Mục lục
Sống tại Nhật Bản thì những điều như : cháy, cấp cứu, những vấn đề liên quan đến lao động, những vấn đề mà các bạn không thể biết trước được là nó có thể xảy ra. Khi gặp phải những trường hợp như vậy thì những cuộc gọi khẩn cấp là cách nhanh nhất và đơn giản nhất để các bạn giải quyết vấn đề mà mình đang gặp phải.
- Cần phải làm gì khi bị mất giấy tờ tùy thân khi đang sống tại Nhật Bản?
- Thuế NenKin, và các thủ tục để nhận tiền thuế Nenkin lần 1, lần 2 mà bạn cần biết
- Tổng hợp về các khoản chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản bạn nên biết
Sau đây là một số địa chỉ và sdt cụ thể cho những trường hợp khẩn cấp khi các bạn sống tại Nhật. Vì vậy nếu các bạn chưa biết thì hãy ghi lại để nếu chẳng may mà cần đến thì còn biết để mà sử dụng trong những trường hợp cần liên lạc khẩn cấp tại Nhật nhé.
1) Cấp cứu (miễn phí) tại Nhật
– Gọi 119 (Hyaku-juukyu-ban)
– Nói 救急車をお願いします Kyukyusha-wo-onegaishimasu
– Thông báo địa chỉ
2) Báo Cảnh sát (miễn phí) ở Nhật
– Gọi 110 (Hyaku-tou-ban)
– Thông báo tên (tên ngắn dễ gọi) và địa chỉ
3) Gọi Cứu hỏa (miễn phí) ở Nhật
– Trước tiên hét to ra xung quanh 火事だ Kaji-da
– Gọi 119 (Hyaku-juukyu-ban)
– Nói 火事です Kaji-desu
– Thông báo địa chỉ
Nếu ở nơi khác nơi ở, có thể xem địa chỉ trên điện thoại di động, địa chỉ ở cột điện, hoặc ở máy bán hàng tự động.
4) Các vấn đề của tu nghiệp sinh, nghiệp đoàn, công ty đang làm việc tại Nhật
Nếu bị vướng vào những vấn đề liên quan tới tu nghiệp sinh , nghiệp đoán và công ty đang làm việc thì các bạn hãy liên hệ với Cơ Quan Hợp Tác Tu Nghiệp Quốc Tế (JITCO) (miễn phí, giữ bí mật) để được tư vấn thắc mắc của tu nghiệp sinh bằng tiếng mẹ đẻ
Điện thoại : 0120-022332
Fax: 03-6430-1114
Thứ ba・thứ năm hàng tuần 11 giờ ~19 giờ(Nghỉ trưa 13 giờ – 14 giờ)
Thứ bảy hàng tuần 13 giờ ~ 19 giờ
5) Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Số điện thoại phục vụ công tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản gồm:
– Đường dây nóng 080-3590-9136 trực 24/24 giờ.
– Số điện thoại 090-6187-6644 phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến tu nghiệp sinh,thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản, trực từ 9:00 đến 18:00.
– Số điện thoại 080-4006-0234 phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản, trực từ 9:00 đến 18:00.
Lưu ý: Các số điện thoại trên phục vụ công tác bảo hộ công dân, không trả lời về các thủ tục lãnh sự cũng như các câu hỏi khác không liên quan đến công tác bảo hộ công dân.
6) Xử lý sự cố khi ở nước ngoài (thông tin của Bộ Ngoại Giao Việt Nam)
Số điện thoại trực công tác bảo hộ công dân (trực 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm):
(+84) 0918.370.497
(+84 4) 3823.1825
Những giúp đỡ mà Cơ Quan Đại Diện có thể giúp bạn
• Cấp hộ chiếu để tiếp tục hành trình hoặc cấp Giấy thông hành để về nước;
• Tiến hành thăm lãnh sự nếu công dân có yêu cầu trong trường hợp bị bắt, bị giam giữ hoặc bị tù;
• Thăm công dân ốm đau đột xuất phải cấp cứu tại bệnh viện; giúp thông báo cho gia đình, thân nhân biết;
• Giúp cung cấp danh sách, địa chỉ bệnh viện, luật sư;
• Giúp liên hệ với gia đình, người thân, bạn bè trong nước nếu bị bắt giữ; giúp thuê luật sư (với điều kiện bản thân hoặc gia đình chịu chi phí);
• Giúp can thiệp khi công dân VN bị giam giữ trong điều kiện phi nhân đạo (Bị tra tấn, đánh đập, ốm đau không được khám, chữa bệnh);
• Giúp tìm kiếm thông tin nếu công dân bị mất tích;
• Giúp thông báo cho gia đình, người thân bạn bè trong trường hợp công dân bị chết;
• Giúp hồi hương công dân bị ốm đau, bị tai nạn hoặc đưa thi hài người chết về nước với chi phí của gia đình, người thân, bạn bè người đó.
Những việc mà Cơ Quan Đại Diện không thể làm
• Cấp đổi giấy phép lái xe;
• Trả tiền khách sạn, tiền phạt hoặc viện phí;
• Trả tiền cho công dân mất tiền bạc tiếp tục hành trình;
• Ứng tiền đặt cọc hoặc lệ phí thuê luật sư;
• Cử viên chức lãnh sự ra sân bay cấp hộ chiếu;
• Tiến hành điều tra tội phạm;
• Can thiệp vào tiến trình tư pháp hoặc yêu cầu nhà chức trách sở tại thả công dân bị bắt;
• Hành động thay thế luật sư;
• Hành động thay thế các đại lý du lịch , bảo hiểm y tế hoặc ngân hàng;
• Trả chi phí cho các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tiến hành bởi cơ quan dịch vụ nước sở tại;
• Trả chi phí cho việc hồi hương thi hài, di hài người chết.
Điều kiện để bạn được cơ quan đại diện giúp đỡ
• Là công dân Việt Nam, mang hộ chiếu Việt Nam;
• Đối với người có hai quốc tịch khi dùng hộ chiếu Việt Nam đi đến một nước thứ ba mà ở nước đó bạn không phải là công dân, Cơ Quan Đại Diện Việt Nam tại Nhật cũng có thể tiến hành bảo hộ lãnh sự cho bạn nhưng chủ yếu ở khía cạnh nhân đạo (ví dụ : khi tính mạng, sức khỏe của bạn bị đe dọa hoặc khi bạn bị giam giữ, đối xử vô nhân đạo);
• Công dân đang hưởng quy chế tị nạn ở nước ngoài không thuộc đối tượng được bảo hộ, giúp đỡ vì chính bản thân họ đã từ chối nhận sự bảo hộ, giúp đỡ của nhà nước mà người đó mang quốc tịch
Trên đây là những địa chỉ và số điện thoại liên hệ trong những trường hợp khẩn cấp khi bạn đang sống và làm việc tại Nhật Bản. Các bạn hãy nhớ hoặc ghi lại để không may gặp phải thì còn biết cách để xử lý nhanh chóng nhé!
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người lao động quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018