Nhờ xuất khẩu lao động, nhiều người dân tỉnh Hòa Bình đã có một cuộc sống ấm no, sung túc hơn, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh đã giảm đi đáng kể. Trong thời gian gần đây, tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh phong trào xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động Đài Loan và Nhật Bản được chính quyền địa phương hướng tới cho người dân vì chi phí phù hợp, mức thu nhập cũng khá cao.
I. Thực trạng tình hình xuất khẩu lao động tại Hòa Bình
Xác định xuất khẩu lao động là giải pháp có hiệu qủa để xoá đói – giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động địa bàn còn khó khăn như tỉnh ta. Trong năm, ngành LĐ -TB&XH đã đổi mới cách làm để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động . Ngoài lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín, cán bộ phòng chức năng cùng với doanh nghiệp tuyển dụng đã xuống huyện, xã để tiếp xúc, tư vấn và giải đáp những thắc mắc của người lao động. Sở làm thí điểm ở một số xã của huyện Lạc Sơn, Yên Thuỷ, doanh nghiệp tuyển dụng cho người lao động vay vốn đi xuất khẩu lao động Cùng với đó, nền kinh tế dần phục hồi, thị trường xuất khẩu lao động khôi phục ổn định, người lao động tin tưởng hơn khi tham gia các chương trình lao động ở nước ngoài.
Năm 2017, ngoài các thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, tỉnh Hòa Bình đã phát triển thêm thị trường các nước Đông Âu, Trung Đông, Nhật Bản.
Trong năm 2017, Sở LĐ -TB&XH đã giới thiệu gần 24 doanh nghiệp xuất khẩu lao động đến các địa bàn trong tỉnh để tuyển chọn lao động. Riêng tại địa bàn TPHB, huyện Kỳ Sơn, Phòng LĐ -TB&XH đã tổ chức đưa doanh nghiệp xuống tận cụm xã giao lưu, tư vấn và giải đáp những thắc mắc của người lao động. Kết quả, năm 2014 đã có 316 lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tăng 12,45% so với cùng kỳ năm 2013, vượt 5,3% so với kế hoạch năm. Trong đó, thị trường Đài Loan 56 lao động, Malaysia 145 lao động, Hàn Quốc 29 lao động, Lào 47 lao động, Nhật Bản 6 lao động, còn lại là các thị trường khác.
Tuy nhiên: bên cạnh những tín hiệu vui trong năm vừa qua, xuất khẩu lao động cả nước nói chung và của tỉnh ta nói riêng còn gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Nhận thức và trình độ của đa số người lao động còn hạn chế nên khó có thể XKLĐ ở các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đức, Cộng hoà Séc. Hiện nay, tại các địa phương trong tỉnh, tình hình lao động trái phép ở Trung Quốc, Thái Lan vẫn còn phổ biến. Theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố, toàn tỉnh có gần 2.000 lao đông đang cư trú và làm việc bất hợp pháp ở 2 nước trên. Bên cạnh đó là thực trạng người lao động quá hạn hợp đồng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Do trình độ cũng như nhận thức của phần đông người lao động Hòa Bình vẫn còn hạn chế nên không thể xuất khẩu lao động tại các thị trường như Nhật Bản.
II. Tỉnh Hòa Bình chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu lao động trong năm 2017
Xuất khẩu lao động nước ngoài là phương pháp có hiệu quả xóa đói giảm nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn thành thị, cải thiện đời sống nhân dân và đặc biệt là giải quyết được vấn đề việc làm cho các thanh niên độ tuổi lao động nhưng thất nghiệp trong toàn tỉnh.
Theo ông Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng an toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) Tỉnh Hòa Bình cho hay: ” Những năm ngày trước, do khủng hoảng kinh tế chung, các thị trường tiếp nhận lao động xuất khẩu giảm xuống nên việc lao động Việt đi xuất khẩu lao động bị trầm lắng. Trong năm 2017, khi kinh tế có những bước chuyển mới thì công tác xuất khẩu lao động tại Tỉnh Hòa Bình nhất là thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan và Nhật Bản đã bắt đầu có nhiều khởi sắc.
Ngoài việc các ban ngành đoàn thể trong tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh tuyên truyền vận động đến người dân thì tỉnh còn mời thêm các công ty xuất khẩu lao động uy tín tới làm việc thảo luận thêm.
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hơn nữa công tác XKLĐ, góp phần tích cực xoá đói – giảm nghèo cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và của tỉnh về hoạt động XKLĐ. Giúp người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, số doanh nghiệp có đủ pháp nhân và được phép tuyển dụng lao động xuất khẩu hoạt động trên địa bàn tỉnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ và phòng tránh thiệt hại cho người lao động. Tiếp tục đẩy mạnh liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp XKLĐ quan tâm tuyển chọn, cung ứng nguồn lao động có chất lượng đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính cho thu nhập cao. Đề xuất Nhà nước nâng mức cho vay đối với người có nhu cầu XKLĐ. Ngành chức năng sẽ tăng cường công tác quản lý Nhà nước về XKLĐ, lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín và có những đơn hàng phù hợp với tay nghề, năng lực của người lao động trong tỉnh.
[table “16” not found /]