Ở Nhật Bản, có rất nhiều lễ hội “không giống bất cứ nơi đâu” trên thế giới như lễ hội bắt bùa may mắn dành cho đàn ông đóng khố đến cuộc thi dọa con nít khóc của các võ sĩ sumo. Các bạn tu nghiệp sinh đi xuat khau lao dong nhat ban khi làm việc bên Nhật đã được tham gia bao nhiêu lễ hội quái dị rồi? Hãy cùng với chúng tôi kể ra cho mọi người cùng biết nào.
- Những hành vi khiến bạn bị người Nhật ghét khi tham gia tàu điện
- Văn hóa uống rượu “bá đạo” của người Nhật mà ít người biết
- Tìm hiểu lễ hội Obon và trang phục của người Nhật trong lễ hội Obon
Lễ hội đàn ông khỏa thân
Lễ hội tổ chức vào mùa đông này đã có lịch sử hơn 1.000 năm và chỉ dành cho đàn ông. Mỗi người tham dự chỉ được mặc một chiếc khố mỏng rồi cùng chen chúc, xô đẩy nhau để giành được chiếc túi thánh có in chữ “sominsai”. Người thành công sở hữu chiếc túi này được cho là được ban phước lành trong suốt cả năm.
Khi giờ lành đến, toàn bộ đèn điện ở đền sẽ được tắt trong khi các nhà sư bắt đầu tụng kinh và ném những cây gậy qua cửa sổ. Trong quá khứ, đã có một số người bị thương, thậm chí là tử vong, khi tham gia lễ hội Hadaka. Hàng năm lễ hội được tổ chức vào giữa tháng 2 với khoảng 10.000 người tham dự.
Lễ hội dương vật thép
Lễ hội này diễn ra vào chủ nhật đầu tiên của tháng 4 tại đền Kanayama, TP Kawasaki. Tương truyền, lễ hội này bắt nguồn từ truyền thuyết về một thợ rèn chế tạo ra dương vật bằng thép để cứu một phụ nữ trẻ bị con quỷ răng nhọn chiếm giữ. Một câu chuyện khác thì cho rằng lễ hội Kanamara tôn vinh một nữ thần Thần đạo bị cháy nửa thân dưới khi hạ sinh một thần lửa và được 2 vị thần sống ở đền Kanayama cứu chữa.
Trong lễ hội thường niên này, những bức tượng khổng lồ có hình bộ phận sinh dục nam được trưng bày ở khắp nơi trong TP Kawasaki trong khi bánh kẹo, kẹo mút, rau quả và đồ trang trí có hình “của quý” cũng được bày bán rộng rãi để tôn vinh bộ phận sinh sản của phái mạnh. Chắc hẳn có rất nhiều bạn vượt qua các điều kiện tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản tới Kawasaki làm việc sẽ không ít lần phá lên cười khi nhìn thấy người dân tại đây nô nức tham gia lễ hội này. Nhưng thực sự nếu bạn có không muốn tin thì nó cũng là văn hóa dân gian của người Nhật đó.
Ngày nay, lễ hội rước “của quý” của Nhật Bản là để tôn vinh sự sinh sản và sinh con an toàn, đồng thời nêu cao nhận thức của cộng đồng về các bệnh lây qua đường tình dục.
Lễ hội dọa trẻ con đến phát khóc
Đây thực sự là một lễ hội rất khác lạ và có đôi chút quái dị. Trong lễ hội này, các võ sĩ sumo đồ sộ và to lớn sẽ tập hợp lại và đối đầu với nhau. Nhưng nhiệm vụ của họ lại không phải là hạ “knock-out” đối phương trên sàn đấu. Thay vào đó, các võ sĩ phải thi nhau dọa cho em bé khóc trong vòng 4 giây.
Người Nhật Bản tin rằng tiếng khóc to của trẻ em có khả năng xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và thanh tẩy các ngôi đền. Ngoài ra, họ còn cho rằng em bé nào khóc càng lớn thì chứng tỏ bé có hệ hô hấp và sức khỏe tốt trong tương lai.
Lễ hội Chửi rủa
Thông thường để tránh hiểu nhầm cho người dân và du khách lễ hội này được tổ chức tại khu vực của các ngôi đến lớn như: Đền Saishoji (TP Ashikaga, tỉnh Tochigi); đền Atago, núi Atago (tỉnh Ibaraki); đền Haushiwake, TP Yasawagi (tỉnh Akita). Tuy thời gian diễn ra lễ hội này tại các khu vực có phần khác nhau. Nhưng nội dung chính trong lễ hội này là thốt ra những lời chửi rủa càng thậm tệ càng tốt với người xung quanh nhằm đem lại may mắn cho mọi người. Tại đền Atago những người tham dự phải đi theo 13 người ăn mặc như yêu tinh lên núi rồi… chửi xối xả vào họ suốt dọc đường đi. Khi lên đến đỉnh núi, họ sẽ nhận được lời chúc phúc của một nhà sư Thần đạo. Trong khi đó, phiên bản lễ hội tại đền Saishoji lại được tổ chức vào đêm Giao thừa. Đoàn người tham dự cùng nhau leo núi khoảng 40 phút để đến ngôi đền và tha hồ la hét, chửi rủa trên đường. Còn tại đền Hausiwake ở TP Yasawagi, người tham gia lại quay sang chửi lẫn nhau để ăn mừng lễ hội.
Lễ hội Ma quỷ Paantu ( Lễ hội xua đuổi điềm gở)
Trong ngày hội xua đuổi điềm gở có lịch sử kéo dài cả trăm năm này, 3 người đàn ông sẽ mang mặt nạ giống thổ dân, ăn mặc như “paanto” – một linh hồn nửa thần nửa quỷ – và phủ bùn lên toàn bộ cơ thể. Sau đó, họ bắt đầu rượt theo cả người lớn lẫn trẻ em rồi trét bùn lên mọi thứ mà họ đi ngang qua, từ nhà cửa đến xe cộ. Người Nhật Bản quan niệm rằng được một paantu đụng vào trong lễ hội sẽ đem đến may mắn trong năm sắp tới.
Ngày nay, chính quyền thành phố buộc phải thông báo ngày diễn ra lễ hội sau khi nhận được hàng loạt lời phàn nàn từ các du khách bị trét bùn lên người. Các bạn bỏ ra chi phí đi Nhật sang đây làm việc nếu chẳng may trở thành nạn nhân của lễ hội này cũng đừng có bực tức nhé. Người dân xung quanh bạn không hề có ác ý . Họ đang câu mong những điều may mắn tới với bạn đó.
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018