Cài đặt điện thoại vào chế độ “Manner Mode” ( chế độ im lặng)
Điện thoại ở Nhật Bản có một nút “Manner Mode” tương đương với chế độ im lặng trong các dòng điện thoại chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Chỉ cần ấn và giữ “Manner Mode” để bật hay tắt chế độ im lặng này.
Hãy cài đặt “Manner Mode” khi bạn đi tàu để không gây ảnh hưởng đến người khác khi bạn có cuộc gọi hay tin nhắn đến. Cứ 5 phút một lần bạn sẽ nghe thấy thông báo trên loa yêu cầu hành khách để điện thoại vào “Manner Mode” bằng cả tiếng Nhật lẫn tiếng Anh.
Hãy cẩn thận với mùi cơ thể
Có một sự thật là người Nhật Bản không hề bị mùi cơ thể! Vì thế những mùi “hơi ghê” bạn ngửi thấy trên tàu hầu hết là của khách du lịch, người nước ngoài bỏ ra chi phí đi Nhật để tới sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.
Hãy thương những người xung quanh bạn nếu bạn có mùi cơ thể không được thơm cho lắm. Sử dụng các chất khử mùi ở những nơi dễ ra mồ hôi như nách, gan bàn chân sẽ giúp bạn hạn chế được mùi khó chịu đồng thời thể hiện sự tôn trọng của bạn với những hành khách khác trên cùng chuyến đi.
Nhường chỗ cho người già, người khuyết tật, người bị thương, phụ nữ mang thai hay các em nhỏ
Trên tàu ở Nhật có những khu vực ghi “chỗ ngồi ưu tiên” nhưng vì lý do nào đấy mà những người có đủ điều kiện để ngồi vào vị trí đó lại chọn chỗ ngồi thông thường và bạn chẳng còn sự lựa chọn nào khác là ngồi vào ghế ưu tiên đó. Thế nhưng nếu người lên sau bạn mà trông họ có vẻ mệt mỏi hay mang theo một đứa trẻ thì hãy vui vẻ đứng lên nhường chỗ đó cho người ta.
Trên đây là cách đi tàu điện và một số lưu ý các bạn cần nhớ khi đi tàu điện ở Nhật. Hy vọng rằng với bài viết này sẽ giúp các bạn sử dụng tàu điện dễ dàng hơn ( đặc biệt là những bạn mới sang Nhật) và ứng xử sao cho phù hợp nhất nhé.
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người lao động quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018