Lào Cai gồm 8 huyện là: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai, Văn Bàn. Lào Cai có nhiều thắng cảnh nổi tiếng để du lịch như Sa Pa, đỉnh Phan Xi Păng. Vì có nhiều dân tộc sinh sống tại Lào Cai nên vẫn còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu gây khó khăn cho việc tuyên truyền xuất khẩu lao động. Việc làm Đài Loan sẽ cố gắng tuyên truyền, hỗ trợ, đào tạo lao động tại Lào Cai để giúp tình hình xuất khẩu lao động được đẩy mạnh hơn.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Lào Cai
Ngay từ khi có chủ trương, chính sách và kế hoạch về xuất khẩu lao động đối với các hộ nghèo thuộc các huyện nghèo, được sự chỉ đạo của tỉnh, các cấp chính quyền, 100% xã, thị trấn đã thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động và tổ chức tuyên truyền đến nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, chú trọng công tác tìm hiểu thị trường, phối hợp tuyển chọn lao động, công tác truyền thông về hoạt động xuất khẩu lao động, đã tổ chức 4 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 235 cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động của huyện và các xã, thị trấn. Các ngành, các huyện phối hợp với các đơn vị như: Trung tâm Lao động nước ngoài (Bộ LĐ-TB-XH), Công ty Cổ phần Nhân lực và thương mại VINACONEXMEC, Công ty Cổ phần Vận chuyển Sài Gòn Tourist, Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà… để lựa chọn thị trường đi xuất khẩu lao động và tuyển chọn lao động đảm bảo. Chất lượng lao động tuyển chọn được đánh giá đáp ứng yêu cầu như trình độ văn hoá, sức khoẻ, ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động…
Đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện đã giải ngân cho vay gần 6 tỷ đồng, trong đó: Người tham gia xuất khẩu lao động ở Mường Khương được vay hơn 2,5 tỷ đồng, Bắc Hà 1,5 tỷ đồng và Si Ma Cai gần 2 tỷ đồng. Đến cuối năm 2011, đã có 322 người xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, trong đó: Lybia 107 người, Malaysia 185, Nhật Bản 10, Ả rập Xê út 20.
Nhiều lao động sau một thời gian làm việc đã gửi tiền về gia đình đầu tư phát triển sản xuất, mua sắm các trang – thiết bị, đồ dùng phục vụ cuộc sống; nhiều người lao động đã gửi tiền về để gia đình trả ngân hàng trước thời hạn trên 350 triệu đồng.
Hộ gia đình ông Giàng Seo Su ở xã Sán Chải (Si Ma Cai), trước đây là một trong những hộ nghèo nhất thôn Hòa Cư Pa, nhưng nhờ có con là Giàng Seo Sủ được đi xuất khẩu lao động tại Malayxia (làm nghề bốc xếp), sau một năm đi lao động anh Sủ gửi tiền về, gia đình đã mua được trâu, lợn giống về nuôi; mua lương thực, thực phẩm và sửa chữa được ngôi nhà lợp mái ngói xi măng.
Gia đình bà Vàng Thị May, ở thôn Dào Dền Sáng, xã Nàn Sán (Si Ma Cai), có con là Giàng Seo Thống cũng đi xuất khẩu lao động tại Malayxia, đến nay đã gửi về giúp gia đình gần 100 triệu đồng để trả vốn vay ngân hàng và đầu tư sản xuất, chăn nuôi, vươn lên thoát đói nghèo. Và còn hàng chục hộ nghèo ở vùng cao Mường Khương, Bắc Hà nhờ có người thân đi xuất khẩu lao động đã có tiền để làm vốn đầu tư phát triển sản xuất, phục vụ cuộc sống gia đình.\
Cùng với các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị quyết 30a, chính sách xuất khẩu lao động đã và đang khẳng định được giá trị, sự cần thiết đối với các hộ nghèo, ở các huyện nghèo. Qua đó đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm ở ba huyện nghèo từ 5% – 6%.
II. Lào Cai cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo và tuyển dụng xuất khẩu lao động
Để hỗ trợ NLĐ huyện nghèo đi XKLĐ, giảm nghèo nhanh cũng như dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ 2015 phải xem xét chính sách hỗ trợ cả ba lĩnh vực XKLĐ, dạy nghề và giảm nghèo. Đặc biệt chính sách giảm nghèo, dạy nghề còn nhiều khó khăn, bất cập cũng như tìm hiểu kỹ, đánh giá những nguyên nhân thực hiện Quyết định 71 trong thời gian qua còn hạn chế… Công tác tuyên truyền còn tương đối yếu, kể cả tuyên truyền đến NLĐ cũng như chính quyền các cấp còn mờ nhạt, tới đây cần đẩy mạnh, nhất là đầu ra cho XKLĐ, nên NLĐ trước khi đi có ảo tưởng lớn, không quen thì bỏ về, phải tuyên truyền đầy đủ, cụ thể các chính sách, tuyên truyền mô hình tốt, cần nhân rộng..
Như đã nói ở trên tỉnh Lào Cai còn nhiều phong tục tập quán nên các lao động không hiểu kĩ về vấn đề xuất khẩu lao động. Nhiều người sang làm việc tại nước ngoài rồi thấy nhớ nhà lại bỏ về vi phạm hợp đồng làm việc đã kí kết. Lào Cai là một tỉnh nghèo nên các hộ gia đình ở đây có khó khăn về kinh tế khi đưa con em đi xuất khẩu lao động.
Mặc dù các cấp các ngành tỉnh Lào Cai đã tuyên truyền phổ biến rất nhiều nhưng các thông tin này không thể bao phủ hết, đến với đông đảo người dân được. Tại một số huyện nghèo Lào Cai, do người dân không được tiếp xúc nhiều với thông tin và không nhận được sự hỗ trợ kịp thời nên có rất nhiều thành phẩn lừa đảo, chuộc lợi từ lòng tin và sự thiếu hiểu biết của người dân.
Liên Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn thực hiện một số nội dung Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”, với nhiều ưu đãi dành cho người lao động và các tổ chức, doanh nghiệp tham gia Đề án.
Như vậy, lao động tỉnh Lào Cai sẽ được giảm 1 nửa lãi suất ngân hàng so với các lao động thông thường khác. Nếu có thắc mắc liên quan đến lãi suất vay vốn ngân hàng, thủ tục vay vốn ngân hàng hoặc thông tin các ngân hàng cho người lao động Lài Cai vay vốn.
Những tháng cuối năm, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người lao động tham gia XKLĐ, tư vấn việc làm, công khai số liệu về mức thu nhập khi người lao động tham gia XKLĐ. Huyện phối hợp chặt chẽ với Sở LĐTBXH và các công ty giới thiệu việc làm, cung ứng lao động; quản lý hiệu quả nguồn vốn tín dụng cho vay XKLĐ; tạo được lòng tin trong nhân dân và người lao động về việc thực hiện các chính sách, đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ.
[table “16” not found /]