Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nếu các bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong quá trình học tiếng Nhật với giáo viên người Nhật thì chắc sẽ không ít lần được nhận quà từ họ. Món quà có thể là bánh, kẹo nhật, bút và có thể là thiệp chúc mừng khi kết thúc khóa học. Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ.
- Từ A-Z các thủ tục bảo lãnh vợ, chồng người thân sang Nhật mới nhất 2018
- Nghệ thuật gấp giấy Origami và một số cách xếp giấy Origami cơ bản
- Số 7 may mắn – con số cực may mắn trong văn hóa của người Nhật
Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau và để xác định các mối quan hệ xã hội. Bạn sẽ cảm thấy thất thố nếu đến thăm một đối tác Nhật và được tặng quà mà bạn không mang theo gì để tặng lại. Hoặc đối tác có thể rất buồn nếu bạn tặng họ một món quà mà theo văn hóa của họ là kiêng kị. Hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước không thành văn có liên quan ở Nhật Bản có thể giúp các doanh nhân nước ngoài xây dựng thành công mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với các bạn hàng Nhật.
Người Nhật tặng quà vào nhiều dịp trong năm, ở Nhật có khoảng 70 dịp tặng quà khác nhau mà phổ biến là các dịp lễ tết như Tết Dương lịch, Lễ Tạ ơn, Ngày của Cha, Mẹ (mới du nhập từ các nước phương Tây), Valentine, Giáng sinh, ngoài ra còn các dịp như đám cưới, có tin vui về việc sinh con, lễ nhập học, tốt nghiệp, thành niên, mừng nhà mới, thăm hỏi người ốm, tặng quà lưu niệm khi đi du lịch về…
Trong văn hóa tặng quà tại Nhật Bản, khi tặng quà, ngoài nội dung, ý nghĩa của món quà, người Nhật đặc biệt chú ý đến việc món quà đó được gói và trang trí như thế nào, điều đó rất quan trọng với người Nhật. Trong văn hóa của người Nhật, việc chuẩn bị, trang trí một món quà quan trọng hơn giá trị sử dụng của nó. Bởi qua cách gói, trang trí món quà đó thể hiện sự khéo léo, để ý quan tâm hay coi trọng món quà mà người đó mang tặng hay không, nó thể hiện tình cảm, cử chỉ, tính cách của người tặng và đem lại cho họ một món quà thật sự ý nghĩa. Chính vì thế mà món quà của người Nhật được trang trí rất công phu và có những giá trị biểu trưng rất cao, quà tặng được gói bằng giấy Nhật cột thắt bằng sợi dây hai màu đã được tẩy tịnh gọi là Mizuhiki, và đính kèm theo đó là Noshi. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà. Những dịp chúc mừng họ sẽ thắt dây giấy màu đỏ trắng theo hình chiếc kéo để tương trưng cho may mắn đang đến, nhưng dịp buồn thì thường thắt dây giấy màu trắng đen để tượng trưng cho sự buồn đau và sự đen đủi sẽ không đến nữa.
Một số lưu ý khi tặng quà cho người Nhật
– Các món quà không cần phải đắt tiền, đôi khi chỉ là hộp bánh (tuy nhiên, món quà đắt tiền không bị coi là hối lộ), nhưng cần phải được gói đẹp, cẩn thận bằng giấy gói tặng phẩm. Người châu Âu đa phần không đóng gói quà tặng, còn người Nhật lại coi việc đóng gói và nghi thức trao quà là nghệ thuật văn hoá giao tiếp tinh tế và nhiều ý nghĩa. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà. Những dịp chúc mừng họ sẽ thắt dây giấy màu đỏ trắng theo hình chiếc kéo để tương trưng cho may mắn đang đến, nhưng dịp buồn thì thường thắt dây giấy màu trắng đen để tượng trưng cho sự buồn đau và sự đen đủi sẽ không đến nữa.
– Nên đựng quà trong túi kín, không để cho đối tác nhìn thấy ngay từ lúc đầu gặp gỡ.
– Tặng quà vào cuối buổi gặp gỡ, không tặng trước khi làm việc vì làm như vậy có thể đối tác sẽ hiểu bạn dùng quà để tác động tới công việc. Tuy nhiên, để tranh thủ thiện cảm của đối tác, sau khi kết thúc công việc, bạn nên nhanh tay tặng quà trước cho họ thì hay hơn là để họ tặng quà mình trước rồi mình mới tặng lại.
– Nếu bạn muốn tặng quà riêng cho ai đó thì không nên tặng trong lúc có mặt người khác. Nếu bạn muốn tặng quà cho một nhóm người thì bạn phải đảm bảo có đủ quà cho tất cả những nguời có mặt. Nếu không đủ thì, một là không tặng nữa, hai là chỉ tặng cho một người có chức vụ cao nhất. Nguời Nhật rất phân biệt thứ bậc. Món quà có giá trị cao hơn phải được tặng cho người có chức vụ cao hơn.
– Khi tặng quà bạn nên nói “có chút quà mọn tặng ông/bà làm kỷ niệm”, để ngụ ý quan hệ mới là quan trọng, còn quà chỉ là vật kỷ niệm. Khi tặng hay nhận quà bạn nên đưa và nhận bằng cả hai tay và hơi cúi người xuống để tỏ lòng kính trọng và cám ơn.
– Cũng giống phong tục Việt Nam, khi được tặng quà người Nhật thường lịch sự nói đôi ba câu từ chối trước khi chấp nhận. Người Nhật cũng không mở quà ngay trước mặt người tặng.
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018