Các bạn thân mến dù bạn đặt chân tới bất cứ đất nước nào cũng vậy. Nếu bạn nắm được rõ luật lệ của họ đối với người nước ngoài thì bạn sẽ dễ dàng xử lý trong những trường hợp để giảm thiểu rắc rối một cách tốt Nhất. Nhật Bản cũng vậy họ cũng có những luật lệ dành cho người nước ngoài đặc biệt là lao động nước ngoài và tu nghiệp sinh đi xuat khau lao dong nhat ban . Sau đây chúng tôi xin lưu ý một số điều mà các bạn nên biết về luật xuất nhập cảnh Nhật Bản trong việc Xin tư cách lưu trú, Thời gian lưu trú, Thay đổi tư cách lưu trú, Gia hạn thời gian lưu trú, Nhập cảnh lại Nhật Bản trong thời gian còn tư cách lưu trú.
1. Luật xuất nhập cảnh Nhật Bản, một số điều bạn cần nắm được
1. Tư cách lưu trú tại Nhật: Luật Quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản quy định người nước ngòai muốn nhập cảnh vào Nhật Bản phải kê khai hồ sơ xin tư cách lưu trú. Tùy theo thân phận, địa vị và mục đích nhập cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét để cấp cho tư cách lưu trú. Sau khi có được tư cách lưu trú, người nước ngòai có nguyện vọng nhập cảnh Nhật Bản sẽ tới cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản ở nước sở tại để xin visa nhập cảnh. Khi tới Nhật Bản, người nước ngoài chỉ được phép tiến hành các hoạt động theo đúng mục đích đã được quy định ở tư cách lưu trú do phía Nhật Bản cấp. Đối với thực tập sinh tư cách lưu trú là “Thực tập sinh kỹ năng”. Như vậy, thực tập sinh chỉ được phép tiến hành các hoạt động của một thực tập sinh kỹ năng. Trong trường hợp thực tập sinh bỏ khỏi nơi thực tập để đi làm việc ở các nhà hàng hoặc nhà máy khác… sẽ là vi phạm quy định về tư cách lưu trú và sẽ bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Tư cách lưu trú của thực tập sinh sẽ được ghi trên thị thực nhập cảnh và dán vào hộ chiếu của từng thực tập sinh.
2. Thời gian lưu trú tại Nhật: Nội dung thị thực nhập cảnh dán vào hộ chiếu của thực tập sinh sẽ thể hiện gồm:
• Tư cách lưu trú;
• Thời gian lưu trú;
• Ngày được phép nhập cảnh;
• Tên sân bay (địa phương) nơi cửa khẩu nhập cảnh;
Thời gian lưu trú là thời gian thực tập sinh sẽ được phép ở lại Nhật Bản để tiến hành các hoạt động thực tập kỹ năng khi vượt qua các điều kiện tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản tới đây làm việc. Thông thường Bộ Tư pháp Nhật Bản mà trực tiếp là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp tư cách lưu trú với thời hạn 6 tháng hoặc 1 năm cho thực tập sinh. Hết thời hạn lưu trú, cơ quan tiếp nhận phải làm thủ tục để xin gia hạn tư cách lưu trú với tổng thời gian lưu trú tối đa không quá 3 năm đối với thực tập sinh kỹ năng.
3. Thay đổi tư cách lưu trú tại Nhật: Theo quy định của Luật Quản lý xuất nhập cảnh, người nước ngòai có tư cách lưu trú muốn thay đổi mục đích ở lại phải làm thủ tục xin Bộ trưởng Bộ Tư pháp (đại diện là Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh điạ phương) để thay đổi tư cách lưu trú cho phù hợp với mục đích ở lại
4. Gia hạn thời gian lưu trú tại Nhật: Gia hạn thời gian lưu trú là các thủ tục khi một người nước ngòai ở Nhật Bản muốn tiếp tục các hoạt động mà tư cách lưu trú hiện tại của họ cho phép nhưng thời gian lưu trú đã chuẩn bị hết hạn.
5. Nhập cảnh lại Nhật Bản trong thời gian còn tư cách lưu trú: Theo quy định, người nước ngòai lưu trú tại Nhật Bản được tự do rời khỏi nước Nhật bất kỳ lúc nào mà không cần qua bất cứ thủ tục đặc biệt nào. Thế nhưng, khi ra khỏi Nhật Bản, tư cách lưu trú và thời gian lưu trú tại Nhật Bản của người đó sẽ mất hiệu lực. Để quay trở lại Nhật Bản, người nước ngòai đó sẽ phải làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh mới với nhiều thủ tục phức tạp và mất thời gian. Luật xuất nhập cảnh Nhật Bản cho phép người nước ngòai đang còn thời gian lưu trú tại Nhật Bản được làm thủ tục tái cảnh trước khi người đó xuất cảnh Nhật Bản. Những người đã hòan thành thủ tục tái nhập quốc sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh lại Nhật Bản và chỉ phải làm các thủ tục kiểm tra nhập cảnh đơn thuần.
Trên đây là một số lưu ý về luật xuất nhập cảnh của Nhật Bản. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn thuận tiện hơn khi tới Nhật Bản làm việc. Bởi lẽ chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không phải là nhỏ, chính vì vậy đừng để chỉ vì không hiểu luật pháp mà mất thêm những khoản tiền không đáng có.
2. Quy định về thời gia nhập cảnh làm việc tại Nhật Bản bạn cần nắm được
Vậy, lộ trình làm việc của các công ty khi kết hợp với đơn vị xí nghiệp Nhật chuẩn bị cho lao động sang làm việc như sau:
+ Sau khi đỗ đơn hàng, các công ty xuất khẩu lao động sẽ phải có trách nhiệm đào tạo cho thực tập sinh theo yêu cầu của xí nghiệp Nhật ít nhất là 3 tháng trở lên.
+ Còn đối với chủ xí nghiệp sẽ có trách nhiệm làm các thủ tục hành chính tại Nhật cho bạn như: Xin tư cách lưu trú… Trong thời gian đó xí nghiệp nào làm nhanh lắm thì cũng phải mất 3 tháng bạn nhé.
Như vậy để nhập cảnh sang Nhật Bản làm việc thì các bạn cần phải đợi ít nhất một khoảng thời gian như dưới đây:
+ Thời gian nhập cảnh được vào Nhật Bản đối với người đi XKLĐ Nhật Bản khoảng từ 4 – 6 tháng. Nghĩa là nhanh nhất cũng mất 4 tháng. Vì phí cục quản lý xuất nhập cảnh phải mất 3 tháng mới cấp tư cách lưu trú + 1 tháng xin visa ở VN = 4 tháng.
+ Thời gian nhập cảnh được vào Nhật Bản đối với các kỹ sư – kỹ thuật viên Nhật Bản khoảng 2 – 5 tháng. Nghĩa là nhanh nhất cũng mất 2 tháng. Diện kỹ sư Nhật Bản này cục xuất nhập cảnh Nhật xét duyệt rất nhanh.
Thông thường, sau khi có kết quả trúng tuyển bạn sẽ phải chờ đợi một khoảng thời gian để sang Nhật làm việc. Khoảng thời gian chờ đợi này có 2 mục đích:
+ Mục đích thứ nhất: Để cho thực tập sinh có thời gian tìm hiểu về Nhật Bản, học tiếng Nhật, học cách làm việc của người Nhật và học cả về kỹ năng công việc của ngành nghề bạn sẽ làm khi sang Nhật.
+ Mục đích thứ hai: Để cho chủ xí nghiệp xin tư cách lưu trú của bạn theo đúng quy định của luật pháp Nhật Bản.
Do vậy, nếu môi giới nào mà nói với bạn là trúng tuyển xong là bay ngay. Thì điều đó là không thể bạn nhé. Bởi, thời gian ngắn nhất để nhập cảnh làm việc tại Nhật cũng phải mất 4 tháng. Vì thời gian bạn sang làm việc sớm hay muộn đều phụ thuộc hoàn toàn vào xí nghiệp Nhật Bản. Mà, xí nghiệp Nhật lại phụ thuộc vào quá trình xin tư cách lưu trú của bạn nhanh hay chậm nhé.