Bạn có thể tiếp tục công việc dưới động đất ở Nhật Bản mức độ cấp 3 mà chẳng mảy may suy nghĩ hay làm chậm công việc. Bởi Động đất ở Nhật Bản: Là một điều hết sức bình thường trong cuộc sống!
- Một số lưu ý và kinh nghiệm khi muốn đổi bằng lái xe tại Nhật Bản
- 34 “Điều luật ngầm” tại Nhật mà các bạn tu nghiệp sinh nên biết
- Bí quyết sống lâu của người Nhật: “Thần dược” từ những món ăn đơn giản!
Có thể các bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đã biết. Hàng năm ở Nhật ghi nhận trung bình hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ. Tuy nhiên chỉ 1 số ít trong số đó có thể khiến cho người dân Nhật bắt đầu trở nên lo sợ, thường là cấp 5 trở lên. Những trận động đất cấp 9 như ở Đông Bắc Nhật năm 2011 thuộc vào hàng 1000 năm mới có một. (Năm 2011, Nhật Bản gặp siêu động đất gây thảm họa kép là sóng thần và rò rỉ hạt nhân. Hệ thống chống thảm họa khi đó đã có phản ứng đặc biệt chuyên nghiệp, được tổ chức rất trật tự, được phối hợp với năng lực tự ứng phó đặc biệt tốt của người Nhật. Hệ thống cứu nạn của Nhật Bản làm cả thế giới khâm phục: họ huy động 100 ngàn bảo vệ, 6500 quân nhân và 1128 nhân viên phòng chữa cháy, nội trong 3 ngày tìm cứu nạn cho 15000 người không may mắn, đưa 55000 người trong khu vực thảm họa đến 2100 cơ sở tị nạn)
Tất cả nhà ở Nhật đều được xây theo những tiêu chuẩn động đất rất khắt khe và ngày càng nhiều công nghệ chống động đất ra đời. Bên cạnh rô bốt, dây chuyền tự động hóa, nước Nhật có thể tự hào là một cường quốc về các công nghệ phòng chống thiên tai. Trong hệ thống pháp luật về cứu nạn, người Nhật có “Luật cơ bản về ứng phó thảm họa” ra đời năm 1961. Luật này bao gồm: tổ chức chống thảm họa, kế hoạch chống thảm họa, dự phòng thảm họa, đối sách ứng cứu và những vấn đề xây dựng lại sau thảm họa, trách nhiệm của các cơ quan trung ương và địa phương trong dự báo thảm họa…. Nhìn chung hệ thống luật khá toàn diện, giúp hệ thống hành chính chống thảm họa ở Nhật Bản vận hành mạnh mẽ.
Không chỉ dừng ở mức chống được thiệt hại vật chất mà các công nghệ còn chú trọng cả vào trải nghiệm của người dùng. Ví dụ khi có động đất ở Nhật thì nhà sẽ rung lắc. Bài toán đặt ra là làm sao để cho người trong nhà không cảm thấy khó chịu vì nhà rung, nhờ đó tâm lý không bị hoảng loạn và có những biện pháp phòng chống một cách hiệu quả. Một bạn tu nghiệp sinh chia sẻ: Ở VN mình đã đc trải nghiệm động đất, dù chỉ động đất nhẹ thôi nhưng cũng thấy rất chóng mặt. Trong khi sang Nhật, có lần động đất tới 5 độ mà vẫn ko hề cảm thấy chóng mặt giống như ngồi trên đu quay lắc lắc vậy.
Quay trở lại với dấu hiệu bên trên. Với động đất cấp 3, nhà bắt đầu rung lắc, đèn và các vật treo trong nhà bắt đầu đung đưa. Động đất loại này thì nhiều, chẳng có gì nguy hiểm và người Nhật cũng quá quen rồi nên họ cũng chẳng quan tâm lắm. Còn ở VN thì hãy tưởng tượng thế này. Người dân ra đứng đường bàn tán, học sinh đến lớp kể cho nhau, báo đài đưa tin và các “chuyên gia” vào cuộc phân tích mổ xẻ chán chê. Cuộc sống nhàm chán ngày thường nay bỗng có một vài điểm sáng thú vị. Cùng một thế giới, hai đất nước, hai câu chuyện!
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người lao động quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018