Mục lục
Nếu nói Shushi là món ăn đặc trưng của Nhật Bản thì có lẽ Bóng Chày Nhật Bản là môn thể thao mà bất cứ người Nhật nào cũng có thể chơi được. Vậy bóng chày Nhật Bản có điều gì mà thu hút người Nhật tới vậy? Các bạn hãy cùng công ty xuat khau lao dong nhat ban khám phá nhé.
- Sống tại Nhật: nếu không muốn bị kỳ thị đừng dại làm những điều này
- Cách đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản và một số điều bạn cần lưu ý!
- Sự thật về tàu điện ngầm ở Nhật Bản! Những điều có thể bạn chưa biết
Tại Nhật Bản cũng vậy, bóng đá cũng là môn thể thao nhận được rất nhiều sự quan tâm, hâm mộ và đang được phát triển rất nhanh chóng. Tuy nhiên, bóng đá chưa phải là môn thể thao phổ biến nhất tại Nhật Bản, mà môn thể thao phổ biển nhất, có lượng khán giả theo dõi lớn nhất tại đây chính là bóng chày.
I. Vài nét về lịch sử môn bóng chày của Nhật Bản
Giải bóng chày chuyên nghiệp của Nhật bắt đầu từ năm 1937. Tuy nhiên, môn bóng chày đã được biết đến ở Nhật hơn nửa thế kỷ trước đấy. Vào khoảng những năm 1870, môn bóng chày được một số giáo viên và giáo sư Mỹ đưa vào Nhật Bản như là một công cụ để phô trương sức mạnh cơ thể và trí tuệ của các cầu thủ. Ở giải đấu đầu tiên, giải chuyên nghiệp mới chỉ có một giải và 8 đội tham gia thi đấu theo 2 mùa : mùa xuân và mùa thu. Vào năm 1950, giải mở rộng với 14 đội tham gia và từ đây được chia thành 2 giải riêng biệt với một số đội từ giải cũ chuyến sang giải mới. Sau nhiều năm, một số đội đã đổi tên so với ban đầu.
Bảy trong số 11 sân đấu được xây từ năm 1988 đến 1999. (Hai đội Giants và Fighters chung nhau sân Tokyo Dome). 6 trong số này là sân đất cỏ: các đường chạy, điểm ném bằng phủ bằng đất cát; phần còn lại là cỏ. Một sân có kích thước 309-320 feet dọc theo các đường biên, 340-350 feet tới straightaway phải hoặc trái, 360-365 feet tới the gaps, và 400 tới dead center. Các sân đều có hàng rào cao 13 feet ngăn cách cầu thủ và khán giả.
Cho đến năm 2000, các đội thường chơi từ 130 đến 135 trận một mùa. Tuy nhiên, từ mùa bóng năm 2001 đến nay, các đội thi đấu 140 trận trong một mùa giải. Các trận đấu sẽ phân định thắng thua sau 9 vòng đấu (回) Ở mỗi vòng đấu 2 đội sẽ thay phiên nhau đánh và phòng thủ: một đội đánh và một đội phòng thủ. Sau khi đội đánh có 3 cầu thủ bị ra ngoài, 2 đội sẽ đổi vị chí cho nhau để tiếp tục. Lượt đi của mỗi vòng được gọi là Omote (表), còn lượt về được gọi là Ura (裏 hoặc ウラ). Sau 9 vòng đấu nếu không phân biệt được thắng bại trận đấu sẽ kéo dài cho đến khi nào có đội thắng. Tuy nhiên, nếu sau 15 vòng đấu mà vẫn chưa phân định thắng bại thì trận đấu sẽ được tính là Hòa (Hikiwake: 引き分け). Các đội ở 2 giải Central League và Pacific League không thi đấu với nhau ngoại trừ tại các trận đấu của các ngôi sao (all-star games) và trận tranh chức vô địch Nhật Bản (Japan Series).
Ở mỗi mùa thi đấu 2 giải Central League và Pacific League sẽ chọn ra 28 cầu thủ xuất sắc nhất tạo thành 2 đội thi đấu với nhau. Trong số 28 cầu thủ của giải Central League, cổ động viên bầu 11 cầu thủ, 17 cầu thủ còn lại do các huấn luyện viên chọn. Ỏ giải Pacific League các cổ động được bầu 12 cầu thủ (thêm một cầu thủ DH), số còn các huấn luyện viên bình chọn. Các đội bóng ngôi sao này tranh tài ở 2 hoặc 3 trận đấu vào đầu tháng 7 tại các sân khác nhau để phân thắng bại. Các cầu thủ của mội đội sẽ được chơi ở một số vòng đấu của một số trận đấu.Sau mỗi mùa thi đấu, khoảng 200 chuyên gia sẽ bỏ phiếu bình chọn ra 9 cầu thủ xuất sắc nhất ở 9 vị trí trên sân của mỗi giải để trao danh hiệu “Best Nine Awards”.
Giải chuyên nghiệp NPB hiện có 12 đội thi đấu ở 2 giải Central League và Pacific League. Danh sách các đội như sau:
Central League | Pacific League |
Yomiuri Giants | Daiei Hawks |
Hiroshima Carp | Seibu Lions |
Yokohoma BayStars | Chiba Lotte Marines |
Yakult Swallows | Nippon Ham Fighters |
Hanshin Tigers | Kintetsu Buffaloes |
Chuncihi Dragons | Orix Blue Wave |
Ngoài các giải như Chiếc Găng vàng (Gold Glove), Cầu thủ xuất sắc nhất (MVP: Most Valuable Player) hay Tân binh xuất sắc của năm (Rookie of the Year) giống như giải nhà nghề của Mỹ, giải chuyên nghiệp của Nhật còn trao thêm giải Sawamura Award cho cầu thủ ném bóng từ đầu trận xuất sắc nhất (the best starting pitcher). Cầu thủ này phải là người tham gia ném ở nhiều vòng đấu nhất và có số trận thắng nhiều nhất. Tuy nhiên, giải thưởng này sẽ không được trao nếu không chọn được cầu thủ xuất sắc nhất. Khoảng 40% giải thưởng MVP được trao cho các cầu thủ ném bóng. Giải thưởng MVP thường được chọn ra từ các cầu thủ của 2 đội vô địch và thường được chọn từ đội vô địch giải Central League.
II. Môn thể thao không thể thiếu tại Nhật Bản
Tại Nhật, có rất nhiều công viên và hầu hết các công viên này đều có sân luyện tập bóng chày. Đối tượng luyện tập không chỉ có các chàng trai mà ngay cả người già và các cô gái cũng thường xuyên luyện tập bóng chày kể cả các bạn bỏ ra chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cũng được người Nhật hoan nghênh nếu muốn tham gia chơi môn thể thao này. Các bạn sẽ rất khó để có thể tìm thấy một sân bóng đá mini như tại Việt Nam.
Các trận đấu thường diễn ra ở một số thành phố lớn như Tokyo hay Osaka do một số thành phố nhỏ không có các đội bóng riêng của mình. Như vậy, nhiều người đặc biệt là dân tại các vùng nông thôn có thể sẽ không có các đội bóng chủ nhà và không thể theo dõi các cầu thủ thi đấu trực tiếp. Để tránh sự bất lợi này tất cả các đội sẽ chơi 10-15 trận được thi đấu trên sân nhà “ngoài đường” (on the road) để dân chúng có thể theo dõi tận mắt các trận đấu. Các trận đấu trên các sân nhỏ tại các công viên hẻo lánh này không có bảng điểm điện tử và thậm trí không có cả đèn cao áp để thi đấu ban đêm.
Có thể nói tại Nhật thì “nhà nhà bóng chày, người người bóng chày”, nói như vậy để chúng ta thấy được sự cuồng nhiệt của người dân Nhật dành cho môn thể thao này đến mức độ như thế nào. Bóng chày được đưa vào giảng dạy như một môn học chính thức bắt buộc tại Nhật từ cấp tiểu học, vì vậy chúng ta có thể hiểu lý do tại sao người Nhật lại đam mê bóng chày đến như thế. Cùng theo dõi một video hài hước về môn bóng chày tại Nhật Bản diễn ra ngay trên đường phố dưới đây nhé.
III. Một số thuật ngữ trong bóng chày ở Nhật Bản
Senshu (選手) | player | cầu thủ |
Toshu (投手) | pitcher | người ném bóng |
Dasha (打者) | batter | người đánh bóng |
Ichirui (一塁) | first base | lũy thứ nhất |
Nirui (二塁) | second base | lũy thứ hai |
Sanrui (三塁) | third base | lũy thứ ba |
Daseki (打席) | at bat | một lượt đánh |
Sefu | save | cầu thủ đội tấn công chạy được về lũy an toàn |
Outo | out | cầu thủ đội tấn công không kịp chạy được về lũy |
Anda (安打) | a base hit | một cú đánh thành công, người đánh chạy được về lũy |
Naiya Anda (内野安打) | infield hit | một cú đánh thành công, bóng rơi trong sân |
Niruida (二塁打) | a double | sau khi đánh người đánh chạy được về lũy thứ hai |
Sanruida (三塁打) | a triple | sau khi đánh người đánh chạy được về lũy thứ ba |
Honruida (本塁打) | home run | bóng rơi ngoài sân, người đánh chạy được một vòng |
Raito-mae (ライト前) | basehit to right | bóng đánh sang bên phải sân |
Senta-mae (センター前) | basehit to center | bóng đánh vào giữa sân |
Refuto-mae (レフト前) | basehit to left | bóng đánh sang bên trái sân |
Streto | fastball, straight ball | bóng bay thẳng |
Kaabu | curve | bóng bay hình vòng cung |
Fohku | forkball | bóng không xoáy, rơi nhanh trước mặt ngưừoi đánh |
Henkakyuu (変化球) | breaking ball | bóng bay đổi chiều |
Suraida | slider | bóng bay chệch như trựot theo chiều ngang |
Hikume (低め) | a pitch that is down | bóng bay thấp |
Kikenkyuu | a pitch that is up | bóng bay cao, nguy hiểm |
Dead booru (死球) | a pitch that hits a batter | bóng chết, bay trúng người đánh |
Ở Nhật Bản, người ta thường nói đùa với nhau rằng nếu không biết chơi bóng chày thì sẽ khó tìm được bạn gái, nếu bạn là một tay chơi bóng chày giỏi thì sẽ có rất nhiều cô gái điên đảo vì bạn … Có lẽ chỉ cần qua những lời nói đùa như thế thôi chúng ta cũng có thể thấy bóng chày được người Nhật Bản hâm mộ như thế nào rồi!
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018