Khi được hỏi quốc hoa của Nhật Bản là gì thì có tới 90% mọi người nghĩ ngay tới hoa Anh Đào. Tuy nhiên có một sự thật hết sức bất ngờ đó là hoa Anh Đào không phải là Quốc Hoa Nhật Bản. Hãy cùng ngược dòng lịch sử để có thể hiểu rõ hơn vì sao quốc hoa của Nhật không phải là hoa Anh Đào mà lại là hoa Cúc nhé.
- “Bốn chuyện lạ ở Nhật” những điều khiến cả thế giới phải nể phục
- Động đất ở Nhật Bản: Một điều hết sức bình thường trong cuộc sống!
- Một số lưu ý và kinh nghiệm khi muốn đổi bằng lái xe tại Nhật Bản
I. Lịch sử về Quốc Hoa của Nhật Bản
Hoa cúc đã có trong văn hóa Nhật Bản từ rất lâu. Thiên hoàng Go-Toba trị vì Nhật Bản dưới thời Kama-kura, thế kỉ XII đã sử dụng hoa cúc làm hoa văn trang trí các vật dụng ưa thích của ông. Bằng chứng là các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hình hoa cúc khắc trên thanh kiếm Takana của Thiên hoàng Go-Toba mà họ đã khai quật được.
Kể từ thời Kama-kura, hình ảnh hoa cúc 16 cánh được sử dụng làm con dấu của Thiên hoàng và Hoàng thất. Cho đến nay, hoa cúc vẫn được xem là biểu tượng quan trọng của Hoàng gia Nhật Bản.
Sau đó, vào thời Chiến quốc Sengoku, giữa thế kỉ XV, rất nhiều phù hiệu hoa cúc với hình dáng khác nhau được lãnh chúa các địa phương và dòng dõi quý tộc dùng làm vật biểu trưng riêng. Đến thời Edo, thế kỉ XVII, hoa cúc được trồng phổ biến trong dân chúng và trở thành loài hoa rất được người Nhật ưa chuộng.
Ở Nhật, chúng ta có thể bắt gặp hình hoa cúc trang trí ở khắp mọi nơi. Ngay cả trên tấm hộ chiếu của quốc gia này. Từ xưa, hoa cúc đã là loài hoa rất được người Nhật xem trọng, quốc huy của Nhật Bản ngày nay là hình hoa cúc 16 cánh. Đối với người Nhật hiện đại, hoa văn hình hoa cúc đã trở nên rất phổ biến và rất được ưa chuộng. Chúng là hình ảnh không thể thiếu để tô điểm cho những chiếc kimono truyền thống.
Mỗi năm, từ tháng 10 đến tháng 11, với một mức chi phi di xkld nhat ban không quá lớn là các bạn đã có thể tham gia Hội chợ Triển lãm Hoa cúc Kik-ka-ten được tổ chức ở nhiều nơi trên khắp nước Nhật. Hội chợ triển lãm là cơ hội để những người trồng hoa cúc tranh tài với nhau thông qua sự đánh giá, bình chọn của ban giám khảo. Những cuộc triển lãm hoa cúc được tổ chức thường xuyên để mọi người cùng bình phẩm, chọn ra các giống hoa đẹp nhất. Đó cũng là động lực thúc đẩy nghề trồng hoa cúc phát triển.
Giống hoa cúc gây sự chú ý nhiều nhất ở Nhật là Atsu-mono hay còn được biết đến với tên gọi Hậu vật cúc. Nó thuộc loại đại cúc, mỗi bông có khoảng 300 cánh hoa, các cánh hoa ở dạng hình cong hướng lên phía trên, chúng xếp tuần tự lên nhau tạo thành môt đóa hoa to tròn, đầy đặn thể hiện cho sự phúc hậu.
Bên cạnh Hậu vật cúc, hội chợ triển lãm Kik-ka-ten còn có rất nhiều loài cúc khác. Giống cúc Kuda-mono hay còn gọi là Quản vật cúc. Điểm nổi bật của nó là cánh hoa dài và thanh mảnh trông như những chiếc ống nhỏ. Ichi-monji giku là giống cúc chỉ có từ 14 đến 16 cánh hoa nhưng mỗi cánh có kích thước khá to và rộng. Trong khi đó, cúc Edo giku có hình dáng và màu sắc của cánh hoa thay đổi liên tục theo từng giai đoạn trưởng thành của hoa. Cúc Saga giku có cánh hoa dài, thẳng và mảnh. Hình dáng độc đáo của cánh hoa giúp saga giku trở nên rất nổi tiếng. Đinh Tử cúc, tiếng Nhật gọi là Choji-giku, có dáng vẻ rất đáng yêu. Nó là sự kết hợp giữa những cánh hoa rộng làm nền cho tràng hoa ở giữa.
Hoa cúc không chi là quốc hoa Nhật Bản còn là loài thực vật rất được ưa chuộng trong lĩnh vực tạo dáng cho bonsai và thiết kế những khu vườn thu nhỏ. Hoa của chúng khiến các khối đá và thân gỗ lâu năm trở nên sinh động, có hồn hơn. Cũng giống như các loại bonsai khác, bonsai hoa cúc được tạo hình từ những cội cúc già.
Để có thể làm việc tại Nhật Bản các bạn tu nghiệp sinh phải vượt qua những điều kiện đi xkld Nhật Bản vô cùng khắt khe, tuy nhiên nếu tới đất nước này các bạn hãy cố gắng một lần đặt chân dến tỉnh Yama-gata, tại đây các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những cánh đồng hoa cúc tím Motte no Hoka khoe sắc rực rỡ. Không giống những loài cúc khác được trồng để phục vụ nhu cầu trang trí, người dân Yama-gata canh tác cúc Motte no Hoka để cung ứng cho các nhà hàng, quán ăn. Hoa của giống cúc này có vị ngọt, hơi đắng nên được xem là nguyên liệu thích hợp để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn.
Lễ hội Búp bê hoa cúc được tổ chức hằng năm ở thành phố Nihon-matsu thuộc tỉnh Fuku-shima. Sự kiện văn hóa độc đáo này có lịch sử tồn tại liên tục trong 50 năm qua. Lễ hội tái hiện hình ảnh các nghệ sĩ nổi tiếng của Nhật Bản thông qua những con búp bê hình nhân mặc kimono kết từ hoa cúc. Để có những tác phẩm hoàn mỹ trưng bày trong lễ hội là cả một quá trình lao động miệt mài và sự sáng tạo tích lũy kinh nghiệm của các nghệ nhân làm vườn Nhật Bản. Sự cống hiến của họ đã được cả thế giới công nhận bởi lẽ khi nói đến nước Nhật, người ta thường nghĩ ngay đến hoa cúc – loài hoa được xem là quốc hoa của đất nước Nhật Bản.
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người lao động quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018