Mục lục
Khi sống và làm việc tại Nhật thì nhiều người mong muốn đưa bố mẹ, vợ con hoặc gia đình sang Nhật nhưng không biết thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật như thế nào, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các thủ tục để có thể bảo lãnh người thân sang Nhật đặc biệt là bảo lãnh vợ sang Nhât mới nhất năm 2019.
Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn cần xin visa. Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương thuộc Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất. Nếu xuất cảnh sang Nhật Bản theo diện bảo lãnh, bạn cần được người thân (cha, mẹ, anh, chị, em ruột, vợ/chồng/con) bảo lãnh theo visa “sum họp gia đình”, với thời hạn visa giống như thời hạn visa của người bảo lãnh. Khi làm giấy mời bạn sang, người bảo lãnh đang học tập, làm việc, định cư tại Nhật Bản phải chứng minh được khả năng tài chính đủ để chu cấp cho bạn trong thời gian lưu trú.
Như vậy thì việc bảo lãnh cho người thân sang Nhật làm việc lâu dài là hoàn toàn khả thi. Nhưng bạn có thể bảo lãnh cho người thân sang Nhật theo hình thức visa đoàn tụ gia đình (chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn về loại visa này ở phía dưới). Với hình thức này các trong một lúc các bạn không những bảo lãnh được cho một người mà còn có thể bảo lãnh cho rất nhiều người thân khác của bạn nữa đó.
Những đối tượng có thể bảo lãnh vợ, chồng, người thân sang Nhật
「教授」(giáo sư)
「芸術」(nghê thuật)
「宗教」(tôn giáo)
「報道」(truyền thông báo chí)
「投資・経営」(đầu tư- kinh doanh)
「法律・会計業務」(nghiệp vụ luật- kế toán)
「医療」( y tế)
「研究」(nghiên cứu)
「教育」(giáo dục)
「技術」(kĩ thuật)
「人文知識・国際業務」(các ngành nghề liên quan tới nghiệp vụ quốc tế- nhân văn)
「企業内転勤」(chuyển trụ sở công tác)
「技能」(kỹ năng)
「文化活動」(hoạt động văn hoá nghệ thuật)
「留学」(du học).
Điều kiện để bạn có thể bảo lãnh vợ, chồng, người thân sang Nhật
Những người trong gia đình và có quan hệ huyết thống trong 3 đời thì mới được mời sang Nhật.
Người có quốc tịch Nhật Bản cũng có thể làm thủ tục bảo lãnh vợ/chồng con là người Việt Nam sang Nhật Bản
Trong một lần có thể mời 1 hoặc nhiều người cùng lúc.
1. Khi xét cấp visa gia đình thì tiêu chuẩn quan trọng nhất trong điều kiện bảo lãnh vợ/chồng/người thân sang Nhật đó là NĂNG LỰC KINH TẾ của người bảo lãnh. Thể hiện qua việc chứng minh được người bảo lãnh có đủ khả năng kinh tế để nuôi người sẽ bảo lãnh sang.
2. Trường hợp người bảo lãnh là người có visa lao động và chậm /không đóng thuế hoặc có thu nhập hàng tháng dưới 18 vạn yên/năm,khi đó khả năng xin được visa vô cùng thấp.
3. Trường hợp người bảo lãnh là người có visa du học, đảm bảo rằng số dư trong tài khoản ngân hàng đủ để trả những chi phí tối thiểu cho cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình trong vòng ít nhất 6 tháng. Đối với các bạn du học sinh có học bổng, giấy tờ chứng minh khoản học bổng nhận được định kỳ hàng tháng sẽ chứng minh cho năng lực tài chính của người bảo lãnh.
Về visa đoàn tụ gia đình, đó là visa cấp cho vợ/chồng hoặc con của người đang lưu trú tại Nhật theo một trong các tư cách lưu trú: visa lao động và visa du học.
Đối với visa tại trú theo gia đình: Theo quy định của Bộ Tư Pháp Nhật Bản, đối tượng được bảo lãnh là vợ/chồng đã có đăng ký kết hôn, và con (bao gồm cả con ruột và con nuôi có giấy tờ hợp pháp)
Đối với các bạn du học sinh yêu cầu là phải học từ Senmon trở lên và đã kết hôn được trên 6 tháng. Còn đối với các bạn đi theo visa kỹ sư thì sau khoảng nửa năm đã có thể làm thủ tục bảo lãnh vợ ( chồng ) con sang Nhật theo visa của mình.
Người có visa đoàn tụ gia đình sẽ được hoạt động sinh hoạt thường ngày và tự do đi học tại các trường tiếng, trường senmon, trường đại học,…nhưng không được phép lao động kiếm tiền. Trong trường hợp muốn làm việc tại Nhật Bản thì phải đăng ký hoạt động ngoài tư cách lưu trú với cục xuất nhập cảnh địa phương. Với tư cách hoạt động ngoài cư trú, người mang nó được đi làm trong vòng 28 tiếng/tuần và giới hạn các loại hình công việc.
Đặc biệt, phải nhớ tuân thủ số giờ làm quy định, vì nếu làm quá giờ quy định, khi gặp đúng đợt truy quét của cảnh sát/cục xuất nhập cảnh, dù bạn có đóng thuế đầy đủ thì vẫn có thể bị chịu hình thức xử lý nặng nhất là trục xuất khỏi nước Nhật.
Những giấy tờ cần thiết phải có khi bảo lãnh vợ, chồng, người thân sang Nhật
Đối với người được bảo lãnh: Người được bảo lãnh là người đang ở Việt Nam, và cần xin visa bảo lãnh sang Nhật.
1. Passport
2. Đơn đăng kí xin visa theo mẫu của đại sứ quán
3. Ảnh 45×45(mm) theo mẫu đơn đăng kí
4. Giấy tờ chứng minh tài chính
Bao gồm chứng nhân thu nhập, sổ tiết kiệm, sở hữu nhà đất…Cái này rất quan trọng bởi nếu không đủ điều kiện thì rất khó để có thể xin visa bảo lãnh sang Nhật
5. Giấy tờ chứng minh quan hệ với người bảo lãnh
Hồ sơ bạn cần công chứng các loại giấy tờ sau:
+ Khi mời người thân: giấy khai sinh, giấy đăng kí kết hôn (nếu là vợ/chồng của người bảo lãnh)…
+ Mời người quen/bạn bè: ảnh chụp chung, email, bảng chi tiết các cuộc gọi quốc tế…
Đối với người bảo lãnh
1. Tờ khai trình bày lí do mời sang Nhật: Mục đích phải rõ ràng, cụ thể không nên ghi một cách chung chung.
2. Danh sách người được bảo lãnh nếu bạn mời từ 2 người trở lên.
3. Bảng dự định kế hoạch trong thời gian sang Nhật Bản: Ghi rõ thời điểm đến, thời điểm về cùng với tên các sân bay, các mã chuyến bay của các hãng hàng không sẽ sử dụng
4. Thư bảo lãnh
5. Giấy tờ chứng minh khả năng bảo lãnh: Bao gồm chứng nhân thu nhập/thuế, sổ tiết kiệm…
6. Phiếu công dân
7. Bản photo mặt trước và mặt sau thẻ cư trú
8. Bản photo Passport: Cần photo trang có đầy đủ thông tin cá nhân và những trang liên quan đến giấy phép cư trú
Một số lưu ý
– Hồ sơ chỉ được xét duyệt khi những loại giấy tờ còn hiệu lực (trước 3 tháng kể từ ngày cấp), do đó mọi người nên lưu ý vấn đề này trước khi nộp hồ sơ xin visa nhé..
– Thời gian thụ lý hồ sơ của đại sứ quán sẽ là 1 tuần và họ có thể sẽ yêu cầu bổ sung những giấy tờ cần thiết tuỳ theo trường hợp.
– Visa được cấp là loại visa ngắn ngày, có hiệu lực trong vòng 3 tháng, trong thời gian visa có hiệu lực người được bảo lãnh có thể sang Nhật vào bất kì thời điểm nào kể từ ngày nhận được visa.
– Người được bảo lãnh sang Nhật có thể về nước bất kỳ khi nào muốn, tuy nhiên không được quá thời hạn trên visa. Visa chỉ áp dụng cho việc nhập cảnh duy nhất một lần.
Ngoài những giấy tờ chính trên, bạn nên chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau phòng khi bị hỏi đến. Những giấy tờ phụ này không có trong phần giấy tờ được yêu cầu của các thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật, nhưng bạn cũng biết hành chính nước mình rồi đó, để tránh chuốc bực vào thân.
– Bản photo thẻ ngoại kiều và hộ chiếu của người bảo lãnh
– Ảnh
– Bản sao Giấy khai sinh có công chứng
– Hộ khẩu
– Chứng minh nhân dân của người xin visa (Trước khi vào Đại sứ quán, bảo vệ sẽ yêu cầu xuất trình chứng minh nhân dân)
– Bản photo Hộ chiếu của người xin visa(Trang có ảnh và thông tin cá nhân)
– Bản photo Giấy khai sinh gốc
– Bản photo Bản sao Giấy khai sinh có công chứng
– Bản photo Hộ khẩu
– Bản photo Chứng minh nhân dân của người xin visa
Hy vọng rằng với các thông tin về thủ tục bảo lãnh vợ, chồng người thân sang Nhật trên đây sẽ giúp ích cho các ban có ý định muốn người thân của mình sang thăm hoặc sống tại Nhật Bản có thể hoàn thành sớm nhất các thủ tục để mau chóng được gặp người thân bên Nhật Bản. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2019 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2019