Theo thông tin từ Sở Lao động – thương binh và xã hội, người lao động Đồng Nai đi lao động xuất khẩu theo các kênh chính thức từ trước đến nay là không đáng kể và hầu như vắng bóng tại các thị trường việc làm ở Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc… Thậm chí, đã có nhiều lao động ở các thị trường lao động nói trên sau khi hết hợp đồng, hoặc bị cho về nước trước hạn đã đến Đồng Nai tìm việc.
I. Tình hình xuất khẩu lao động tại tỉnh Đồng Nai
Trong khi rất nhiều lao động ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung luôn hào hứng với việc đi xuất khẩu lao động, thậm chí sẵn sàng vay mượn vài trăm triệu đồng để có cơ hội đi Hàn Quốc, Nhật Bản làm việc, thì tại Đồng Nai rất ít người đoái hoài tới hình thức này.
Phó giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội Lâm Duy Tín cho biết Đồng Nai là địa phương luôn đảm bảo đủ công việc cho người lao động. Tuy nhiên, những ai có nhu cầu đổi đời nhanh bằng hình thức xuất khẩu lao động thì phải cẩn thận, cần tìm đúng đơn vị có chức năng đưa người đi lao động nước ngoài do Bộ Lao động – thương binh và xã hội cấp phép. Ngoài ra, người lao động còn cần tìm hiểu rõ ràng các điều kiện về phí xuất cảnh, thu nhập trong thời gian làm việc trước khi quyết định nộp phí và tiền cọc.
Tại Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, mỗi phiên giao dịch đều có từ 1-2 đơn vị tham gia tuyển dụng lao động đi làm việc tại nước ngoài. Thị trường việc làm được giới thiệu nhiều nhất là Nhật Bản. Theo giới thiệu của các đơn vị, ngành nghề tuyển dụng lao động đi Nhật Bản rất phong phú, phù hợp với lao động trẻ, thích được đi đây đi đó. Nếu chưa biết nghề người lao động sẽ được học nghề, chưa biết tiếng Nhật sẽ được dạy tiếng Nhật. Người đi làm việc tại Nhật Bản được hứa hẹn có mức thu nhập từ 20 – 25 triệu đồng/tháng. Sau 3 năm làm việc, người lao động có thể tích lũy được 500 – 600 triệu đồng, một con số chỉ thấy trong mơ với nhiều người.
Tại phiên giao dịch việc làm lần thứ 81 do Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh tổ chức mới đây, nhân viên tư vấn của Trung tâm cung ứng và xuất khẩu lao động Thành An (chi nhánh TP.Hồ Chí Minh), cho biết để được sang Nhật Bản làm việc, người lao động phải đóng 6.000 USD (khoảng hơn 120 triệu đồng Việt Nam), trong đó 4.000 USD là chi phí xuất cảnh, 2.000 USD còn lại là tiền đặt cọc.
Gánh nặng chi phí xuất khẩu lao động khiến phần lớn người có nhu cầu chỉ còn biết lắc đầu ngồi nhìn cơ hội đổi đời đi qua. Sau khi tìm hiểu các thông tin và điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản của Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn (Texgamex), chị Nguyễn Hoài Phương (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) cho biết: “Nghe nói lương cao thì mê lắm, nhưng chi phí làm thủ tục chính thức đã tới 130 triệu đồng rồi, lao động nghèo như chúng tôi thì lấy đâu ra số tiền đó. Hơn nữa còn phải mất cả hơn nửa năm để đi học nghề, học ngoại ngữ, chi phí ăn ở, đi lại cũng không hề nhỏ”.
Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Nai Huỳnh Ngọc Long cho rằng để kích thích người dân có nhu cầu đi lao động xuất khẩu nhiều hơn thì Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ vốn mạnh mẽ hơn, bởi chi phí xuất khẩu lao động như hiện nay với nhiều người không hề là nhỏ, trong khi đó nếu vay ưu đãi không cần thế chấp cũng chỉ được 30 triệu đồng, muốn vay thêm cần có tài sản thế chấp, thủ tục không hề dễ dàng.
II. Tâm lý người dân tại Đồng Nai vẫn còn không hề quan tâm tới XKLD
Người lao động ở Đồng Nai ít quan tâm tới hình thức đi xuất khẩu lao động là do thị trường việc làm tại chỗ luôn dồi dào, ổn định. Thu nhập lao động trong nước có thể chưa cao bằng lao động ở nước ngoài, nhưng đổi lại không phải sống xa gia đình.
Anh Vũ Đức Đông (xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc) mới tốt nghiệp ngành cơ khí chế tạo tại Trường cao đẳng nghề Đồng Nai, đến Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Nai để tìm hiểu cơ hội đi xuất khẩu lao động Nhật Bản (xuat khau lao dong nhat ban). Anh Đông cho biết: “Tôi còn trẻ lại có nghề nên muốn sang Nhật Bản làm việc vài năm để có vốn liếng lo cho tương lai sau này. Tuy nhiên, tôi khá lo lắng bởi không biết quá trình đi lao động có dễ dàng và thuận lợi như doanh nghiệp quảng cáo hay không, hay lại bị doanh nghiệp “ma” lừa đảo thì mất cả tiền lẫn thời gian chờ đợi”.
Đã có không ít trường hợp người lao động đăng ký đi lao động xuất khẩu nhưng lại không có cơ hội đi. Khi được hỏi, có phải tất cả người đã học xong nghề, có chứng chỉ ngoại ngữ đều nắm chắc cơ hội được sang nước ngoài làm việc, một nhân viên tuyển dụng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư giao thông vận tải cho biết: “Chúng tôi chỉ tuyển dụng, đào tạo để đối tác nước ngoài sang tuyển chọn. Người lao động có được đi hay không còn phụ thuộc vào nhà tuyển dụng nước ngoài có chọn hay không. Khi đó, chúng tôi sẽ làm thủ tục tiếp theo cho người lao động được “bay”.
Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Nai Huỳnh Ngọc Long cho rằng để kích thích người dân có nhu cầu đi lao động xuất khẩu nhiều hơn thì Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ vốn mạnh mẽ hơn, bởi chi phí xuất khẩu lao động như hiện nay với nhiều người không hề là nhỏ, trong khi đó nếu vay ưu đãi không cần thế chấp cũng chỉ được 30 triệu đồng, muốn vay thêm cần có tài sản thế chấp, thủ tục không hề dễ dàng.
+ Để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, lao động cần tìm hiểu kỹ các công ty, doanh nghiệp XKLĐ trước khi quyết định tham gia, lựa chọn doanh nghiệp được cấp phép của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
+ Chỉ tham gia theo các hình thức chính thống, có trụ sở công ty rõ ràng, không đi XKLĐ chui qua con đường: du lịch, du học,…
+ Tìm hiểu kỹ các khoản chi phí, tiền đặt cọc, các quy trình, thủ tục,…và cụ thể công việc, thu nhập, các chế độ phúc lợi,…của lao động khi làm việc tại nước ngoài…
[table “16” not found /]