Thủ đô Tokyo Nhật Bản
Thủ đô Tokyo Nhật Bản từng được biết đến là Edo, có nghĩa là cửa sông. Thành phố được đổi tên thành Tokyo (Tōkyō: tō (Đông) + kyō (Kinh)) khi nó trở thành kinh đô của vương triều.
Tầm quan trọng của Tokyo được nâng lên chủ yếu là do công của hai nhà lãnh đạo lỗi lạc: Tokugawa Ieyasu và Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji). Vào năm 1603, sau khi thống nhất các sứ quân đánh lẫn nhau ở Nhật Bản, Shogun Tokugawa Ieyasu thiết lập Edo (bây giờ là Tokyo) như là căn cứ của ông. Kết quả là, thành phố phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới với dân số trên 1 triệu người vào thế kỉ 18. Nó trở thành kinh đô trên thực tế của đất nước Nhật Bản mặc dù Thiên hoàng sống ở Kyoto, kinh đô Nhật Bản thời bấy giờ.
- Tỉnh Kyoto Nhật Bản – cố đô xưa của xứ sở mặt trời mọc
- Tỉnh Toyama Nhật Bản – thiên đường của ngành cơ khí chế tạo
- Tỉnh Ishikawa Nhật Bản – những điều tu nghiệp sinh Nhật Bản quan tâm nhất
Vị trí địa lý
Phần lục địa của Tokyo nằm ở phía tây bắc của vịnh Tokyo và ước tính có chiều dài 90 km từ đông tới tây và 25 km từ bắc tới nam. Tỉnh Chiba tiếp giáp phía đông, Yamanashi phía tây, Kanagawa phía nam và Saitama phía bắc. Phần nằm trong lục địa của Tokyo được phân chia thành những khu đặc biệt (chiếm phần phía đông) và vùng Tama chạy dọc về hướng tây.
Danh giới hành chính của vùng đại Tokyo còn bao gồm hai chuỗi hòn đảo thuộc Thái Bình Dương chạy thẳng về phía nam: Quần đảo Izu và quần đảo Ogasawara, kéo dài hơn 1000 km so với vùng đất liền Nhật Bản.Khu đặc biệt (tokubetsu-ku) của Tokyo bao gồm một vùng từng hình thành nên thành phố Tokyo. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1943, thành phố Tokyo được sáp nhập vào tỉnh Tokyo (東京府, Tōkyō-fu) và thành lập nên “tỉnh thủ đô”. Sau vụ sáp nhập, không giống các khu thành phố khác ở Nhật Bản, những khu này không thuộc bất cứ một thành phố bao bọc lớn hơn nào. Mỗi khu là một đô thị tự trị với thị trưởng được bầu ra bởi chính khu đó và có hội đồng giống các thành phố khác ở Nhật. Điểm khác biệt của các khu này khác biệt so với các thành phố khác là mối quan hệ hành chính đặc biệt với chính quyền tỉnh. Vài chức năng đô thị nhất định, chẳng hạn như cung cấp nước, hệ thống cống rãnh, cứu hỏa được điều hành bởi chính quyền thủ đô Tokyo
Tokyo có vô số hòn đảo ngoài khơi, kéo dài xa tới 1850 km so với trung tâm Tokyo. Vì khoảng cách xa của những hòn đảo này so với trụ sở chính quyền thành phố ở Shibuya nên những văn phòng chính quyền địa phương quản lí những hòn đảo này.
Quần đảo Izu là một nhóm các đảo núi lửa hình thành nên Công viên Quốc gia Fuji-Hakone-Izu. Những hòn đảo nằm gần Tokyo nhất theo thứ tự gồm: Izu Ōshima, Toshima, Niijima, Shikinejima, Kozushima, Miyakejima, Mikurajima, Hachijojima, và Aogashima. Izu Ōshima và Hachijojima là những thị trấn, những hòn đảo còn lại là thôn, trong đó Niijima và Shikinejima là một thôn.
Quần đảo Ogasawara bao gồm, từ bắc tới nam, Chichi-jima, Nishinoshima, Haha-jima, Kita Iwo Jima, Iwo Jima, và Minami Iwo Jima. Ogasawara cũng quản lý hai đảo nhỏ ngoài khơi: Minami Torishima và Okino Torishima. Hai chuỗi đảo và những hòn đảo ngoài khơi này không có người sinh sống lâu dài mà chỉ là nơi đồn trú của các sĩ quan thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Chỉ có hai đảo Chichi-jima và Haha-jima là có người địa phương sinh sống. Hai đảo này hình thành nên thôn Ogasawara.
Dân số
Tính đến tháng 10 năm 2007, ước tính có khoảng 12.79 triệu người sống tại Tokyo với 8.653 triệu người sống tại 23 khu đặc biệt. Vào ban ngày, dân số tăng thêm 2.5 triệu người, gồm những người đi làm và học sinh lưu chuyển từ các vùng lân cận vào trung tâm. Tác động này có thể thấy rõ nhất ở 3 khu trung tâm thành phố tokyo của nhật bản là Chiyoda, Chūō và Minato, những khu có dân số là 326,000 vào ban đêm và 2.4 triệu người vào ban ngày theo điều tra dân số năm 2005. Toàn bộ tỉnh Tokyo có 12,790,000 cư dân vào tháng 10 năm 2007 (8,653,000 trong 23 khu), với số tăng 3 triệu người vào ban ngày. Dân số Tokyo đang tiếp tục tăng do người dân đang có xu hướng quay trở lại sống tại các khu trung tâm khi giá đất ngày càng giảm nhẹ.
Tính đến năm 2005, những người có quốc tịch nước ngoài sống tại thành phố tokyo nhật bản theo điều tra gồm: người Trung Quốc (123,661), người Hàn Quốc (106,697), người Bắc Triều Tiên (62,000), người Phillipin (31,077), người Mỹ (18,848), người Anh (7,696), người Brazil (5,300) và người Pháp (3,000).
Khí Hậu
Tokyo nhat ban nằm ở vành đai khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè ẩm ướt và mùa đông dịu mát với những đợt rét. Lượng mưa bình quân là 1,380mm. Lượng tuyết ít nhưng vẫn thường xuyên diễn ra . Tokyo là một ví dụ điển hình cho loại khí hậu nhiệt đô thị đảo, dân số đông góp một phần quan trọng đến khí hậu thành phố. Tokyo được xem là “một ví dụ thuyết phục cho mối quan hệ giữa sự tăng trưởng đô thị và khí hậu”. Tokyo cũng thường có bão hàng năm, nhưng phần lớn là bão yếu.
Giao thông
Tokyo, với vai trò là trung tâm của vùng đại đô thị Tokyo, là trung tâm giao thông nội địa và quốc tế lớn nhất Nhật Bản với hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đường không phát triển hiện đại. Giao thông công cộng trong Tokyo bao gồm chủ yếu là hệ thống xe lửa và tàu điện ngầm bao quát được quản lý bởi nhiều nhà điều hành. Xe buýt, xe lửa một ray và xe điện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển tại thành phố.
Đường sắt là loại hình giao thông chủ yếu ở Tokyo, Tokyo có hệ thống đường sắt đô thị lớn nhất thế giới. Công ty đường sắt Đông Nhật Bản điều hành hệ thống đường sắt lớn nhất của Tokyo, bao gồm đường ray Yamanote chạy quanh khu trung tâm thương mại của Tokyo. Hai tổ chức khác điều hành hệ thống tàu điện ngầm gồm: công ty tư nhân Tokyo Metro và Cục giao thông đô thị Tokyo thuộc chính phủ. Những hãng vận tải tư nhân và nhà nước điều hành các tuyến xe buýt, bao gồm các dịch vụ địa phương, vùng và trong nước.
Kinh Tế
Không chỉ là trung tâm hành chính của Nhật Bản mà Tokyo còn là trung tâm kinh tế của thế giới.
Là một trong 3 trung tâm kinh tế toàn cầu cùng với New York và Luân Đôn, theo điều tra của PricewaterhouseCoopers, khu đại đô thị Tokyo (35.2 triệu người) có tổng GDP theo sức mua tương đương là 1.191 tỷ USD năm 2005, biến nó trở thành vùng đô thị có GDP lớn nhất toàn cầu. Tính đến năm 2008, có 47 công ty trong danh sách Global 500 có trụ sở đặt tại Tokyo, gấp đôi so với Paris.
Tokyo là trung tâm tài chính quốc tế, là nơi đặt trụ sở chính của một vài ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, đóng vai trò đầu mối của nước Nhật về giao thông, công nghiệp xuất bản và phát thanh truyền hình. Trong phát triển mang tính tập trung của nền kinh tế Nhật Bản theo sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều công ty lớn di chuyển tổng hành dinh của họ từ các thành phố như Osaka (thủ đô thương mại lịch sử của Nhật) đến Tokyo, trong cố gắng lợi dụng sự thâm nhập dễ dàng hơn vào hệ thống nhà nước. Xu hướng này đã bắt đầu chậm dần đi do sự bùng nổ dân số ở Tokyo và mức sống đắt đỏ ở đó.
Thị trường chứng khoán Tokyo lớn thứ nhì trên thế giới tính theo trị giá thị trường của các cổ phiếu được niêm yết, với hơn 4.000 tỷ USD. Chỉ có Thị trường chứng khoán New York là lớn hơn. Tuy nhiên, tầm vóc của nó đã giảm đi đáng kể từ sau vụ bong bóng của thị trường địa ốc đạt cực đỉnh đầu những năm 1990, khi nó chiếm trên 60 phần trăm của toàn bộ trị giá chứng khoán trên thế giới.
Tính đến năm 2003, theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Tokyo có 8,460 ha đất nông nghiệp, là tỉnh có tỉ lệ đất nông nghiệp thấp nhất cả nước. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở tây Tokyo. Những mặt hàng dễ thối hỏng như rau, hoa quả và hoa có thể dễ dàng chuyển tới những khu chợ ở phía đông tỉnh. Rau bina Nhật Bản và rau bina là những loại rau quan trọng nhất, đến năm 2000, Tokyo cung cấp 32.5% lượng rau bina Nhật Bản được bán tại các chợ trung tâm. Nếu đi xuat khau lao dong nhat ban ngành nông nghiệp thì Tokyo luôn luôn là địa điểm hướng tới của các bạn tu nghiệp sinh
Với 36% diện tịch bị bao phủ bởi rừng, Tokyo là nơi phát triển dày đặc của cây liễu sam và cây bách Nhật, đặc biệt là những vùng nhiều núi như Akiruno, Ōme, Okutama, Hachiōji, Hinode, and Hinohara. Với việc giảm giá gỗ nguyên liệu, tăng giá thành sản xuất cộng thêm việc phát triển rừng đã làm sụt giảm sản lượng gỗ ở Tokyo.
Vịnh Tokyo là nguồn cung thủy sản chính. Hiện tại, phần lớn thủy sản của Tokyo đến từ những hòn đảo ngoài khơi như Izu Ōshima và Hachijōjima. Cá ngừ, noji và aji là những mặt hàng thủy sản chính.
Các thông tin hay khác được nhiều bạn đọc quan tâm:
[table “25” not found /]Thông tin được nhiều người quan tâm về Tokyo
tokyo nhat ban các địa điểm ưa thích
tokyo nhật bản
bản đồ tokyo nhật bản
thanh pho tokyo nhat ban
ban do tokyo
nhật bản tokyo
thủ đô tokyo nhật bản
bản đồ thành phố tokyo
nhat ban tokyo