Biểu tượng được in trên lá cờ Đài Loan là một biểu tượng mặt trời màu trắng trên nền màu xanh gọi là Thanh Thiên Bạch Nhật, được sử dụng làm thiết kế cho cờ Đảng và huy hiệu của Trung Quốc Quốc Dân Đảng (QDĐ). Nó không chỉ xuất hiện trên lá cờ Đài Loan mà còn xuất hiện trên quốc huy của nước này.
Có thể các bạn mới đi xuất khẩu lao động Đài Loan chưa biết: Người thiết kế biểu tượng Thanh Thiên Bạch Nhật cho Trung Quốc Quốc Dân Đảng là Lu Haodong, người được Tôn Trung Sơn gọi là ‘người đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc hy sinh cuộc đời của mình cho Cách mạng dân chủ’. Lu trình bày thiết kế của mình đến quân đội cách mạng lần đầu tiên tại Hong Kong năm 1895.
Trong cuộc khởi nghĩa Vũ Xương năm 1911 làm tiền đề cho sự ra đời của Trung Hoa Dân Quốc, lá cờ Thanh Thiên Bạch Nhật lần đầu tiên được sử dụng bởi các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu. Trong khi đó tại Thượng Hải và miền Bắc Trung Quốc, lá cờ Ngũ Sắc lại được sử dụng. Là cờ này gồm 5 sọc ngang với 5 màu khác nhau để đại diện cho 5 sắc tộc khác nhau của Trung Quốc: người Hán (màu đỏ), người Mãn Châu (màu vàng), người Mông Cổ (màu xanh), người Hồi (màu tráng) và người Tây Tạng (màu đen).
Khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc được thành lập ngày 1/1/1912, cờ Ngũ Sắc ban đầu được chọn làm quốc kỳ, nhưng Tôn Trung Sơn cho rằng thiết kế của lá cờ này không phù hợp, vì 5 sọc ngang thể hiện cho sự phân biệt các tầng lớp xã hội và sắc tộc như thời kỳ phong kiến. Vì thế khi Tôn Trung Sơn thành lập một chính phủ chống đối Đại Tổng thống Viên Thế Khải năm 1917, ông đã chọn biểu tượng Thanh Thiên Bạch Nhật làm hình ảnh chính cho quốc kỳ và quốc huy như ngày nay.
Ý nghĩa lá cờ Đài Loan – Thanh Thiên Bạch Nhật
Trên quốc huy và lá cờ nước Đài Loan, những tia nắng mặt trời cách xa vòng tròng bên ngoài, tượng trưng cho sự bao la của bầu trời Trung Hoa, trong khi trên huy hiệu của Quốc Dân Đảng thì những tia nắng này dài hơn và chạm hản ra bên ngoài, tượng trưng cho tinh thần cách mạng mạnh mẽ như Mặt trời.
Trong đó, 12 tia sáng của Mặt Trời trắng đại diện cho 12 tháng và 12 canh giờ, mỗi canh giờ tương ứng với 2 giờ hiện đại và tượng trưng cho tinh thần phát triển. Tôn Trung Sơn sau đó còn thiết kế thêm nền màu đỏ lên quốc kỳ của Trung Hoa Dân Quốc, thể hiện máu của các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong cuộc lật đổ nhà Thanh, khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.
Trong khi đó, vì đã từng được sử dụng là quốc kỳ của toàn Trung Quốc, nên lá cờ còn là biểu tượng của sự tiếp nối những chủ nghĩa dân tộc, và phong trào thống nhất Trung Quốc, không chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản và là một sự kết nối cả trong quá khứ và hiện tại đối với Đại lục. Ngoài ra, lá cờ còn là 1 sự công nhận và ngưỡng mộ đối với những tư tương chính trị sáng suốt của lãnh tụ Tôn Trung Sơn, cụ thể là Chủ nghĩa Tam Dân của ông để định hướng sự phát triển của Trung Quốc.
[table “11” not found /]