Từ năm 2012, các camera an ninh tại Đài Loan đã bắt được hơn 56.000 vụ vi phạm về xử lý rác. Chính phủ cũng khuyến khích người dân tố cáo khi tặng 50% phí phạt cho người tố giác. Theo thông tin của một đài truyền hình địa phương, một tiểu thương chợ đêm đã thu được 21.460 USD tiền thưởng vì đã giúp đỡ bắt phạt 4.900 trường hợp vi phạm trong vòng 10 tháng, dù người này nhiều lần bị mắng chửi và đe dọa.
- Quen nhau 3 ngày đã về sống cùng nhau và mối tình thần tốc của cặp đôi Việt trên đất Đài Loan
- Nổ đom đóm mắt với nhan sắc của Wang Ming Ming – Cô nàng PG có mức lương cao nhất Đài Loan
- NÓNG: Thêm 25 người Việt bị bắt khi tìm cách ‘nhập cư trái phép’ vào Đài Loan
Nguyên tắc không rác thải của đất nước Đài Loan
Nỗ lực làm sạch môi trường và tái chế rác thải tại Đài Loan đã được bắt đầu từ cuối thập niên 90 khi nhiều chính trị gia và nhà hoạt động xã hội biểu tình phản đối tính trạng ô nhiễm công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Trước năm 1984, phần lớn người dân Đài Loan vẫn đổ rác gần nơi sinh sống, sau đó chính phủ mới có các chương trình liên quan đến chôn lấp rác thải rắn. Đến thập niên 1990, Đài Loan bắt đầu chuyển sang công nghệ đốt rác nhằm tiết kiệm diện tích đất, đồng thời ban hành Luật tái chế chất thải vào năm 1998. Hiện Đài Loan đã có 26 lò đốt rác, qua đó cung cấp năng lượng cho các nhà máy nhiệt điện.
Bước sang thập niên 2000, Cục bảo vệ môi trường Đài Loan tăng cường khuyến khích người dân không sử dụng những đồ dùng 1 lần. Các siêu thị cũng yêu cầu khách hàng trả thêm tiền nếu mua túi nilong. Các sản phẩm đóng gói cũng được kêu gọi giảm kích cỡ để tiết kiệm tài nguyên.
Từ năm 2003, Đài Loan đã đẩy mạnh nguyên tắc “không rác thải” cũng như thực hiện chính sách giảm thiểu chất thải xuống mức tối thiểu, phục hồi tài nguyên, thúc đẩy tái chế, tiêu dùng xanh…
Bên cạnh đó, do thủy ngân khó phân hủy trong các bãi rác thải và làm ô nhiễm nặng môi trường nên vào năm 2007, Đài Loan hạn chế sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm có chứa thủy ngân, đồng thời siết chặt các mặt hàng có liên quan đến hóa chất này như pin mangan kẽm. Năm 2011, việc nhập khẩu và buôn bán nhiệt kế thủy ngân bị cấm toàn diện.
Ngày nay, luật pháp Đài Loan quy định người dân phải phân rác thải thành 3 loại là rác thường (có thể bị phân hủy), rác có thể tái chế và rác thải nhà bếp. Thậm chí, thành phố Đài Bắc còn phân loại thêm rác thô (dùng cho phân bón) và rác thực phẩm đã qua chế biến (dùng làm thức ăn cho lợn). Hiện Đài Loan có tới 14 loại rác tái chế được hướng dẫn cụ thể cho người dân trước khi phân loại đổ rác.
Đặc biệt, việc chính phủ có những động thái tích cực nhằm cải thiện môi trường nhưng gặp một số khó khăn đã nhận được sự đồng tình cũng như giúp đỡ từ người dân. Các tổ chức xã hội như Tzu Chi Foundation dã tự động tổ chức hơn 4.500 trạm rác tái chế trên toàn Đài Loan và kêu gọi các cựu binh và người già tham gia lao động tình nguyện.
Bà Kao Ah-yeh, một phụ nữ 82 tuổi đang làm việc ở một trung tâm tái chế rác ở quận Neihu cho biết mình đã tham gia tình nguyện được 8 năm.
“Tôi làm việc này là để cứu trái đất. Tôi có 5 người con và công việc này sẽ đem lại lợi ích cho chúng”, bà Kao nói.
Trưởng dự án môi trường của tổ chức Tzu Chi, ông Jong-Yan Leou cho biết nhóm đã thu thập và xử lý được khoảng 100.000 tấn rác thải tái chế trong năm 2015, chiếm 3% tổng số rác tái chế tại Đài Loan. Nguồn tiền thu được từ công việc này được dùng để giúp đỡ những người vô gia cư và đầu tư lại cho các trạm rác tái chế của nhóm.
Hiện nay, nhiều khu vực dân cư tại Đài Loan đã lắp camera nhằm đảm bảo các hộ dân thực hiện đúng quy trình phân loại rác thải. Những người vi phạm lần đầu sẽ được nhắc nhở bằng thông báo, nếu tái diễn thì họ sẽ bị phạt.
Xem thêm các tin tức hay nhất về Đài Loan:
Đất nước Đài Loan xinh đẹp nổi tiếng về điều gì ?
Giới thiệu khí hậu Đài Loan – ở Đài Loan có tuyết không ?
Các mùa ở Đài Loan – đi Đài Loan mùa nào đẹp nhất?
Tiền Đài Loan gọi là gì – Tiền đài loan đổi ra tiền Việt là bao nhiêu?
Visa Đài Loan, hướng dẫn làm thủ tục xin visa đi Đài Loan
Top những thắng cảnh đẹp tại Đài Loan mà không phải khách du lịch nào cũng biết
Từ A-Z tất cả những điều về Đài Bắc bạn nên biết
Thành phố Cao Hùng Đài Loan và những vẻ đẹp tiềm ẩn
Thành phố Đài Trung Đài Loan và những điều có thể bạn chưa biết